New York (CNS) – Trong chuyến tông du đầu tiên tới Hoa kỳ, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã thành đạt ba mục tiêu được coi là thiết yếu cho tương lai mục vụ của giáo hội Hoa kỳ.
Trước hết, Đức Giáo Hoàng đã đem lại một phần nào kết thúc cho tai tiếng lạm dụng tình dục của một số linh mục từng làm rung chuyển giáo hội hơn 6 năm qua, bày tỏ nỗi tủi hổ của chính cá nhân ngài vì những việc đã xảy ra, và cầu nguyện cùng với các nạn nhân.
Thứ hai, ngài đưa ra một thách đố luân lý về các vấn đề rộng lớn hơn trong văn hóa Mỹ, từ công bằng kinh tế đến phá thai, nhưng không có tính cách tín lý hay độc đoán.
Thứ ba, đối với một giáo hội hình như thường phân chia thành các khối bảo thủ và cấp tiến, ngài công bố một lời kêu gọi cương quyết hãy “dẹp bỏ mọi bất đồng” và hợp nhất trong trật tự để truyền rao Tin Mừng cho xã hội một cách hữu hiệu.
Trong tiến trình thăm viếng từ ngày 15 đến 20 tháng 4, vị giáo hoàng 81 tuổi này đã thiết lập được một căn tính, bày tỏ được khuôn mặt của chính mình trong một đất nước đã không biết rõ rệt về ngài và cứ tưởng rằng ngài từ chiếc bóng của cố giáo hoàng Gioan Phaolô II mà đi ra.
Cô Gabriella Fiorentino,18 tuổi, phát biểu lúc tham dự cuộc họp của giới trẻ vào ngày 19 tháng 4: “Tôi có cảm tưởng tôi biết ngài hơn trước rất nhiều. Tôi hay rằng ngài đã làm hết cách để vươn tới giới trẻ.
Cô có hiểu được điều mà vị giáo hoàng, một nhà thần học uyên bác, cố gắng truyền đạt?
Cô trả lời: thông điệp hy vọng của Đức Giêsu – đó là sứ điệp ngài mang tới.
Đức Giáo Hoàng đề cập đến vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trong 5 dịp khác nhau, bắt đầu từ lúc gặp gỡ các phóng viên trên chuyến bay từ Roma sang Hoa kỳ. Ngài phát biểu chân thành về nỗi tủi nhục, sự tai hại gây ra cho giáo hội và sự đau khổ của các nạn nhân.
Ngài cũng nói một cách thành thạo về những nỗ lực của giáo hội cố gắng loại bỏ các thủ phạm ra khỏi công tác mục vụ và thi hành các biện pháp thanh lọc kỹ càng hơn các ứng viên chức vụ linh mục.
Có lúc, ngài cho biết rằng khi đọc những bản tường trình về chuyện các nạn nhân, ngài thấy khó mà tưởng tượng được làm sao một linh mục lại có thể phản bội sứ mạng của mình, là làm người hoạt động cho tình yêu thương của Thiên Chúa, đến như thế.
Đó là những nhận xét trực tiếp và có nhiều chi tiết tỉ mỉ về vấn đề hơn nhiều so với những điều đã được giáo hoàng Gioan Phaolô phát biểu, và đây là lý do: Khi còn là hồng y, ngài đứng đầu thánh bộ tín lý, có trách nhiệm giải quyết các trường hợp lạm dụng tình dục hồi năm 2001.
Những điều hồng y Ratzinger thấy được trong các hồ sơ đó đưa ngài tới chỗ tố cáo, vào đầu năm 2005, cái “vết nhơ kinh tởm” trong nội bộ giáo hội – ngay giữa hàng linh mục của giáo hội.
Cuộc gặp gỡ nằm ngoài thời biểu của Đức Giáo Hoàng với 5 nạn nhân bị lạm dụng tình dục là một cuộc tiếp xúc cảm động và ứa lệ. Dường như nó đánh dấu một bước ngoặt đầy cảm động đối với một số người tham dự và có lẽ gián tiếp tới những người khác trong số hàng ngàn nạn nhân tại Hoa kỳ.
Nhìn toàn bộ, Đức Giáo Hoàng đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ cho người Mỹ thấy rằng, đối với vấn đề lạm dụng tình dục, ngài đã “nắm bắt được.”
