BAN MÊ THUỘT - 6g sáng ngày 16 tháng 3, Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm và 15 Soeurs học viện, tất cả thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima lên xe hướng về giáo xứ An Bình, hạt Phước Long thuộc Gp. Ban Mê Thuột.
Đây là giáo xứ áp chót của Gp. Ban Mê Thuột nếu đi từ Toà Giám Mục xuống, còn tính từ Saigon lên, chúng tôi phải trải qua quãng đường dài 170 km. Giáo xứ An Bình có khoảng 3 ngàn trong số đó anh chị em dân tộc Stiêng là 1200 người trải dài 5 sóc: Bù Keng, Bù Ha, Bù Tam, Bình Giai và Bình Hà. Cha chánh xứ F.X Nguyễn Từ Tiến Dũng cho biết sóc Bù Keng xa nhà thờ nhất là 20 cây số đường khúc khuỷu, gập ghềnh, bụi mù. Mỗi Sóc đều có nhà nguyện riêng, may mắn thay chúng tôi được đến Sóc xa nhà thờ nhất. Nhà nguyện của Bù Keng nho nhỏ, tôi đo thử bước chân, chiều ngang và chiều dọc bằng nhau đều được 10 bước. Bàn thờ thô sơ, đơn giản với tượng Chịu Nạn đang được che khăn vì Mùa Chay, một cái giá đọc sách, vài tấm tôn và vài khúc cây dựng trong góc nhà. Ánh nắng mặt trời thì chói chang hắt những sợi nắng vàng chiếu sáng tràn ngập ngôi nhà nguyện nơi hẻo lánh này. Ngôi nhà nguyện thứ hai chúng tôi đến cũng cùng chung số phận như thế, tuy nhiên nơi đây đang có dự án làm nhà nguyện với khung nhà tiền chế cha xứ xin được đâu đó ở Saigon chở về, và tất cả mới chỉ là bắt đầu.
Chúng tôi được đến thăm vài gia đình trong Sóc Bù Keng, nhà làm bằng phên tre, ánh nắng tha hồ vào chơi, có lẽ mùa mưa ướt là chuyện bình thường. Trong nhà chẳng có vật dụng gì trừ cái sạp tre là đáng giá. Không bàn ghế, tủ chè hay ti vi…Nhà nào cửa cũng để ngỏ, vài nhà có những cậu bé vô tư ngủ, chẳng có ai ở nhà. Đàng sau là cái giếng khá sâu khoảng hơn 10m nhưng phải kéo nước bằng tay, quần áo, chén bát vất vưởng...
3 tiếng đồng hồ sau khi khởi hành, chúng tôi đến nhà thờ An Bình đang lúc thánh lễ cho anh chị em Stiêng, cha xứ và hai cậu bé người dân tộc đang đọc bài Thương Khó. Điều thú vị và dễ thương trong ngôi nguyện đường nhỏ bé này là trẻ em, chúng được mẹ hay cha bồng trên tay, địu trên lưng khi dâng lễ, hay chạy lên chạy xuống giữa các hàng ghế, rồi đâu đó có tiếng một bé khóc giữa nhà thờ và một em bé bình yên nằm duỗi hai tay hai chân thẳng cẳng trên ghế ngủ một giấc.
Sr. Andre Đỗ Thị Hương trưởng đoàn cho biết: “ Chuẩn bị cho anh chị em nơi đây, chúng tôi chỉ có được 250 phần quà của các mạnh thường quân nhờ chuyển cho những anh chị em khó khăn. Mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng gồm 10 kg gạo, 1 kg đường cát trắng, hai chai nước tương và 1 lít nước mắm. Còn những anh chị em đi dự lễ chúng tôi chuẩn bị cho mỗi người một ổ bánh mì kẹp giò, thơm phức do chính tay các Soeur nhận. Trẻ em thì có thêm bánh Snack, kẹo...”
