CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH A
Lc:24,13-35.
Thưa quí vị.
Mỗi con ngừơi đều có một câu truyện đời mình để mà kể. Nhưng kể được rành rẽ, chúng ta phải làm chủ về mọi mặt: sáng tối, vui buồn, tốt xấu, ngọt ngào, đắng cay. Tuy nhiên về mặt tích cực dễ kể hơn, còn mặt tiêu cực thật khó nói, trừ phi có những người biết lắng nghe và thông cảm. Nhiều trường hợp quá đau xót khiến đương sự phát triển bệnh tâm lý. Những ai giầu kinh nghiệm về cuộc sống biết rõ điều này. Câu truyện sau đây có thể minh họa chút ít.
Một người đàn ông trung niên phỏng 35 tuổi, ăn vận lịch sự, tay sách một chiếc vali còn tương đối mới, bước vào một khách sạn ở Luân Đôn. Ông hỏi thuê một căn phòng nhỏ, nói là trú ngụ vài ngày. Cô tiếp viên hỏi tên tuổi để ghi vào sổ. Lạ lùng người đàn ông đỏ mặt bối rối. Cô thơ ký ngạc nhiên hỏi lại:“Xin cho cháu biết quí danh?” Người khách ngơ ngác:“Cô thông cảm, tôi không nhớ rõ?” Cô gái trẻ càng sửng sốt hơn:“Vậy làm sao cháu ghi số phòng cho ông?” Người đàn ông ấp úng:“Cô làm ơn thông cảm, ghi là Jeanne Brown đựơc không?”. “Nhưng thưa ông, đó là tên phụ nữ”. Rồi cô gái giúp đỡ người khách lục lọi các túi áo, mở cả vali nữa, nhưng chẳng tìm thấy chi hết. Ông ta không nhớ tên mình là gì, từ thành phố nào tới, quá khứ của ông hòan tòan bị xóa bỏ. Ông đang mặc bệnh mất trí nhớ (amnesia).
Người ta đưa người khách lạ vào nhà thương. Một bác sĩ tâm lý cố gắng chữa trị cho ông. Sau những tuần lễ kiên nhẫn và với kỹ thuật tinh tế, người bác sĩ đã thành công mở lại quá khứ cho người đàn ông. Ông là một đứa trẻ mồ côi, được một gia đình tốt bụng đưa về nuôi. Lớn lên ông kết hôn với một thiếu nữ xinh đẹp, con nhà thượng lưu giầu có. Cô ta chẳng cần đến đồng lương còm cõi của người chồng làm nghề ống nước. Dân hàng xóm láng giềng giầu có khinh thường vợ chồng ông. Dần dà người vợ cũng chán anh chồng thuộc tầng lớp hạ lưu. Ông ta phát triển căn bệnh tự ti mặc cảm, cố quên đi những bất hạnh của mình. Cuối cùng hai vợ chồng lâm vào khủng hỏang. Cô ta có nhân tình mới, và người đàn ông cũng kiếm được nhân ngãi trẻ đẹp hơn, tuy thuộc tầng lớp tiện dân. Vừa khi hai vợ chồng bàn tính ly dị thì người vợ ngã bệnh nặng. Người chồng âu lo, cố quên đi tất cả. Đó là con đường duy nhất ông ta có thể làm để đối phó với hòan cảnh. Hậu quả bi thảm là ông mất trí nhớ.
Câu truyện điển hình này là của mỗi người chúng ta. Có những linh hồn chịu đựng quá nhiều buồn đau hoặc lo lắng và cảm thấy hòan tòan bị bỏ rơi, thất vọng nếu không có người khác biết tới. Nghe chuyện của chúng ta là nghe cuộc đời chúng ta đã trải qua. Từ chối nghe là từ chối chính chúng ta. Lắng nghe là người ta đã chia sớt nỗi khổ tâm của kẻ khác và chữa lành về phần tâm lý. Mỗi người đều có một câu truyện để nói, nếu không gặp tri âm thì kể như chúng ta đã chôn quá khứ vào nấm mồ.