Vấn đề rộng lớn hơn của Đức Giáo Hoàng tại Mỹ là điều ngài mệnh danh là “cuộc tấn công của tân chủ nghĩa thế tục” đang đe dọa xói mòn các giá trị luân lý truyền thống và tiếng nói của tôn giáo trong các hoạt động công.
Ngài có nhiều cơ hội đề cập đến thách đố này, đáng chú ý nhất là khi ngài cho 45 ngàn người tham dự thánh lễ tại Washington biết rằng, về phương diện luân lý, xã hội Mỹ đang ở ngã ba đường.
Ngài nói: “Chúng ta thấy rõ ràng những dấu hiệu đáng lo ngại báo trước sự suy yếu ngay ở các nền tảng của xã hội: dấu hiệu tha hóa, giận dữ và phân cực nơi nhiều người đồng thời với chúng ta; bạo hành ngày càng gia tăng; ý thức về luân lý yếu kém đi; sự liên hệ trong xã hội trở thành thô nhám; và Thiên Chúa càng ngày càng bị quên lãng.”
Để chống lại những khuynh hướng đó, ngài nói, người ta cần đến sứ điệp hy vọng của giáo hội và lòng trung thành tuân giữ các đòi hỏi của Tin Mừng.
Điểm nổi bật trong cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng là phương cách đề ra được đóng khung trong một bối cảnh rất tích cực. Nhiều lần lặp đi lặp lại, ngài khen ngợi Hoa kỳ đã pha trộn được một hình thái thế tục của nhà nước với một nền trật tự luân lý đặt căn bản trên “quyền lực thống trị của Thiên Chúa, đấng Sáng Tạo.”
Ngài trưng dẫn lời của George Washington gọi tôn giáo và luân lý là “chỗ dựa không thể thiếu” cho nền chính trị được thịnh đạt, và trích lời tuyên bố của Franklin Roosevelt nói rằng “ngày nay không chuyện gì lớn lao hơn có thể tới phần đất của chúng ta được ngoài sự khôi phục tinh thần đức tin.”
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cảnh báo rằng ngày nay cán cân quân bình giữa thế tục và luân lý có nguy cơ nghiêng xuống phía hình thức tự do thiên về cá nhân và phi thần thánh. Ngài làm cho luận cứ của mình thích đáng hơn bằng cách nối kết nó với một vấn đề phổ biến hiện nay: suy thoái môi trường.
“Chính trái đất đang rên rỉ dưới sức nặng của lòng tham nơi người tiêu dùng và sự lạm dụng vô trách nhiệm.” Ngài nói với giới trẻ như thế. Trong quan điểm của Đức Giáo Hoàng, sinh thái (ecology) là một phần trong quy tắc đạo lý dạy ta phải kính trọng tạo vật và đấng Sáng tạo.
Còn về vấn đề giáo hội và sự chia rẽ đôi khi xảy ra giữa các thành viên, Đức Giáo Hoàng cũng có một cách tiếp cận tương xứng đầy khuyến khích. Không biết bao nhiêu lần ngài khen ngợi sức sống động trong sinh hoạt và những phong trào tại các giáo xứ, và chú tâm đến sự đóng góp không ngừng của người Công giáo Hoa kỳ vào đời sống của quốc gia.
Ngài nói ngài tin chắc rằng Thiên Chúa đang chuẩn bị một “mùa xuân mới” cho giáo hội tại Hoa kỳ.
Đức Giáo Hoàng cũng thành thật nhìn vào các khiếm điểm, trách cứ rằng có một số người Công giáo không tuân giữ các giáo huấn của hội thánh, ngay cả vấn đề phá thai. Nhưng giải pháp của ngài, khi trình bày với các vị giám mục, là một chương trình giáo dục tôn giáo dài hạn, chứ không phải là các mệnh lệnh tiến hành trong đoản kỳ hay những hình phạt.
Trong một nhận xét nhắm vào những người ở trong và ở ngoài giáo hội, ngài nói rằng đức tin không chỉ là một loạt các luật lệ, và đề nghị nên chú ý nhiều hơn đến các thách đố bên ngoài.
Ngài nói: “Có lẽ chúng ta không nhìn đến sự kiện này: Trong một xã hội mà đối với nhiều người, giáo hội được coi như luật lệ phải tuân thủ và có tính cách “cơ chế”, thì thách đố khẩn thiết nhất của chúng ta là thông truyền niềm vui phát sinh từ đức tin và cảm nghiệm về tình yêu thương của Chúa.”