Tôi hỏi một ông cụ: “Quà như thế này có ít quá không? Có lẽ phải thêm một túi bột ngọt nữa mới đủ”. Ông trả lời giọng lơ lớ tiếng Việt: “Như thế này là nhiều rồi đó”. Hỏi thêm vài chị nữa, nhưng hầu như không ai biết tiếng Việt. Thế là chỉ nhìn nhau cười! Có lẽ số tôi không may mắn, một số chị em học viên hỏi chuyện rất nhiều người và những câu chuyện rất dễ thương ấy được kể trên xe trên đường về nhà. Ví dụ như người con giá Stiêng khi lấy chồng thì chồng về ở nhà vợ, khi nào nhiều tiền và đưa cho bà mẹ vợ một khoản nào đó thì mới được ra riêng.Ví dụ như hỏi có bao giờ “đánh vợ” không? Câu trả lời: không bao giờ vì không có tiền đi. ..chích! Nhưng có những câu trả lời nghe xong nặng lòng. Trẻ em ở đây hầu như thất học, nếu có được đến trường thì lớp 5 đã là quá lắm rồi. Nhìn những em bé lon ton theo mẹ đi lễ, đen nhẻm, vô tư, mạnh khoẻ mà nao cả lòng. Nặng lòng hơn khi cha xứ chia sẻ: Sổ gia đình công giáo nơi đây phải đi đặt riêng, vì nhà nào cũng ít nhất là 8 đến 9 đứa con, nhà bình thường thì 10 hay 12...do đó sổ phải đi đặt là vậy, nếu không phải viết hai sổ mới đủ! Có lẽ vậy mà một chị dân tộc khoảng ngoài tuổi hai mươi lưng địu con, bụng mang bầu đến nhận gạo, các Soeur áy náy không dám cho bê vì sợ nặng quá, rồi các Soeurs nhờ người giúp đỡ bê giùm, nhưng khi ra tới đầu ngõ nhà thờ tôi đã thấy chị đội bao gạo trên vai, tay ôm con, còn bịch đồ nữa thì cho vào túi địu con, đi một cách nhẹ nhàng! Tội nghiệp cho các Soeur quá lo lắng!
Những ngày cuối cùng của Mùa Chay đang dần trôi qua, chúng tôi diễm phúc được đến với anh chị em vùng sâu vùng xa để chia sẻ, nói chuyện hỏi thăm...chỉ được vài ba tiếng đồng hồ nhưng những tâm tình thì thu được rất nhiều. Những điều đó sẽ mãi ghi dấu trong cuộc đời phục vụ, ghi dấu theo những tháng năm làm bạn cùng Giêsu, ghi dấu theo quãng đường mình đi qua để có thể cất lên bài ca Tạ ơn Chúa, vì trong mỗi môi trường sống Chúa hiện diện một cách khác nhau để chúng con nhìn thấy Chúa cách toàn diện hơn và yêu mến hơn.
Xin cảm ơn những anh chị em đã góp công- góp sức cho chuyến đi ngày hôm nay. Xin cám ơn nhau để mỗi ngày người đến và người đi đều cảm ơn chung một người, đó là Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Đây là giáo xứ áp chót của Gp. Ban Mê Thuột nếu đi từ Toà Giám Mục xuống, còn tính từ Saigon lên, chúng tôi phải trải qua quãng đường dài 170 km. Giáo xứ An Bình có khoảng 3 ngàn trong số đó anh chị em dân tộc Stiêng là 1200 người trải dài 5 sóc: Bù Keng, Bù Ha, Bù Tam, Bình Giai và Bình Hà. Cha chánh xứ F.X Nguyễn Từ Tiến Dũng cho biết sóc Bù Keng xa nhà thờ nhất là 20 cây số đường khúc khuỷu, gập ghềnh, bụi mù. Mỗi Sóc đều có nhà nguyện riêng, may mắn thay chúng tôi được đến Sóc xa nhà thờ nhất. Nhà nguyện của Bù Keng nho nhỏ, tôi đo thử bước chân, chiều ngang và chiều dọc bằng nhau đều được 10 bước. Bàn thờ thô sơ, đơn giản với tượng Chịu Nạn đang được che khăn vì Mùa Chay, một cái giá đọc sách, vài tấm tôn và vài khúc cây dựng trong góc nhà. Ánh nắng mặt trời thì chói chang hắt những sợi nắng vàng chiếu sáng tràn ngập ngôi nhà nguyện nơi hẻo lánh này. Ngôi nhà nguyện thứ hai chúng tôi đến cũng cùng chung số phận như thế, tuy nhiên nơi đây đang có dự án làm nhà nguyện với khung nhà tiền chế cha xứ xin được đâu đó ở Saigon chở về, và tất cả mới chỉ là bắt đầu.
Chúng tôi được đến thăm vài gia đình trong Sóc Bù Keng, nhà làm bằng phên tre, ánh nắng tha hồ vào chơi, có lẽ mùa mưa ướt là chuyện bình thường. Trong nhà chẳng có vật dụng gì trừ cái sạp tre là đáng giá. Không bàn ghế, tủ chè hay ti vi…Nhà nào cửa cũng để ngỏ, vài nhà có những cậu bé vô tư ngủ, chẳng có ai ở nhà. Đàng sau là cái giếng khá sâu khoảng hơn 10m nhưng phải kéo nước bằng tay, quần áo, chén bát vất vưởng...