Hai môn đệ đi làng Emmaus của Phúc âm hôm nay cũng rơi vào trường hợp này. Họ đang bị dầy vò vì cuộc vỡ mộng quá lớn. Biến cố thày chết làm cho họ hòan tòan thất vọng. Chính miệng họ đã thố lộ điều đó:“Chúng tôi đã những hy vọng, người sẽ cứu vớt Israel”. Hy vọng của họ là dân tộc được giải phóng, tôn giáo được tự do và bản thân được vinh hoa phú quí với địa vị cao. Nhưng lúc này thì tan nát tất cả. Thày đã chết và mọi hy vọng được chôn chặt trong mồ cùng với thày. Chẳng còn chi để mà tin tưởng. Vỡ mộng và hổ thẹn đầy ắp với tâm trí họ, họ thầm thì to nhỏ về biến cố trên đường trở về làng cũ Emmaus, bây giờ là El Qubeiba, chừng 10 cây số đông bắc Giêrusalem.
Đúng là Phúc âm có câu truyện để kể, hai môn đệ vỡ mộng có câu chuyện để nói và câu truyện làm cho họ rối lòng. Một khách lạ tế nhị áp sát họ lắng nghe. Tâm lý thường tình cho hay dốc bầu tâm sự cho người lạ dễ dàng biết bao! Bạn chẳng cần ý tứ, dè dặt. Kiểu như người ta đi xa về tha hồ mà khoác lác, chẳng ai có khả năng kiểm chứng thật hay bịa. Phần người lạ cũng rất tế nhị, ông lắng nghe, đi sâu vào chi tiết câu truyện và giải thích ý nghĩa Kinh thánh cho họ. Ông tạo cho họ bầu khí thuận lợi để họ bộc bạch tâm can, những đau buồn, những thất vọng.
Rồi người khách lạ làm chi? Ông cũng kể câu truyện đời ông cho họ nghe. Đời của ông chứ không phải của người khác. Đối với hai môn đệ thập tự là một thất bại hòan tòan, một cản trở không thể vượt qua. Nhưng đối khách lạ không nhất thiết phải như vậy, rồi ông giải thích cho họ, bắt đầu từ Môsê và các ngôn sứ, những nội dung mà họ đã từng học tập, nhưng không hiểu:“ Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào vinh quang của Người sao?”. Vị khách lạ chỉ dẫn cho họ hay khổ giá không hẳn là kết thúc của một giấc mơ, nhưng là khởi điểm của một thực tại mới. Ông giúp đỡ hai môn đệ tìm ra ý nghĩa trong câu truyện của họ bằng cách cho họ biết ý nghĩa câu truyện của riêng ông. Nhờ đó họ có khả năng xem lại sự thật mà họ vừa trải qua ở Giêrusalem. Phúc âm kể: “Họ bảo nhau: Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”. Lòng họ sốt sắng vì đó là câu truyện của chính họ chứ không phải của người khác.
Sở dĩ người đàn ông mất trí nhớ có thể trở lại trạng thái bình thường là vì vị bác sĩ lắng nghe câu truyện của ông ta. Những rắc rối, những tối tăm, đau khổ của ông ta được tự do giãi bày. Nhờ đó cơn bệnh biến mất. Bệnh tật thiêng liêng của chúng ta cũng được chữa trị tương tự. Xin đừng kiêu căng cho mình chẳng hề mắc bệnh. Thực tế, chúng ta nhiều bệnh lắm, và còn nặng hơn ông khách thuê khách sạn: Bệnh điếc, bệnh mù, bệnh giả hình, thôi thì đủ cả, thậm chí cả những bệnh đưa đến cái chết. Vậy mà vẫn cứ nhởn nhơ coi mình là thánh thiện, lại còn sẵn sàng lên lớp cho thêin hạ. Mỗi người có một câu truyện cần phải được bộc bạch. Nếu như không gặp khách lạ thì chẳng bao giờ nói ra. Nếu khiêm tốn nhận ra vấn đề của mình, thì chẳng bao giờ còn tâm lý tự cao tự đại, ăn vận diêm dúa, trang hòang lãng phí để đánh bóng danh tiếng mình, tổ chức mình. Chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận phần tối tăm của linh hồn mình mà nhận ra thiếu thốn ơn Chúa soi sáng. Thực ra, xét cho cùng, thì chỉ câu truyện của Đức Kitô qua khổ nạn và cái chết rồi mới được vinh quang, chúng ta mới hiểu ra ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống mình. Mọi sự khác đều không thỏa đáng. Hai môn đệ chỉ nhận Chúa Phục sinh khi dùng bữa tối với Ngài. Lý do nằm ở chỗ, theo tục lệ Do thái, giai đọan cúôi cùng của tế lễ hy sinh là một bữa tiệc thánh thiện. Sách Lêvi ký thuật lại rất nhiều lần kết thúc của các hy lễ là chia sẻ bữa ăn với Đức Chúa tại bàn tiệc hy tếtsúc vật mà thày tư tế vừa thực hiện. Chắc chắn những tín hữu đầu tiên (đa số là Do thái) nghỉ rằng họ sẽ mất gốc nế không biết liên hệ với truyền thống này. Vì thế lễ bẻ bánh của họ là sau bữa ăn để tưởng niệm Đức Kitô. Truyền thống này còn mãi đến ngày hôm nay. Những ai không nhận ra ý nghĩa của nó, thì quả thật không phải là tín hữu chân chính.