Một trong những chủ đề ngài nhấn mạnh nhất là sự hợp nhất trong giáo hội. Trong thánh lễ tại Vuơng cung thánh đường St. Patrick ở New York, ngài biểu lộ sự bất bình về chuyện nảy sinh những chia rẽ trong giáo hội Công giáo, giữa các phe nhóm, thế hệ và cá nhân.
Ngài cho biết giáo hội cần “đặt mọi điều giận dữ và bất đồng sang một bên” và cùng nhau hướng tầm nhìn về Đức Kitô.
Trong thánh lễ tại vận đồng trường Yankee ở New York vào hôm cuối cùng của chuyến tông du, ngài dặn người Công giáo phải nhớ rằng mọi nhóm, hội đoàn và chương trình trong giáo hội sở dĩ tồn tại là chỉ để hỗ trợ và nuôi dưỡng sự hợp nhất sâu xa hơn nữa trong Chúa Kitô.
Các Thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành làm nổi bật tính đa dạng của giáo hội Hoa kỳ, mà theo lời ngài, cùng nhau đến họp mặt để “chung lời cam kết rao truyền Tin Mừng.” Các nghi lễ này đầy mầu sắc và âm nhạc, làm ngài vui lòng.
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không đặt nặng vào các vấn đề có tính cách thời sự. Ngài tránh các câu hỏi về chính trị, đảng phái, không đề cập đến Iraq và, mặc dầu có đến thăm khu vực Ground Zero, chắc ngài không nói đi nói lại về chuyện khủng bố.
Bài diễn từ tại Liên Hiệp quốc của ngài không phải là một bản thăm dò tình trạng thế giới nhưng là lời kêu gọi lương tâm chú ý đến các nền tảng luân lý của nhân quyền.
Trọng tâm của Đức Giáo Hoàng là tôn giáo và vị trí của tôn giáo trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
Trước cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng, hầu hết người Mỹ đều nói họ không biết nhiều về ngài. Khi ngài rời đi, họ có khuynh hướng coi ngài như con người do chính ngài mô tả khi mới đặt chân đến: “một người bạn, một người rao truyền Tin Mừng, và một người rất tôn trọng xã hội đa nguyên rộng lớn này.”
Trước hết, Đức Giáo Hoàng đã đem lại một phần nào kết thúc cho tai tiếng lạm dụng tình dục của một số linh mục từng làm rung chuyển giáo hội hơn 6 năm qua, bày tỏ nỗi tủi hổ của chính cá nhân ngài vì những việc đã xảy ra, và cầu nguyện cùng với các nạn nhân.
Thứ hai, ngài đưa ra một thách đố luân lý về các vấn đề rộng lớn hơn trong văn hóa Mỹ, từ công bằng kinh tế đến phá thai, nhưng không có tính cách tín lý hay độc đoán.
Thứ ba, đối với một giáo hội hình như thường phân chia thành các khối bảo thủ và cấp tiến, ngài công bố một lời kêu gọi cương quyết hãy “dẹp bỏ mọi bất đồng” và hợp nhất trong trật tự để truyền rao Tin Mừng cho xã hội một cách hữu hiệu.
Trong tiến trình thăm viếng từ ngày 15 đến 20 tháng 4, vị giáo hoàng 81 tuổi này đã thiết lập được một căn tính, bày tỏ được khuôn mặt của chính mình trong một đất nước đã không biết rõ rệt về ngài và cứ tưởng rằng ngài từ chiếc bóng của cố giáo hoàng Gioan Phaolô II mà đi ra.
Cô Gabriella Fiorentino,18 tuổi, phát biểu lúc tham dự cuộc họp của giới trẻ vào ngày 19 tháng 4: “Tôi có cảm tưởng tôi biết ngài hơn trước rất nhiều. Tôi hay rằng ngài đã làm hết cách để vươn tới giới trẻ.
Cô có hiểu được điều mà vị giáo hoàng, một nhà thần học uyên bác, cố gắng truyền đạt?
Cô trả lời: thông điệp hy vọng của Đức Giêsu – đó là sứ điệp ngài mang tới.
Đức Giáo Hoàng đề cập đến vụ lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ trong 5 dịp khác nhau, bắt đầu từ lúc gặp gỡ các phóng viên trên chuyến bay từ Roma sang Hoa kỳ. Ngài phát biểu chân thành về nỗi tủi nhục, sự tai hại gây ra cho giáo hội và sự đau khổ của các nạn nhân.
