Chúa Nhật, 4 tháng Năm 2008
Những phương tiện: tại ngã tư đường giữa sự tự thăng tiếng và sự Phục Vụ, sự tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ với những người khác.
Anh Chị Em thân mến,
1. Chủ đề Ngày Truyền Thông Thế Giới năm nay –“Những Phương tiện: Tại ngã tư đường giữa sự Tự-Thăng Tiến và Phục vụ. Tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ sự thật với những kẻ khàc”- chiếu ánh sáng trên vai trò quan trọng của các phương iện trong đời sống cá nhân và xã hội. Thật sự, không có lãnh vực nào thuộc kinh nghiệm nhân bản, cách riêng với hiện tượng sâu rộng toàn cầu hoá, trong đó các phương tiện không trở thành một phần nguyên vẹn của những tương quan liên vị và của sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Như tôi đã nói trong Sứ Điệp gởi cho Ngày thế Giới Hoà Bình năm nay (1 -1- 2008): ”Những phương tiện truyền thông xã hội, cách riêng, vì tiềm năng giáo dục của chúng, có một trách nhiệm đặc biệt cổ võ sự tôn trọng gia đình. làm sáng tỏ những trông đợi và quyền lợi gia đình, và trình bày tất cả vẻ đẹp gia đình” (so 5)
2. Do sự tiến hóa kỹ thuật thành công nhanh chống của chúng, các phương tiện đã sở đắc một tiềm năng kỳ lạ, đang khi làm nẩy lên những câu hỏi và những vấn đe mới và không thể tưởng tượng cho đến nay. Không chối cải sự đóng góp chúng có thể thực hiện cho sự lan truyền tin tức, cho việc biết các sự kiện và cho sự phổ biến thông tin: các phương tiện đã đóng một vai trò quyết định, ví dụ, trong việc phổ biến sự biết chữ và trong sự hoà nhập với xã hội, cũng như sự phát triển nền dân chủ và đối thoại giũa các dân tộc. Không có sự đóng góp của chúng khó mà nuôi dưỡng và tăng cường sự hiểu biết giữa các nước, hít thở sự sống vào trong những cuộc đối thoại hoà bình chung quanh địa cầu, bảo đảm lợi ích đầu tiên của sự tới được tin tức, đang khi đồng thời bảo đảm sự lưu thông tự do các ý niệm, cách riêng cổ võ những lý tưởng liên đới và công bình xã hội.
Trên thực tế, các phương tiện, nói chung, không những là những chiếc xe phổ biến các ý tưởng: chúng có thể và phải nên những dụng cụ để phục vụ một thế giới công bình và liên đới lớn hơn. Thế nhưng, thật vô phúc vì chúng có nguy cơ biến thành những hệ thống nhắm bắt phục nhân loại chấp nhận những chương trình nghị sự do những lợi ích trổi vượt thời đại áp đặt. Điều này xảy ra khi sự truyền thông được sử dụng cho những mục đích ý thức hệ hay là cho việc quảng cáo áp đảo những sản phẩm của người tiêu thụ. Tuy khẳng định trình bày sự thật, nó có thể có xu hướng hợp pháp hóa hay là áp đặt những kiểu méo mó sự sống cá nhân, gia đình hay xã hội. Hơn nữa, để thu hút thính giả và gia tăng kích thước khán giả, nó không ngại thỉnh thoảng chạy tới sự thô bỉ và bạo lực, và vượt quá mức. Các phương tiện cũng có thể trình bày và ủng hộ những kiểu phát triển giúp gia tăng hơn là giảm thiểu sự phân chia kỹ thuật giữa những xứ giàu và nghèo.
3. Nhân loại ngày nay ở tại ngã tư đường. Ta có thể áp dụng cách thích hợp cho các phương tiện điều tôi đã viết trong thông Điệp Spe Salvi liên quan tính hàm hồ của sự tiến bộ, cung cấp những khả năng mới cho sự thiện, nhưng đồng thời mở ra những khả năng khủng khiếp về sự dữ mà trước không hiện hữu (x. So 22). Do đó, chúng ta phải hỏi có phải là khôn ngoan nếu cho phép những dụng cụ truyền thông xã hội bị khai thác cho “sự tự thăng tiến bừa bãi” hay là kết thúc trong tay những kẻ sử dụng chúng hầu thao tác các lương tâm. Không phải sao đó là một ưu tiên, việc bảo đảm chúng phải phục vụ con người và công ích, và chúng phải nuôi dưỡng sự đào tạo luân lý cho sự tăng trưởng nội tại con người” (ibid.)?