Khi Chúa vào dùng bữa với họ và Ngài vừa cầm bánh bẻ thì họ nhận ra Ngài. Chúng ta cũng chỉ nhận được ân huệ ấy sau khi đã đồng lao cộng khổ với Chúa. Đức Giáo Hòang Phaolô VI đã mô tả thánh lẽ bằng ba chữ:“ Một hy lễ, một tưởng niệm và một bữa tiệc” là ở trong ý nghĩa ấy. Đức tin chúng ta sẽ không nhận ra Chúa trong thánh lễ nếu trước hết không suy niệm về khổ nạn, cái chết và phục sinh của Ngài. Đây là tư tưởng của thánh Augustinô và nhiều vị khác trong Gíao Hội. Làm ngược là chúng ta thất bại không nhận ra Chúa.
Nhiều người nói rằng việc sống lại của Chúa, chỉ là suy nghĩ viển vông của các tín hữu. Họ không muốn chấp nhận thày mình đã chết, sự nghiệp đã tiêu tan. Họ ước ao mãnh liệt Ngài vẫn sống với họ, cho nên tạo ra những ảo ảnh rằng Ngài hiện ra đó đây nhiều lần. Họ “trông” thấy ngài đúng như lòng mong ước và đặt tên là Đức Kitô Phục sinh. Kỳ thật chẳng có chi là thực tế cả. Dân chúng chẳng bao giờ được chứng kiến “nội dung” họ từng kể lại. Đúng là đám môn đệ đã ở tận cùng hất vọng. Câu chuyện của các ông tỏ lộ một sự mất mát tòan diện và các ông đang làm chuyện mà ngày nay các người thất bại thường làm: Co cụm lại để băng bó vết thương, trở về công việc cũ, xây dựng lại tương lai. Một vài người trong bọn trở lại nấm mồ, như người ta thường làm, thăm viếng chỗ chôn cất và đau đớn khóc than. Có vậy thôi.
Hai môn đệ đi làng Emmaus nói là gặp khách lạ thì chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng quá mạnh mẽ và ký ức còn quá sống động. Họ kể lại cho ông khách “ảo” điều mà các phụ nữ đồn thổi về thày đã trỗi dậy, thì chính họ cũng không tin. Đúng là câu truyện hoang đường mà ngày nay vẫn thừơng nghe thấy. Về phần Giáo hội tiên khởi cũng cùng một ruộc âm mưu lừa dối thiên hạ. Nhưng làm sao lừa được cả thiên hạ, cấp lãnh đạo Do thái, cho tới nay, có tin đâu? Xét trong tư tưởng của hai ông, thì họ đã kết thúc một quãng đời mộng mơ và trở về cuộc sống đời thường.
