NHA TRANG - 11g tối mùng 7 tháng 3, Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima kết hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ quận Thủ Đức cùng các y bác sĩ thiện nguyện của một số bệnh viện Sài Gòn đi khám và phát thuốc miễn phí cho bà con ở giáo xứ Phước Thiện và Suối Hoà, cả hai thuộc giáo phận Nha Trang.
6g sáng mùng 8 tháng 3, đoàn đã đến giáo xứ Phước Thiện, hạt Ninh Thuận, sau khi chào cha xứ và điểm tâm, mọi người quên cả mệt nhọc, bắt tay vào công việc.
Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy có rất nhiều cụ ông, cụ bà cùng bà con trong giáo xứ đã tụ tập trong khuôn viên nhà thờ.
Gx. Phước Thiện có 8 ngàn giáo dân và 900 người tại Giáo họ Đá Hàn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trước đây trồng thuốc lá, nhưng mấy năm gần đây trồng bắp (ngô). Hầu hết các ngôi nhà đề lợp bằng lá và hình như đàn ông nhường cho phụ nữ, người già và trẻ em khám bệnh, còn mình thì lên rẫy. Vì hầu hết bệnh nhân hôm nay có rất ít nam giới.
Cha xứ GB. Phạm Hồng Thái cho biết giáo xứ hầu như toàn tòng, nhà ở gần nhà thờ, nhưng hôm nay tất cả bà con lương cũng như giáo muốn khám bệnh đều được lãnh phiếu. Đây cũng là lần đầu tiên bà con giáo dân ở đây được khám và phát thuốc miễn phí thế này.
5g chiều, chúng tôi có mặt tại giáo xứ Suối Hoà thuộc giáo hạt Cam Ranh. Cha sở Phaolo Trương Đức Thắng cho biết: Nơi đây tuy chỉ có hơn 2 ngàn dân, nhưng giáo dân lại phân tán mỏng và có nhiều anh chị em dân tộc. Giáo xứ được thành lập vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm 1993, một giáo xứ vẫn còn non trẻ. Giáo họ Xuân Lập và giáo họ Tân Lập cũng thuộc Suối Hoà đường hơi khó đi và hiện nay đang chuẩn bị xây nhà nguyện. Khi chúng tôi vào chia sẻ quà cho các em thiếu nhi tại Xuân Lập, các em sinh hoạt trên nền móng ngôi nhà nguyện chuẩn bị xây dựng với những cột thép chưa đổ bêtông.
Hai giáo xứ có số giáo dân chênh lệch nhau khá lớn, hơn kém nhau đến 5 lần, nhưng số bệnh nhân đến khám lại ngang nhau, mỗi giáo xứ 1100 lượt người đến, vị chi 2200 người. Vì không lường được số bệnh nhân tại Suối Hoà quá đông, nên lượng thuốc mang đi không đủ, các Soeur phải đi các tiệm thuốc tây gom từng hộp để sao cho đủ thuốc. Cám ơn Chúa tất cả rồi cũng đâu vào đấy.
Với 14 bác sĩ khám bệnh kê toa, 12 nha sĩ làm việc cật lực và khoảng 14 Soeurs bên dược (lấy thuốc cho bệnh nhân theo toa), tất cả nỗ lực hết mình để được phục vụ anh chị em bằng mọi cách tốt nhất.
Đặc biệt ngoài những bác sĩ kỳ cựu đi với đoàn lâu năm, Sr. Andre Đỗ Thị Hương -trưởng đoàn- còn cho biết thêm, đó là sự cộng tác của các bác sĩ phòng khám thuộc giáo xứ Phú Trung (Saigon). Trong đoàn, các bác sĩ không chỉ là người công giáo mà có hơn một nửa khác tôn giáo, nhưng tình thân nghĩa thiết và sự phục vụ thì như nhau. BS. Phượng cho biết “còn sức thì còn làm”. Cũng nên nói thêm rằng một ngày khám bệnh ở phòng mạch, các bác sĩ được ít là 5 triêụ đồng, hai ngày là 10 triệu, nhưng nói như BS. Chinh thì: “ Tôi không nhắm đến cái lợi đó, đi phục vụ để được chia sẻ, đó là niềm vui”. Đặc biệt hơn nữa, ngày khám bệnh rơi đúng vào ngày Quốc tế Phụ Nữ, nhưng các bác sĩ nữ cũng hầu như quên mất ngày của chính mình. Khi nghe tôi hỏi: Hôm nay bác đã nhận được mấy tin nhắn mừng ngày Phụ nữ rồi? BS. N lúc đó mới giật mình: Ừ hôm nay mùng 8 tháng 3 nhỉ!