Anh hưởng bất thường của chúng trên những sự sống cá nhân và xã hội đã được thừa nhận rộng rải, nhưng ngày nay cần phải nhấn mạnh sự thay đổi cấp tiến, ta cũng có thể nói sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, mà chúng đang chịu đựng. Thời nay, ngành thông tin xem ra ngày càng đòi hỏi không những phải trình bày sự thật, nhưng quyết định sự thật, vì quyền lực và sức mạnh của sự gợi ý nó có. Ví dụ, rõ ràng trong một số tình huống các phương tiện được sử dụng không phải vì mục đích phổ biến thông tin, nhưng để “tạo dựng” những biến cố. Sư thay đổi nguy hiểm này trong phận vụ đã được nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội lưu tâm ghi nhận. Chính vì chúng ta xử lý những thực tại có một ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả những chiều kích đời sống con người (luân lý, trí thức, tôn giáo, tương quan, cảm tình, văn hóa) trong đó lợi ích của con người lâm nguy, chúng ta phải nhấn mạnh không phải cái gì có thể về mặt kỹ thuật thì cũng có thể về mặt đạo đức. Do đó, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trên sự sống thời nay làm xuất hiện những vấn đề không thể tránh, đòi hỏi những lựa chọn và những giải pháp không thể hoãn hơn nữa.
4. Vai trò mà các phương tiện truyền thông xã hội đã sở đắt trong xã hội, bây giờ phải được xem như một phần nguyên vẹn của vấn đề “nhân loại học” đang nổi bật như thách đố chìa khóa của ngàn năm thứ ba. Đúng như chúng ta thấy xảy ra trong những lãnh địa như sự sống con người, hôn nhân và gia đình, và trong những vấn đề lớn đương thời như hoà bình, công lý và bảo vệ tạo vật, như vậy cũng trong phạm vi truyền thông xã hội có những chiều kích thiết yếu của con người và sự thật liên quan con người đóng vai trò.
Khi sự truyền thông mất sự củng cố đạo đức của nó và trốn tránh sự khiểm soát của xã hội, cuối cùng nó không còn coi trọng tính trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Như một hậu quả, nó liều gây một ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm và những sự chọn của dân chúng, và qui định dứt khoát sự tự do và chính sự sống của họ. Vì lẽ này điều thiết yếu là các sự trưyền thông xã hội phải siêng năng bảo vể con người và tôn trọng đầy đủ nhân phẩm. Bây giờ nhiều người tưởng cần, trong phạm vị này, đến “info-ethics” (thông tin đạo đức), đúng như chúng ta có sinh học đạo đức (bioethics) trong lãnh vực y tế và trong việc nghiên cứu khoa học liên kết với sự sống.
5. Các phương tiện phải tránh trở nên những kẻ phát ngôn thuyết vật chất kinh tế và thuyết tương đối đạo đức, là những tai hoạ thật thời đại chúng ta. Ngược lại, chúng có thể và phải góp phần dạy chân lý về nhân loại, và bênh vực nhân loại khỏi những kẻ có xu hướng từ chối hay phá hoại nhân loại. Người ta cũng có thể nói sự tìm kiếm và trình bày sự thật về nhân loại là ơn gọi cao nhất của sự truyền thông xã hội. Việc sử dụng vì mục đích này nhiều kỹ thuật thanh lịch và và hấp dẫn mà các phương tiện có sẵn là một nhiệm vụ hứng thú, được giao phó trước hết cho những người quản lý và những kẻ điều hành trong khu vực. Nhưng đó là một nhiệm vụ liên hệ chúng ta tất cả tới một mức nào đó, bởi vì tất cả chúng ta là những kẻ tiêu thụ và điều hành những truyền thông xã hội trong thời đại toàn cầu hóa này. Những tân phương tiện –những viễn thông và internet cách riêng - đang thay đổi chính gương mặt của sự truyền thông; có lẽ đây là một thuận lợi có giá trị để tái hình thành nó, để cho dễ thấy hơn, như đấng tiền nhiệm tôi Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã nói, những yếu tố thiết yêu và cần thiết của sự thật về con người (x. Tông Thư the Rapid Development, 10).