“Chúng tôi những tưởng người sẽ cứu Israel”. Câu nói rất phổ thông giữa chúng ta ngày nay: Chúng tôi những tưởng công trình này rất thành công. Những tưởng cuộc hôn nhân này hạnh phúc, con cái rất ngoan ngõan, dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích, viên thuốc này rất hiệu nghiệm, ông nọ ba kia rất tốt bụng….ai dè! Hy vọng và mơ ước của chúng ta thường gặp thất bại. Thất bại này kế tiếp thất bại khác, khiến chúng ta nhát đảm, rụt rè, chột dạ, nghi nan không tin tưởng vào mình nữa, nản chí trong bất cứ công việc nào, kể cả đàng thiêng liêng. Nhưng có một thực tại không thể chối cãi được, là hai môn đệ ngay đêm hôm ấy trở về Giêrussalem để gặp các tông đồ, thuật lại cho họ ngay kinh nghiệm xem thấy thày của mình. Các ông cũng ngỡ ngàng nghe kể lại cùng một câu truyện: Họ cũng nói với hai ông:“Chúa trỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với Simon”. Simon là tên cũ của Phêrô, đứng làm biểu tưởng cho đạo cũ. Tức Kinh Thánh đã được ứng nghiệm mà Kinh thánh thì không thể sai lầm. Cho nên lương tri ngay chính buộc phải công nhận sự Phục sinh của Chúa là chân lý. Và khi nhận lãnh chân lý thì không thể giấu kín. Cleopha và bạn đồng hành trở về Giêrusalem báo tin cho các tông đồ và những môn đệ khác đang tụ họp.
Câu truyện Emmaus là câu truyện của mỗi tín hữu. Nó thường xẩy ra với chúng ta mỗi khi rước lễ. Nếu thực sự chúng ta gặp gỡ Chúa trong thánh thể, chúng ta chẳng thể giữ Tin Mừng ấy cho riêng mình. Nó phải được loan ra bằng hành động, lời nói, trừ phi chẳng gặp Ngài mà chỉ giả đò gặp mà thôi. Cùng với Giáo Hội, chúng ta làm những cuộc hành trình giữa trần gian, cuộc hành trình súôt cả cuộc đời. Chúa Giêsu luôn đi sát bên mỗi người, giải thích, hướng dẫn mỗi linh hồn về quê Trời ngay cả khi không nhận ra Ngài. Chúng ta là thành phần của Dân Thiên Chúa, cần sống xứng đáng với những chi mình tin tưởng. Vì mỗi người đều phải kể lại câu chuyện đời mình. Câu chuyện đó có ý nghĩa hay không tùy thuộc vào thái độ sống của chúng ta. Amen, Alleluia.
(Tổng hợp từ: Flor McCarthy – Sicilianô, OP).
Lc:24,13-35.
Thưa quí vị.
Mỗi con ngừơi đều có một câu truyện đời mình để mà kể. Nhưng kể được rành rẽ, chúng ta phải làm chủ về mọi mặt: sáng tối, vui buồn, tốt xấu, ngọt ngào, đắng cay. Tuy nhiên về mặt tích cực dễ kể hơn, còn mặt tiêu cực thật khó nói, trừ phi có những người biết lắng nghe và thông cảm. Nhiều trường hợp quá đau xót khiến đương sự phát triển bệnh tâm lý. Những ai giầu kinh nghiệm về cuộc sống biết rõ điều này. Câu truyện sau đây có thể minh họa chút ít.
Một người đàn ông trung niên phỏng 35 tuổi, ăn vận lịch sự, tay sách một chiếc vali còn tương đối mới, bước vào một khách sạn ở Luân Đôn. Ông hỏi thuê một căn phòng nhỏ, nói là trú ngụ vài ngày. Cô tiếp viên hỏi tên tuổi để ghi vào sổ. Lạ lùng người đàn ông đỏ mặt bối rối. Cô thơ ký ngạc nhiên hỏi lại:“Xin cho cháu biết quí danh?” Người khách ngơ ngác:“Cô thông cảm, tôi không nhớ rõ?” Cô gái trẻ càng sửng sốt hơn:“Vậy làm sao cháu ghi số phòng cho ông?” Người đàn ông ấp úng:“Cô làm ơn thông cảm, ghi là Jeanne Brown đựơc không?”. “Nhưng thưa ông, đó là tên phụ nữ”. Rồi cô gái giúp đỡ người khách lục lọi các túi áo, mở cả vali nữa, nhưng chẳng tìm thấy chi hết. Ông ta không nhớ tên mình là gì, từ thành phố nào tới, quá khứ của ông hòan tòan bị xóa bỏ. Ông đang mặc bệnh mất trí nhớ (amnesia).