Ngài cũng nói một cách thành thạo về những nỗ lực của giáo hội cố gắng loại bỏ các thủ phạm ra khỏi công tác mục vụ và thi hành các biện pháp thanh lọc kỹ càng hơn các ứng viên chức vụ linh mục.
Có lúc, ngài cho biết rằng khi đọc những bản tường trình về chuyện các nạn nhân, ngài thấy khó mà tưởng tượng được làm sao một linh mục lại có thể phản bội sứ mạng của mình, là làm người hoạt động cho tình yêu thương của Thiên Chúa, đến như thế.
Đó là những nhận xét trực tiếp và có nhiều chi tiết tỉ mỉ về vấn đề hơn nhiều so với những điều đã được giáo hoàng Gioan Phaolô phát biểu, và đây là lý do: Khi còn là hồng y, ngài đứng đầu thánh bộ tín lý, có trách nhiệm giải quyết các trường hợp lạm dụng tình dục hồi năm 2001.
Những điều hồng y Ratzinger thấy được trong các hồ sơ đó đưa ngài tới chỗ tố cáo, vào đầu năm 2005, cái “vết nhơ kinh tởm” trong nội bộ giáo hội – ngay giữa hàng linh mục của giáo hội.
Cuộc gặp gỡ nằm ngoài thời biểu của Đức Giáo Hoàng với 5 nạn nhân bị lạm dụng tình dục là một cuộc tiếp xúc cảm động và ứa lệ. Dường như nó đánh dấu một bước ngoặt đầy cảm động đối với một số người tham dự và có lẽ gián tiếp tới những người khác trong số hàng ngàn nạn nhân tại Hoa kỳ.
Nhìn toàn bộ, Đức Giáo Hoàng đã để lại một ấn tượng mạnh mẽ cho người Mỹ thấy rằng, đối với vấn đề lạm dụng tình dục, ngài đã “nắm bắt được.”
Vấn đề rộng lớn hơn của Đức Giáo Hoàng tại Mỹ là điều ngài mệnh danh là “cuộc tấn công của tân chủ nghĩa thế tục” đang đe dọa xói mòn các giá trị luân lý truyền thống và tiếng nói của tôn giáo trong các hoạt động công.
Ngài có nhiều cơ hội đề cập đến thách đố này, đáng chú ý nhất là khi ngài cho 45 ngàn người tham dự thánh lễ tại Washington biết rằng, về phương diện luân lý, xã hội Mỹ đang ở ngã ba đường.
Ngài nói: “Chúng ta thấy rõ ràng những dấu hiệu đáng lo ngại báo trước sự suy yếu ngay ở các nền tảng của xã hội: dấu hiệu tha hóa, giận dữ và phân cực nơi nhiều người đồng thời với chúng ta; bạo hành ngày càng gia tăng; ý thức về luân lý yếu kém đi; sự liên hệ trong xã hội trở thành thô nhám; và Thiên Chúa càng ngày càng bị quên lãng.”
Để chống lại những khuynh hướng đó, ngài nói, người ta cần đến sứ điệp hy vọng của giáo hội và lòng trung thành tuân giữ các đòi hỏi của Tin Mừng.
Điểm nổi bật trong cách tiếp cận của Đức Giáo Hoàng là phương cách đề ra được đóng khung trong một bối cảnh rất tích cực. Nhiều lần lặp đi lặp lại, ngài khen ngợi Hoa kỳ đã pha trộn được một hình thái thế tục của nhà nước với một nền trật tự luân lý đặt căn bản trên “quyền lực thống trị của Thiên Chúa, đấng Sáng Tạo.”
Ngài trưng dẫn lời của George Washington gọi tôn giáo và luân lý là “chỗ dựa không thể thiếu” cho nền chính trị được thịnh đạt, và trích lời tuyên bố của Franklin Roosevelt nói rằng “ngày nay không chuyện gì lớn lao hơn có thể tới phần đất của chúng ta được ngoài sự khôi phục tinh thần đức tin.”
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cảnh báo rằng ngày nay cán cân quân bình giữa thế tục và luân lý có nguy cơ nghiêng xuống phía hình thức tự do thiên về cá nhân và phi thần thánh. Ngài làm cho luận cứ của mình thích đáng hơn bằng cách nối kết nó với một vấn đề phổ biến hiện nay: suy thoái môi trường.