6. Con người khao khát sư thật, họ kiếm sự thật; sự kiện này được minh họa bởi sự chú ý và sự thành công hoàn thành bởi rất nhiều xuất bản, chương trình hay là sự bịa đặt phẩm chất trong đó chân lý, vẻ đẹp và sự cao cả con người, gòm chiều kích tôn giáo của con người, được nhận biết và trình bày cách tán thành. Chúa Giêsu đã nói: “Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).
Sự thật giải phóng chúng ta là Chúa Kitô, bởi vì chỉ một mình Người có thể đáp ứng đầy đủ lòng khao khát sự thật và tình yêu hiện diện trong con tim con người. Những ai đã gặp Người và đã đón tiếp cách nhiệt tình sứ điệp của Người kinh nghiệm sự ao ước không nén được để chia sẻ và truyền thông sự thật này. Như Thánh Gioan viết, “Điều vẫn có ngay từ khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến liên quan lời hằng sống…chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi. Mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” ( 1 Ga 1: 1-3)
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh thần cho xuất hiện những người truyền thông can đảm và những chứng nhân đích thực cho sự thật, trung thành với mệnh lệnh Chúa Kitô và nhiệt tình với sứ điệp đức tin, những người truyền thông đó sẽ “giải thích những nhu cầu văn hóa hiện đại, dấn thân đến gần thời đại những hiệp thông không như một thời gian làm cho xa lạ và hỗn loạn, nhưng như một thời gian có giá trị cho sự tìm kiếm sự thật và phát triển sự hiệp thông giữa những cá nhân và dân tộc” ( Gioan Phaolo II, Address to the Conference for those working in Communications and Culture, 9 November 2002).
Với những cầu chúc này, tôi chân tình ban Phép Lành của tôi cho tất cả.
Từ Vatican, 23 tháng Giêng 2008, Lễ Thánh Phanxicô đờ Xan (Francis de Sales)
Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Những phương tiện: tại ngã tư đường giữa sự tự thăng tiếng và sự Phục Vụ, sự tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ với những người khác.
Anh Chị Em thân mến,
1. Chủ đề Ngày Truyền Thông Thế Giới năm nay –“Những Phương tiện: Tại ngã tư đường giữa sự Tự-Thăng Tiến và Phục vụ. Tìm kiếm sự thật hầu chia sẻ sự thật với những kẻ khàc”- chiếu ánh sáng trên vai trò quan trọng của các phương iện trong đời sống cá nhân và xã hội. Thật sự, không có lãnh vực nào thuộc kinh nghiệm nhân bản, cách riêng với hiện tượng sâu rộng toàn cầu hoá, trong đó các phương tiện không trở thành một phần nguyên vẹn của những tương quan liên vị và của sự phát triển xã hội, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Như tôi đã nói trong Sứ Điệp gởi cho Ngày thế Giới Hoà Bình năm nay (1 -1- 2008): ”Những phương tiện truyền thông xã hội, cách riêng, vì tiềm năng giáo dục của chúng, có một trách nhiệm đặc biệt cổ võ sự tôn trọng gia đình. làm sáng tỏ những trông đợi và quyền lợi gia đình, và trình bày tất cả vẻ đẹp gia đình” (so 5)
2. Do sự tiến hóa kỹ thuật thành công nhanh chống của chúng, các phương tiện đã sở đắc một tiềm năng kỳ lạ, đang khi làm nẩy lên những câu hỏi và những vấn đe mới và không thể tưởng tượng cho đến nay. Không chối cải sự đóng góp chúng có thể thực hiện cho sự lan truyền tin tức, cho việc biết các sự kiện và cho sự phổ biến thông tin: các phương tiện đã đóng một vai trò quyết định, ví dụ, trong việc phổ biến sự biết chữ và trong sự hoà nhập với xã hội, cũng như sự phát triển nền dân chủ và đối thoại giũa các dân tộc. Không có sự đóng góp của chúng khó mà nuôi dưỡng và tăng cường sự hiểu biết giữa các nước, hít thở sự sống vào trong những cuộc đối thoại hoà bình chung quanh địa cầu, bảo đảm lợi ích đầu tiên của sự tới được tin tức, đang khi đồng thời bảo đảm sự lưu thông tự do các ý niệm, cách riêng cổ võ những lý tưởng liên đới và công bình xã hội.