Người ta đưa người khách lạ vào nhà thương. Một bác sĩ tâm lý cố gắng chữa trị cho ông. Sau những tuần lễ kiên nhẫn và với kỹ thuật tinh tế, người bác sĩ đã thành công mở lại quá khứ cho người đàn ông. Ông là một đứa trẻ mồ côi, được một gia đình tốt bụng đưa về nuôi. Lớn lên ông kết hôn với một thiếu nữ xinh đẹp, con nhà thượng lưu giầu có. Cô ta chẳng cần đến đồng lương còm cõi của người chồng làm nghề ống nước. Dân hàng xóm láng giềng giầu có khinh thường vợ chồng ông. Dần dà người vợ cũng chán anh chồng thuộc tầng lớp hạ lưu. Ông ta phát triển căn bệnh tự ti mặc cảm, cố quên đi những bất hạnh của mình. Cuối cùng hai vợ chồng lâm vào khủng hỏang. Cô ta có nhân tình mới, và người đàn ông cũng kiếm được nhân ngãi trẻ đẹp hơn, tuy thuộc tầng lớp tiện dân. Vừa khi hai vợ chồng bàn tính ly dị thì người vợ ngã bệnh nặng. Người chồng âu lo, cố quên đi tất cả. Đó là con đường duy nhất ông ta có thể làm để đối phó với hòan cảnh. Hậu quả bi thảm là ông mất trí nhớ.
Câu truyện điển hình này là của mỗi người chúng ta. Có những linh hồn chịu đựng quá nhiều buồn đau hoặc lo lắng và cảm thấy hòan tòan bị bỏ rơi, thất vọng nếu không có người khác biết tới. Nghe chuyện của chúng ta là nghe cuộc đời chúng ta đã trải qua. Từ chối nghe là từ chối chính chúng ta. Lắng nghe là người ta đã chia sớt nỗi khổ tâm của kẻ khác và chữa lành về phần tâm lý. Mỗi người đều có một câu truyện để nói, nếu không gặp tri âm thì kể như chúng ta đã chôn quá khứ vào nấm mồ.
Hai môn đệ đi làng Emmaus của Phúc âm hôm nay cũng rơi vào trường hợp này. Họ đang bị dầy vò vì cuộc vỡ mộng quá lớn. Biến cố thày chết làm cho họ hòan tòan thất vọng. Chính miệng họ đã thố lộ điều đó:“Chúng tôi đã những hy vọng, người sẽ cứu vớt Israel”. Hy vọng của họ là dân tộc được giải phóng, tôn giáo được tự do và bản thân được vinh hoa phú quí với địa vị cao. Nhưng lúc này thì tan nát tất cả. Thày đã chết và mọi hy vọng được chôn chặt trong mồ cùng với thày. Chẳng còn chi để mà tin tưởng. Vỡ mộng và hổ thẹn đầy ắp với tâm trí họ, họ thầm thì to nhỏ về biến cố trên đường trở về làng cũ Emmaus, bây giờ là El Qubeiba, chừng 10 cây số đông bắc Giêrusalem.
Đúng là Phúc âm có câu truyện để kể, hai môn đệ vỡ mộng có câu chuyện để nói và câu truyện làm cho họ rối lòng. Một khách lạ tế nhị áp sát họ lắng nghe. Tâm lý thường tình cho hay dốc bầu tâm sự cho người lạ dễ dàng biết bao! Bạn chẳng cần ý tứ, dè dặt. Kiểu như người ta đi xa về tha hồ mà khoác lác, chẳng ai có khả năng kiểm chứng thật hay bịa. Phần người lạ cũng rất tế nhị, ông lắng nghe, đi sâu vào chi tiết câu truyện và giải thích ý nghĩa Kinh thánh cho họ. Ông tạo cho họ bầu khí thuận lợi để họ bộc bạch tâm can, những đau buồn, những thất vọng.
Rồi người khách lạ làm chi? Ông cũng kể câu truyện đời ông cho họ nghe. Đời của ông chứ không phải của người khác. Đối với hai môn đệ thập tự là một thất bại hòan tòan, một cản trở không thể vượt qua. Nhưng đối khách lạ không nhất thiết phải như vậy, rồi ông giải thích cho họ, bắt đầu từ Môsê và các ngôn sứ, những nội dung mà họ đã từng học tập, nhưng không hiểu:“ Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào vinh quang của Người sao?”. Vị khách lạ chỉ dẫn cho họ hay khổ giá không hẳn là kết thúc của một giấc mơ, nhưng là khởi điểm của một thực tại mới. Ông giúp đỡ hai môn đệ tìm ra ý nghĩa trong câu truyện của họ bằng cách cho họ biết ý nghĩa câu truyện của riêng ông. Nhờ đó họ có khả năng xem lại sự thật mà họ vừa trải qua ở Giêrusalem. Phúc âm kể: “Họ bảo nhau: Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Kinh thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”. Lòng họ sốt sắng vì đó là câu truyện của chính họ chứ không phải của người khác.