“Chính trái đất đang rên rỉ dưới sức nặng của lòng tham nơi người tiêu dùng và sự lạm dụng vô trách nhiệm.” Ngài nói với giới trẻ như thế. Trong quan điểm của Đức Giáo Hoàng, sinh thái (ecology) là một phần trong quy tắc đạo lý dạy ta phải kính trọng tạo vật và đấng Sáng tạo.
Còn về vấn đề giáo hội và sự chia rẽ đôi khi xảy ra giữa các thành viên, Đức Giáo Hoàng cũng có một cách tiếp cận tương xứng đầy khuyến khích. Không biết bao nhiêu lần ngài khen ngợi sức sống động trong sinh hoạt và những phong trào tại các giáo xứ, và chú tâm đến sự đóng góp không ngừng của người Công giáo Hoa kỳ vào đời sống của quốc gia.
Ngài nói ngài tin chắc rằng Thiên Chúa đang chuẩn bị một “mùa xuân mới” cho giáo hội tại Hoa kỳ.
Đức Giáo Hoàng cũng thành thật nhìn vào các khiếm điểm, trách cứ rằng có một số người Công giáo không tuân giữ các giáo huấn của hội thánh, ngay cả vấn đề phá thai. Nhưng giải pháp của ngài, khi trình bày với các vị giám mục, là một chương trình giáo dục tôn giáo dài hạn, chứ không phải là các mệnh lệnh tiến hành trong đoản kỳ hay những hình phạt.
Trong một nhận xét nhắm vào những người ở trong và ở ngoài giáo hội, ngài nói rằng đức tin không chỉ là một loạt các luật lệ, và đề nghị nên chú ý nhiều hơn đến các thách đố bên ngoài.
Ngài nói: “Có lẽ chúng ta không nhìn đến sự kiện này: Trong một xã hội mà đối với nhiều người, giáo hội được coi như luật lệ phải tuân thủ và có tính cách “cơ chế”, thì thách đố khẩn thiết nhất của chúng ta là thông truyền niềm vui phát sinh từ đức tin và cảm nghiệm về tình yêu thương của Chúa.”
Một trong những chủ đề ngài nhấn mạnh nhất là sự hợp nhất trong giáo hội. Trong thánh lễ tại Vuơng cung thánh đường St. Patrick ở New York, ngài biểu lộ sự bất bình về chuyện nảy sinh những chia rẽ trong giáo hội Công giáo, giữa các phe nhóm, thế hệ và cá nhân.
Ngài cho biết giáo hội cần “đặt mọi điều giận dữ và bất đồng sang một bên” và cùng nhau hướng tầm nhìn về Đức Kitô.
Trong thánh lễ tại vận đồng trường Yankee ở New York vào hôm cuối cùng của chuyến tông du, ngài dặn người Công giáo phải nhớ rằng mọi nhóm, hội đoàn và chương trình trong giáo hội sở dĩ tồn tại là chỉ để hỗ trợ và nuôi dưỡng sự hợp nhất sâu xa hơn nữa trong Chúa Kitô.
Các Thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành làm nổi bật tính đa dạng của giáo hội Hoa kỳ, mà theo lời ngài, cùng nhau đến họp mặt để “chung lời cam kết rao truyền Tin Mừng.” Các nghi lễ này đầy mầu sắc và âm nhạc, làm ngài vui lòng.
Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không đặt nặng vào các vấn đề có tính cách thời sự. Ngài tránh các câu hỏi về chính trị, đảng phái, không đề cập đến Iraq và, mặc dầu có đến thăm khu vực Ground Zero, chắc ngài không nói đi nói lại về chuyện khủng bố.
Bài diễn từ tại Liên Hiệp quốc của ngài không phải là một bản thăm dò tình trạng thế giới nhưng là lời kêu gọi lương tâm chú ý đến các nền tảng luân lý của nhân quyền.
Trọng tâm của Đức Giáo Hoàng là tôn giáo và vị trí của tôn giáo trong mọi lãnh vực của cuộc sống.
Trước cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng, hầu hết người Mỹ đều nói họ không biết nhiều về ngài. Khi ngài rời đi, họ có khuynh hướng coi ngài như con người do chính ngài mô tả khi mới đặt chân đến: “một người bạn, một người rao truyền Tin Mừng, và một người rất tôn trọng xã hội đa nguyên rộng lớn này.”