Trên đường về, để rút kinh nghiệm cho những lần tới cho việc phục vụ đắc lực hơn và các bác sĩ đã nói lên những cảm tưởng của mình qua chuyến đi.
Về sức khoẻ, người già thì: cao huyết áp, chóng mặt, đau dạ dày. Và bác sĩ thêm rằng: chóng mặt có lẽ do thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Phụ nữ hầu như bị bệnh phụ khoa. Bên nha cho biết: người dân ở đây hầu như bị nha chu, nguyên nhân ăn nhiều đồ biển và sống gần núi nên nhiều cao răng, khi đánh răng thì hay bị chảy máu nên càng ngại đánh răng và dẫn đến bị nha chu. BS. Hợp cho biết: có người đã chia sẻ rằng: Tôi bị cảm thì có 2 ngàn đồng cũng đi mua được viên thuốc, nhưng nếu bị sâu răng thì 20 ngàn cũng không dám đi chữa răng. Hình như phòng nha khoa là một cái gì đó xa lạ với người dân ở đây.
Với 1200 phần quà cho thiếu nhi, là những quyển vở, bút chì, bút bi và những viên kẹo cũng như những liều thuốc uống trong vòng một tuần lễ không phải là tất cả những gì chúng tôi nhắm đến, nhưng điều quan trọng là chúng tôi được gặp gỡ, được chia sẻ và tư vấn cho bà con, đó là điều cần thiết. Đó cũng là động lực để gần 50 người bỏ nhà mình 2 đêm, trải qua 14 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, để đến được với anh chị em vùng sâu vùng xa để ngồi lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm.
Chúng con xin cảm ơn cha Bề Trên Đan Viện Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca cho tá túc qua đêm trong những căn phòng khang trang của đan viện. Xin cảm ơn những ân nhân xa gần đã giúp Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima qua những phần quà, qua sự cầu nguyện và bằng chính thời gian của mình trên cuộc hành trình. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người bình an mạnh khoẻ và chia tay lúc 2g sáng ngày 10 tháng 3, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới tại các bệnh viện mà các bác sĩ còn dặn Sr. Hương: vào dịp tới Soeur nhớ gọi con nha. Một chuyến đi mới lại được chuẩn bị.
6g sáng mùng 8 tháng 3, đoàn đã đến giáo xứ Phước Thiện, hạt Ninh Thuận, sau khi chào cha xứ và điểm tâm, mọi người quên cả mệt nhọc, bắt tay vào công việc.
Khi đến nơi, chúng tôi đã thấy có rất nhiều cụ ông, cụ bà cùng bà con trong giáo xứ đã tụ tập trong khuôn viên nhà thờ.
Gx. Phước Thiện có 8 ngàn giáo dân và 900 người tại Giáo họ Đá Hàn, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Trước đây trồng thuốc lá, nhưng mấy năm gần đây trồng bắp (ngô). Hầu hết các ngôi nhà đề lợp bằng lá và hình như đàn ông nhường cho phụ nữ, người già và trẻ em khám bệnh, còn mình thì lên rẫy. Vì hầu hết bệnh nhân hôm nay có rất ít nam giới.
Cha xứ GB. Phạm Hồng Thái cho biết giáo xứ hầu như toàn tòng, nhà ở gần nhà thờ, nhưng hôm nay tất cả bà con lương cũng như giáo muốn khám bệnh đều được lãnh phiếu. Đây cũng là lần đầu tiên bà con giáo dân ở đây được khám và phát thuốc miễn phí thế này.
5g chiều, chúng tôi có mặt tại giáo xứ Suối Hoà thuộc giáo hạt Cam Ranh. Cha sở Phaolo Trương Đức Thắng cho biết: Nơi đây tuy chỉ có hơn 2 ngàn dân, nhưng giáo dân lại phân tán mỏng và có nhiều anh chị em dân tộc. Giáo xứ được thành lập vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống năm 1993, một giáo xứ vẫn còn non trẻ. Giáo họ Xuân Lập và giáo họ Tân Lập cũng thuộc Suối Hoà đường hơi khó đi và hiện nay đang chuẩn bị xây nhà nguyện. Khi chúng tôi vào chia sẻ quà cho các em thiếu nhi tại Xuân Lập, các em sinh hoạt trên nền móng ngôi nhà nguyện chuẩn bị xây dựng với những cột thép chưa đổ bêtông.