Trên thực tế, các phương tiện, nói chung, không những là những chiếc xe phổ biến các ý tưởng: chúng có thể và phải nên những dụng cụ để phục vụ một thế giới công bình và liên đới lớn hơn. Thế nhưng, thật vô phúc vì chúng có nguy cơ biến thành những hệ thống nhắm bắt phục nhân loại chấp nhận những chương trình nghị sự do những lợi ích trổi vượt thời đại áp đặt. Điều này xảy ra khi sự truyền thông được sử dụng cho những mục đích ý thức hệ hay là cho việc quảng cáo áp đảo những sản phẩm của người tiêu thụ. Tuy khẳng định trình bày sự thật, nó có thể có xu hướng hợp pháp hóa hay là áp đặt những kiểu méo mó sự sống cá nhân, gia đình hay xã hội. Hơn nữa, để thu hút thính giả và gia tăng kích thước khán giả, nó không ngại thỉnh thoảng chạy tới sự thô bỉ và bạo lực, và vượt quá mức. Các phương tiện cũng có thể trình bày và ủng hộ những kiểu phát triển giúp gia tăng hơn là giảm thiểu sự phân chia kỹ thuật giữa những xứ giàu và nghèo.
3. Nhân loại ngày nay ở tại ngã tư đường. Ta có thể áp dụng cách thích hợp cho các phương tiện điều tôi đã viết trong thông Điệp Spe Salvi liên quan tính hàm hồ của sự tiến bộ, cung cấp những khả năng mới cho sự thiện, nhưng đồng thời mở ra những khả năng khủng khiếp về sự dữ mà trước không hiện hữu (x. So 22). Do đó, chúng ta phải hỏi có phải là khôn ngoan nếu cho phép những dụng cụ truyền thông xã hội bị khai thác cho “sự tự thăng tiến bừa bãi” hay là kết thúc trong tay những kẻ sử dụng chúng hầu thao tác các lương tâm. Không phải sao đó là một ưu tiên, việc bảo đảm chúng phải phục vụ con người và công ích, và chúng phải nuôi dưỡng sự đào tạo luân lý cho sự tăng trưởng nội tại con người” (ibid.)?
Anh hưởng bất thường của chúng trên những sự sống cá nhân và xã hội đã được thừa nhận rộng rải, nhưng ngày nay cần phải nhấn mạnh sự thay đổi cấp tiến, ta cũng có thể nói sự thay đổi hoàn toàn về vai trò, mà chúng đang chịu đựng. Thời nay, ngành thông tin xem ra ngày càng đòi hỏi không những phải trình bày sự thật, nhưng quyết định sự thật, vì quyền lực và sức mạnh của sự gợi ý nó có. Ví dụ, rõ ràng trong một số tình huống các phương tiện được sử dụng không phải vì mục đích phổ biến thông tin, nhưng để “tạo dựng” những biến cố. Sư thay đổi nguy hiểm này trong phận vụ đã được nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội lưu tâm ghi nhận. Chính vì chúng ta xử lý những thực tại có một ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả những chiều kích đời sống con người (luân lý, trí thức, tôn giáo, tương quan, cảm tình, văn hóa) trong đó lợi ích của con người lâm nguy, chúng ta phải nhấn mạnh không phải cái gì có thể về mặt kỹ thuật thì cũng có thể về mặt đạo đức. Do đó, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trên sự sống thời nay làm xuất hiện những vấn đề không thể tránh, đòi hỏi những lựa chọn và những giải pháp không thể hoãn hơn nữa.
4. Vai trò mà các phương tiện truyền thông xã hội đã sở đắt trong xã hội, bây giờ phải được xem như một phần nguyên vẹn của vấn đề “nhân loại học” đang nổi bật như thách đố chìa khóa của ngàn năm thứ ba. Đúng như chúng ta thấy xảy ra trong những lãnh địa như sự sống con người, hôn nhân và gia đình, và trong những vấn đề lớn đương thời như hoà bình, công lý và bảo vệ tạo vật, như vậy cũng trong phạm vi truyền thông xã hội có những chiều kích thiết yếu của con người và sự thật liên quan con người đóng vai trò.