Sở dĩ người đàn ông mất trí nhớ có thể trở lại trạng thái bình thường là vì vị bác sĩ lắng nghe câu truyện của ông ta. Những rắc rối, những tối tăm, đau khổ của ông ta được tự do giãi bày. Nhờ đó cơn bệnh biến mất. Bệnh tật thiêng liêng của chúng ta cũng được chữa trị tương tự. Xin đừng kiêu căng cho mình chẳng hề mắc bệnh. Thực tế, chúng ta nhiều bệnh lắm, và còn nặng hơn ông khách thuê khách sạn: Bệnh điếc, bệnh mù, bệnh giả hình, thôi thì đủ cả, thậm chí cả những bệnh đưa đến cái chết. Vậy mà vẫn cứ nhởn nhơ coi mình là thánh thiện, lại còn sẵn sàng lên lớp cho thêin hạ. Mỗi người có một câu truyện cần phải được bộc bạch. Nếu như không gặp khách lạ thì chẳng bao giờ nói ra. Nếu khiêm tốn nhận ra vấn đề của mình, thì chẳng bao giờ còn tâm lý tự cao tự đại, ăn vận diêm dúa, trang hòang lãng phí để đánh bóng danh tiếng mình, tổ chức mình. Chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận phần tối tăm của linh hồn mình mà nhận ra thiếu thốn ơn Chúa soi sáng. Thực ra, xét cho cùng, thì chỉ câu truyện của Đức Kitô qua khổ nạn và cái chết rồi mới được vinh quang, chúng ta mới hiểu ra ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống mình. Mọi sự khác đều không thỏa đáng. Hai môn đệ chỉ nhận Chúa Phục sinh khi dùng bữa tối với Ngài. Lý do nằm ở chỗ, theo tục lệ Do thái, giai đọan cúôi cùng của tế lễ hy sinh là một bữa tiệc thánh thiện. Sách Lêvi ký thuật lại rất nhiều lần kết thúc của các hy lễ là chia sẻ bữa ăn với Đức Chúa tại bàn tiệc hy tếtsúc vật mà thày tư tế vừa thực hiện. Chắc chắn những tín hữu đầu tiên (đa số là Do thái) nghỉ rằng họ sẽ mất gốc nế không biết liên hệ với truyền thống này. Vì thế lễ bẻ bánh của họ là sau bữa ăn để tưởng niệm Đức Kitô. Truyền thống này còn mãi đến ngày hôm nay. Những ai không nhận ra ý nghĩa của nó, thì quả thật không phải là tín hữu chân chính.
Khi Chúa vào dùng bữa với họ và Ngài vừa cầm bánh bẻ thì họ nhận ra Ngài. Chúng ta cũng chỉ nhận được ân huệ ấy sau khi đã đồng lao cộng khổ với Chúa. Đức Giáo Hòang Phaolô VI đã mô tả thánh lẽ bằng ba chữ:“ Một hy lễ, một tưởng niệm và một bữa tiệc” là ở trong ý nghĩa ấy. Đức tin chúng ta sẽ không nhận ra Chúa trong thánh lễ nếu trước hết không suy niệm về khổ nạn, cái chết và phục sinh của Ngài. Đây là tư tưởng của thánh Augustinô và nhiều vị khác trong Gíao Hội. Làm ngược là chúng ta thất bại không nhận ra Chúa.