Hai giáo xứ có số giáo dân chênh lệch nhau khá lớn, hơn kém nhau đến 5 lần, nhưng số bệnh nhân đến khám lại ngang nhau, mỗi giáo xứ 1100 lượt người đến, vị chi 2200 người. Vì không lường được số bệnh nhân tại Suối Hoà quá đông, nên lượng thuốc mang đi không đủ, các Soeur phải đi các tiệm thuốc tây gom từng hộp để sao cho đủ thuốc. Cám ơn Chúa tất cả rồi cũng đâu vào đấy.
Với 14 bác sĩ khám bệnh kê toa, 12 nha sĩ làm việc cật lực và khoảng 14 Soeurs bên dược (lấy thuốc cho bệnh nhân theo toa), tất cả nỗ lực hết mình để được phục vụ anh chị em bằng mọi cách tốt nhất.
Đặc biệt ngoài những bác sĩ kỳ cựu đi với đoàn lâu năm, Sr. Andre Đỗ Thị Hương -trưởng đoàn- còn cho biết thêm, đó là sự cộng tác của các bác sĩ phòng khám thuộc giáo xứ Phú Trung (Saigon). Trong đoàn, các bác sĩ không chỉ là người công giáo mà có hơn một nửa khác tôn giáo, nhưng tình thân nghĩa thiết và sự phục vụ thì như nhau. BS. Phượng cho biết “còn sức thì còn làm”. Cũng nên nói thêm rằng một ngày khám bệnh ở phòng mạch, các bác sĩ được ít là 5 triêụ đồng, hai ngày là 10 triệu, nhưng nói như BS. Chinh thì: “ Tôi không nhắm đến cái lợi đó, đi phục vụ để được chia sẻ, đó là niềm vui”. Đặc biệt hơn nữa, ngày khám bệnh rơi đúng vào ngày Quốc tế Phụ Nữ, nhưng các bác sĩ nữ cũng hầu như quên mất ngày của chính mình. Khi nghe tôi hỏi: Hôm nay bác đã nhận được mấy tin nhắn mừng ngày Phụ nữ rồi? BS. N lúc đó mới giật mình: Ừ hôm nay mùng 8 tháng 3 nhỉ!
Trên đường về, để rút kinh nghiệm cho những lần tới cho việc phục vụ đắc lực hơn và các bác sĩ đã nói lên những cảm tưởng của mình qua chuyến đi.
Về sức khoẻ, người già thì: cao huyết áp, chóng mặt, đau dạ dày. Và bác sĩ thêm rằng: chóng mặt có lẽ do thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Phụ nữ hầu như bị bệnh phụ khoa. Bên nha cho biết: người dân ở đây hầu như bị nha chu, nguyên nhân ăn nhiều đồ biển và sống gần núi nên nhiều cao răng, khi đánh răng thì hay bị chảy máu nên càng ngại đánh răng và dẫn đến bị nha chu. BS. Hợp cho biết: có người đã chia sẻ rằng: Tôi bị cảm thì có 2 ngàn đồng cũng đi mua được viên thuốc, nhưng nếu bị sâu răng thì 20 ngàn cũng không dám đi chữa răng. Hình như phòng nha khoa là một cái gì đó xa lạ với người dân ở đây.
Với 1200 phần quà cho thiếu nhi, là những quyển vở, bút chì, bút bi và những viên kẹo cũng như những liều thuốc uống trong vòng một tuần lễ không phải là tất cả những gì chúng tôi nhắm đến, nhưng điều quan trọng là chúng tôi được gặp gỡ, được chia sẻ và tư vấn cho bà con, đó là điều cần thiết. Đó cũng là động lực để gần 50 người bỏ nhà mình 2 đêm, trải qua 14 tiếng đồng hồ gà gật trên xe, để đến được với anh chị em vùng sâu vùng xa để ngồi lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm.
Chúng con xin cảm ơn cha Bề Trên Đan Viện Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca cho tá túc qua đêm trong những căn phòng khang trang của đan viện. Xin cảm ơn những ân nhân xa gần đã giúp Ban Tông Đồ Miền Mẹ Vô Nhiễm thuộc Dòng Nữ Đaminh Rosa Lima qua những phần quà, qua sự cầu nguyện và bằng chính thời gian của mình trên cuộc hành trình. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người bình an mạnh khoẻ và chia tay lúc 2g sáng ngày 10 tháng 3, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới tại các bệnh viện mà các bác sĩ còn dặn Sr. Hương: vào dịp tới Soeur nhớ gọi con nha. Một chuyến đi mới lại được chuẩn bị.