New York (CNA) – Theo tường thuật của hãng thông tấn AP, một đề nghị đối thoại liên tôn do Vua Abdullah nước Saudi Arabia trình bày đã gây được những phản ứng nồng nhiệt từ các nhà lãnh đạo Do thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, và đó có thể là một bước phát triển lớn trong mối quan hệ giữa các tôn giáo.
Hôm thứ Hai vừa qua, trong cuộc hội thảo tại Riyadh về “Văn hóa và sự Tôn trọng các Tôn giáo”, Vua Abdullah nói: “Ý kiến là yêu cầu các đại diện của các tôn giáo độc thần cùng ngồi lại với các anh em, trong niềm trung tín và thành thực, của mọi tôn giáo vì chúng ta cùng tin vào một Thượng đế.”
Vị Vua nói rằng ông đã trình bày ý kiến này lên Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khi ông thăm Tòa thánh Vatican hồi tháng 11 năm ngoái. Vì Đức giáo hoàng đã “nồng nhiệt đón tiếp” ông trong “một cuộc gặp mặt giữa một con người với một con người mà tôi sẽ không bao giờ quên được”, hoàng đế nói ông nhằm “tìm kiếm sự chấp thuận của đức Allah theo điều Ngài đã truyền dạy trong các tôn giáo: đó là Ngũ kinh, Thánh kinh và Thiên kinh Koran.”
Theo thông báo đăng trêm website của Bộ Ngoại vụ nước Saudi Arabia, Vua Abdullah nói:“Tôi cầu xin đức Allah cho chúng tôi được gặp gỡ nhau dựa trên một từ ngữ.” Nhà vua nói ông dự trù tổ chức các hội nghị để thu thập ý kiến của người Hồi giáo từ những vùng khác trên thế giới, sau đó ông sẽ gặp với “các người anh em của chúng ta” ở Thiên Chúa giáo và Do thái giáo “để chúng ta có thể cùng thoả thuận về một số điều nhằm bảo đảm bảo tồn được nhân loại chống lại những kẻ phá hoại đạo đức, hệ thống gia đình và sự lương thiện.”
Các chi tiết về đề nghị này vẫn chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn Israel có được tham dự vào sáng kiến này hay không, hoặc các hạn chế về tự do tôn giáo tại Saudi Arabia có được nới lỏng không. Nước này cấm mọi nghi thức phụng tự không phải Hồi giáo và cấm các biểu tượng được các tôn giáo khác kính trọng như thánh giá và sách Tin Mừng.
Theo luật của Saudi, người theo đạo Hồi khi cải sang tôn giáo khác phải bị phạt tử hình.
Sáng kiến của vua Abdullah đưa ra vào lúc các cuộc thương thảo hoà bình bị bế tắc và mối căng thẳng đã lên cao ở Trung Đông. Người Hồi giáo giận dữ vì những bức biếm họa tại Âu châu phỉ báng Thiên sứ Mohamet. Việc Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI mới rửa tội cho một người Hồi giáo tân tòng có thế giá cũng gây nên những tranh cãi.
Tuy nhiên, tin cho biết Vua đã được sự thỏa thuận của hàng giáo sĩ cao cấp ở Saudi Arabia.
Một số nhà phân tích gợi ý rằng đề xuất của nhà vua là kết quả của cuộc đối thoại liên tôn càng ngày càng gia tăng giữa các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới kể từ sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.
Theo hãng AP thì ông John Esposito, giám đốc sáng lập Trung tâm Tìm hiểu Hồi giáo–Thiên chúa giáo Prince Alwaleed bin Talal tại trường Đại học Georgetown, có nói rằng tổ chức tôn giáo tại Saudi đã rất tích cực trong vấn đề đối thoại liên tôn kể từ cuộc tấn công tháng 9.
Esposito cho biết lời kêu gọi của nhà vua như thế là điều có ý nghĩa đặc biệt.
Vua Abdullah gặp ĐGH Benedictô XVI tại Vatican ngày 11/06/2007 |
Vị Vua nói rằng ông đã trình bày ý kiến này lên Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI khi ông thăm Tòa thánh Vatican hồi tháng 11 năm ngoái. Vì Đức giáo hoàng đã “nồng nhiệt đón tiếp” ông trong “một cuộc gặp mặt giữa một con người với một con người mà tôi sẽ không bao giờ quên được”, hoàng đế nói ông nhằm “tìm kiếm sự chấp thuận của đức Allah theo điều Ngài đã truyền dạy trong các tôn giáo: đó là Ngũ kinh, Thánh kinh và Thiên kinh Koran.”
Vua Abdullah nước Saudi Arabia |
Theo thông báo đăng trêm website của Bộ Ngoại vụ nước Saudi Arabia, Vua Abdullah nói:“Tôi cầu xin đức Allah cho chúng tôi được gặp gỡ nhau dựa trên một từ ngữ.” Nhà vua nói ông dự trù tổ chức các hội nghị để thu thập ý kiến của người Hồi giáo từ những vùng khác trên thế giới, sau đó ông sẽ gặp với “các người anh em của chúng ta” ở Thiên Chúa giáo và Do thái giáo “để chúng ta có thể cùng thoả thuận về một số điều nhằm bảo đảm bảo tồn được nhân loại chống lại những kẻ phá hoại đạo đức, hệ thống gia đình và sự lương thiện.”
Các chi tiết về đề nghị này vẫn chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn Israel có được tham dự vào sáng kiến này hay không, hoặc các hạn chế về tự do tôn giáo tại Saudi Arabia có được nới lỏng không. Nước này cấm mọi nghi thức phụng tự không phải Hồi giáo và cấm các biểu tượng được các tôn giáo khác kính trọng như thánh giá và sách Tin Mừng.
Theo luật của Saudi, người theo đạo Hồi khi cải sang tôn giáo khác phải bị phạt tử hình.
Sáng kiến của vua Abdullah đưa ra vào lúc các cuộc thương thảo hoà bình bị bế tắc và mối căng thẳng đã lên cao ở Trung Đông. Người Hồi giáo giận dữ vì những bức biếm họa tại Âu châu phỉ báng Thiên sứ Mohamet. Việc Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI mới rửa tội cho một người Hồi giáo tân tòng có thế giá cũng gây nên những tranh cãi.
Tuy nhiên, tin cho biết Vua đã được sự thỏa thuận của hàng giáo sĩ cao cấp ở Saudi Arabia.
Một số nhà phân tích gợi ý rằng đề xuất của nhà vua là kết quả của cuộc đối thoại liên tôn càng ngày càng gia tăng giữa các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới kể từ sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.
Theo hãng AP thì ông John Esposito, giám đốc sáng lập Trung tâm Tìm hiểu Hồi giáo–Thiên chúa giáo Prince Alwaleed bin Talal tại trường Đại học Georgetown, có nói rằng tổ chức tôn giáo tại Saudi đã rất tích cực trong vấn đề đối thoại liên tôn kể từ cuộc tấn công tháng 9.
Esposito cho biết lời kêu gọi của nhà vua như thế là điều có ý nghĩa đặc biệt.