Nhiều người nói rằng việc sống lại của Chúa, chỉ là suy nghĩ viển vông của các tín hữu. Họ không muốn chấp nhận thày mình đã chết, sự nghiệp đã tiêu tan. Họ ước ao mãnh liệt Ngài vẫn sống với họ, cho nên tạo ra những ảo ảnh rằng Ngài hiện ra đó đây nhiều lần. Họ “trông” thấy ngài đúng như lòng mong ước và đặt tên là Đức Kitô Phục sinh. Kỳ thật chẳng có chi là thực tế cả. Dân chúng chẳng bao giờ được chứng kiến “nội dung” họ từng kể lại. Đúng là đám môn đệ đã ở tận cùng hất vọng. Câu chuyện của các ông tỏ lộ một sự mất mát tòan diện và các ông đang làm chuyện mà ngày nay các người thất bại thường làm: Co cụm lại để băng bó vết thương, trở về công việc cũ, xây dựng lại tương lai. Một vài người trong bọn trở lại nấm mồ, như người ta thường làm, thăm viếng chỗ chôn cất và đau đớn khóc than. Có vậy thôi.
Hai môn đệ đi làng Emmaus nói là gặp khách lạ thì chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng quá mạnh mẽ và ký ức còn quá sống động. Họ kể lại cho ông khách “ảo” điều mà các phụ nữ đồn thổi về thày đã trỗi dậy, thì chính họ cũng không tin. Đúng là câu truyện hoang đường mà ngày nay vẫn thừơng nghe thấy. Về phần Giáo hội tiên khởi cũng cùng một ruộc âm mưu lừa dối thiên hạ. Nhưng làm sao lừa được cả thiên hạ, cấp lãnh đạo Do thái, cho tới nay, có tin đâu? Xét trong tư tưởng của hai ông, thì họ đã kết thúc một quãng đời mộng mơ và trở về cuộc sống đời thường.
“Chúng tôi những tưởng người sẽ cứu Israel”. Câu nói rất phổ thông giữa chúng ta ngày nay: Chúng tôi những tưởng công trình này rất thành công. Những tưởng cuộc hôn nhân này hạnh phúc, con cái rất ngoan ngõan, dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích, viên thuốc này rất hiệu nghiệm, ông nọ ba kia rất tốt bụng….ai dè! Hy vọng và mơ ước của chúng ta thường gặp thất bại. Thất bại này kế tiếp thất bại khác, khiến chúng ta nhát đảm, rụt rè, chột dạ, nghi nan không tin tưởng vào mình nữa, nản chí trong bất cứ công việc nào, kể cả đàng thiêng liêng. Nhưng có một thực tại không thể chối cãi được, là hai môn đệ ngay đêm hôm ấy trở về Giêrussalem để gặp các tông đồ, thuật lại cho họ ngay kinh nghiệm xem thấy thày của mình. Các ông cũng ngỡ ngàng nghe kể lại cùng một câu truyện: Họ cũng nói với hai ông:“Chúa trỗi dậy thật rồi và đã hiện ra với Simon”. Simon là tên cũ của Phêrô, đứng làm biểu tưởng cho đạo cũ. Tức Kinh Thánh đã được ứng nghiệm mà Kinh thánh thì không thể sai lầm. Cho nên lương tri ngay chính buộc phải công nhận sự Phục sinh của Chúa là chân lý. Và khi nhận lãnh chân lý thì không thể giấu kín. Cleopha và bạn đồng hành trở về Giêrusalem báo tin cho các tông đồ và những môn đệ khác đang tụ họp.
Câu truyện Emmaus là câu truyện của mỗi tín hữu. Nó thường xẩy ra với chúng ta mỗi khi rước lễ. Nếu thực sự chúng ta gặp gỡ Chúa trong thánh thể, chúng ta chẳng thể giữ Tin Mừng ấy cho riêng mình. Nó phải được loan ra bằng hành động, lời nói, trừ phi chẳng gặp Ngài mà chỉ giả đò gặp mà thôi. Cùng với Giáo Hội, chúng ta làm những cuộc hành trình giữa trần gian, cuộc hành trình súôt cả cuộc đời. Chúa Giêsu luôn đi sát bên mỗi người, giải thích, hướng dẫn mỗi linh hồn về quê Trời ngay cả khi không nhận ra Ngài. Chúng ta là thành phần của Dân Thiên Chúa, cần sống xứng đáng với những chi mình tin tưởng. Vì mỗi người đều phải kể lại câu chuyện đời mình. Câu chuyện đó có ý nghĩa hay không tùy thuộc vào thái độ sống của chúng ta. Amen, Alleluia.
(Tổng hợp từ: Flor McCarthy – Sicilianô, OP).