Khi sự truyền thông mất sự củng cố đạo đức của nó và trốn tránh sự khiểm soát của xã hội, cuối cùng nó không còn coi trọng tính trung tâm và phẩm giá bất khả xâm phạm của con người. Như một hậu quả, nó liều gây một ảnh hưởng tiêu cực trên lương tâm và những sự chọn của dân chúng, và qui định dứt khoát sự tự do và chính sự sống của họ. Vì lẽ này điều thiết yếu là các sự trưyền thông xã hội phải siêng năng bảo vể con người và tôn trọng đầy đủ nhân phẩm. Bây giờ nhiều người tưởng cần, trong phạm vị này, đến “info-ethics” (thông tin đạo đức), đúng như chúng ta có sinh học đạo đức (bioethics) trong lãnh vực y tế và trong việc nghiên cứu khoa học liên kết với sự sống.
5. Các phương tiện phải tránh trở nên những kẻ phát ngôn thuyết vật chất kinh tế và thuyết tương đối đạo đức, là những tai hoạ thật thời đại chúng ta. Ngược lại, chúng có thể và phải góp phần dạy chân lý về nhân loại, và bênh vực nhân loại khỏi những kẻ có xu hướng từ chối hay phá hoại nhân loại. Người ta cũng có thể nói sự tìm kiếm và trình bày sự thật về nhân loại là ơn gọi cao nhất của sự truyền thông xã hội. Việc sử dụng vì mục đích này nhiều kỹ thuật thanh lịch và và hấp dẫn mà các phương tiện có sẵn là một nhiệm vụ hứng thú, được giao phó trước hết cho những người quản lý và những kẻ điều hành trong khu vực. Nhưng đó là một nhiệm vụ liên hệ chúng ta tất cả tới một mức nào đó, bởi vì tất cả chúng ta là những kẻ tiêu thụ và điều hành những truyền thông xã hội trong thời đại toàn cầu hóa này. Những tân phương tiện –những viễn thông và internet cách riêng - đang thay đổi chính gương mặt của sự truyền thông; có lẽ đây là một thuận lợi có giá trị để tái hình thành nó, để cho dễ thấy hơn, như đấng tiền nhiệm tôi Đức Giáo Hoàng Phaolô II đã nói, những yếu tố thiết yêu và cần thiết của sự thật về con người (x. Tông Thư the Rapid Development, 10).
6. Con người khao khát sư thật, họ kiếm sự thật; sự kiện này được minh họa bởi sự chú ý và sự thành công hoàn thành bởi rất nhiều xuất bản, chương trình hay là sự bịa đặt phẩm chất trong đó chân lý, vẻ đẹp và sự cao cả con người, gòm chiều kích tôn giáo của con người, được nhận biết và trình bày cách tán thành. Chúa Giêsu đã nói: “Các ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8:32).
Sự thật giải phóng chúng ta là Chúa Kitô, bởi vì chỉ một mình Người có thể đáp ứng đầy đủ lòng khao khát sự thật và tình yêu hiện diện trong con tim con người. Những ai đã gặp Người và đã đón tiếp cách nhiệt tình sứ điệp của Người kinh nghiệm sự ao ước không nén được để chia sẻ và truyền thông sự thật này. Như Thánh Gioan viết, “Điều vẫn có ngay từ khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến liên quan lời hằng sống…chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi. Mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” ( 1 Ga 1: 1-3)
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh thần cho xuất hiện những người truyền thông can đảm và những chứng nhân đích thực cho sự thật, trung thành với mệnh lệnh Chúa Kitô và nhiệt tình với sứ điệp đức tin, những người truyền thông đó sẽ “giải thích những nhu cầu văn hóa hiện đại, dấn thân đến gần thời đại những hiệp thông không như một thời gian làm cho xa lạ và hỗn loạn, nhưng như một thời gian có giá trị cho sự tìm kiếm sự thật và phát triển sự hiệp thông giữa những cá nhân và dân tộc” ( Gioan Phaolo II, Address to the Conference for those working in Communications and Culture, 9 November 2002).
Với những cầu chúc này, tôi chân tình ban Phép Lành của tôi cho tất cả.
Từ Vatican, 23 tháng Giêng 2008, Lễ Thánh Phanxicô đờ Xan (Francis de Sales)
Giáo Hoàng Biển Đức XVI