3 tiếng đồng hồ sau khi khởi hành, chúng tôi đến nhà thờ An Bình đang lúc thánh lễ cho anh chị em Stiêng, cha xứ và hai cậu bé người dân tộc đang đọc bài Thương Khó. Điều thú vị và dễ thương trong ngôi nguyện đường nhỏ bé này là trẻ em, chúng được mẹ hay cha bồng trên tay, địu trên lưng khi dâng lễ, hay chạy lên chạy xuống giữa các hàng ghế, rồi đâu đó có tiếng một bé khóc giữa nhà thờ và một em bé bình yên nằm duỗi hai tay hai chân thẳng cẳng trên ghế ngủ một giấc.
Sr. Andre Đỗ Thị Hương trưởng đoàn cho biết: “ Chuẩn bị cho anh chị em nơi đây, chúng tôi chỉ có được 250 phần quà của các mạnh thường quân nhờ chuyển cho những anh chị em khó khăn. Mỗi phần quà trị giá 100 ngàn đồng gồm 10 kg gạo, 1 kg đường cát trắng, hai chai nước tương và 1 lít nước mắm. Còn những anh chị em đi dự lễ chúng tôi chuẩn bị cho mỗi người một ổ bánh mì kẹp giò, thơm phức do chính tay các Soeur nhận. Trẻ em thì có thêm bánh Snack, kẹo...”
Tôi hỏi một ông cụ: “Quà như thế này có ít quá không? Có lẽ phải thêm một túi bột ngọt nữa mới đủ”. Ông trả lời giọng lơ lớ tiếng Việt: “Như thế này là nhiều rồi đó”. Hỏi thêm vài chị nữa, nhưng hầu như không ai biết tiếng Việt. Thế là chỉ nhìn nhau cười! Có lẽ số tôi không may mắn, một số chị em học viên hỏi chuyện rất nhiều người và những câu chuyện rất dễ thương ấy được kể trên xe trên đường về nhà. Ví dụ như người con giá Stiêng khi lấy chồng thì chồng về ở nhà vợ, khi nào nhiều tiền và đưa cho bà mẹ vợ một khoản nào đó thì mới được ra riêng.Ví dụ như hỏi có bao giờ “đánh vợ” không? Câu trả lời: không bao giờ vì không có tiền đi. ..chích! Nhưng có những câu trả lời nghe xong nặng lòng. Trẻ em ở đây hầu như thất học, nếu có được đến trường thì lớp 5 đã là quá lắm rồi. Nhìn những em bé lon ton theo mẹ đi lễ, đen nhẻm, vô tư, mạnh khoẻ mà nao cả lòng. Nặng lòng hơn khi cha xứ chia sẻ: Sổ gia đình công giáo nơi đây phải đi đặt riêng, vì nhà nào cũng ít nhất là 8 đến 9 đứa con, nhà bình thường thì 10 hay 12...do đó sổ phải đi đặt là vậy, nếu không phải viết hai sổ mới đủ! Có lẽ vậy mà một chị dân tộc khoảng ngoài tuổi hai mươi lưng địu con, bụng mang bầu đến nhận gạo, các Soeur áy náy không dám cho bê vì sợ nặng quá, rồi các Soeurs nhờ người giúp đỡ bê giùm, nhưng khi ra tới đầu ngõ nhà thờ tôi đã thấy chị đội bao gạo trên vai, tay ôm con, còn bịch đồ nữa thì cho vào túi địu con, đi một cách nhẹ nhàng! Tội nghiệp cho các Soeur quá lo lắng!
Những ngày cuối cùng của Mùa Chay đang dần trôi qua, chúng tôi diễm phúc được đến với anh chị em vùng sâu vùng xa để chia sẻ, nói chuyện hỏi thăm...chỉ được vài ba tiếng đồng hồ nhưng những tâm tình thì thu được rất nhiều. Những điều đó sẽ mãi ghi dấu trong cuộc đời phục vụ, ghi dấu theo những tháng năm làm bạn cùng Giêsu, ghi dấu theo quãng đường mình đi qua để có thể cất lên bài ca Tạ ơn Chúa, vì trong mỗi môi trường sống Chúa hiện diện một cách khác nhau để chúng con nhìn thấy Chúa cách toàn diện hơn và yêu mến hơn.
Xin cảm ơn những anh chị em đã góp công- góp sức cho chuyến đi ngày hôm nay. Xin cám ơn nhau để mỗi ngày người đến và người đi đều cảm ơn chung một người, đó là Thiên Chúa, Cha chúng ta.