Mỹ 'lạc quan' về khả năng thay đổi ở VN
Việt Nam đang tiến về trước, nhanh hay chậm?
Hôm 12-2, Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã trình bày một số nhận định về chính trị Việt Nam trước Tiểu ban Nhân quyền của Quốc hội Mỹ (Congressional Human Rights Caucus).
Ông Jon Aloisi nhìn nhận vẫn có nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng, nhưng nhấn mạnh về tốc độ và triển vọng thay đổi bên trong ở Việt Nam.
Tiến bộ công nghệ, mà tiêu biểu là Internet, đang giúp tạo nên những thay đổi trong nhận thức của người dân.
Chính phủ ở Hà Nội đã có nhiều biện pháp để kiểm soát, nhưng ông Jon Aloisi nói các hạn chế này “bị đè bẹp vì cơn sóng thông tin tràn vào đất nước rất trẻ trung, nhiều học thức này”.
Ông thừa nhận Việt Nam vẫn là một nước “duy trì quyền bắt bớ bất cứ người nào, tống vào tù và vất chìa khóa đi”.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ tỏ ý lạc quan về tiềm năng của những tiến bộ, nói rằng vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mới đây là “bước tiến lớn”.
Ông Aloisi nói: “Chúng ta có thể dùng vị trí thành viên của họ để giáo dục và thúc đẩy thay đổi”.
Ông cũng nói Việt Nam có thể đang ở trong lộ trình tiến đến dân chủ đa đảng trong vòng 15 – 20 năm tới.
Những tuyên bố của các viên chức ngoại giao Mỹ được xem là chỉ dấu về chính sách của Washington đối với Việt Nam.
‘Không lạc quan’
Vậy bình luận mới nhất của Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam được những người quan tâm đến công cuộc dân chủ hóa nhìn nhận ra sao?
Ông Vũ Quốc Dụng, làm việc ở Hiệp hội nhân quyền Quốc tế ở Đức, cho rằng phía Mỹ tin tưởng vào những dàn xếp của họ với chính quyền ở Hà Nội. Nhưng ông cho rằng Washington đã lạc quan hơi quá.
Ông Dụng khen Sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã có những cố gắng tiếp xúc với những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam.
“Nhưng họ chờ đến khi những người ấy bị bắt thì mới lên tiếng; thái độ đó là quá chậm. Theo tôi phía Mỹ cần lên tiếng sớm hơn, làm sao để ngăn những hành động gây khó dễ,” ông Dụng nhận xét.
Trong hai năm gần đây, một loạt những tổ chức chính trị được cho là đã ra đời ở Việt Nam, mặc dù không ai biết rõ số lượng thành viên thật sự là bao nhiêu.
Theo ông Vũ Quốc Dụng, hiện nay chính quyền không chính thức cấm đảng nào ra đời, nhưng chính quyền vô hiệu hóa hoạt động của họ.
“Những người nào hoạt động tích cực nhất thì bị vô hiệu hóa. Mỹ không nên nhìn vấn đề theo bề mặt, mà có lẽ phải đi sâu vào để giải quyết các phát sinh thực tế,” ông Dụng nói.
Việt Nam đang tiến về trước, nhanh hay chậm?
Hôm 12-2, Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã trình bày một số nhận định về chính trị Việt Nam trước Tiểu ban Nhân quyền của Quốc hội Mỹ (Congressional Human Rights Caucus).
Ông Jon Aloisi nhìn nhận vẫn có nhiều vấn đề nhân quyền nghiêm trọng, nhưng nhấn mạnh về tốc độ và triển vọng thay đổi bên trong ở Việt Nam.
Tiến bộ công nghệ, mà tiêu biểu là Internet, đang giúp tạo nên những thay đổi trong nhận thức của người dân.
Chính phủ ở Hà Nội đã có nhiều biện pháp để kiểm soát, nhưng ông Jon Aloisi nói các hạn chế này “bị đè bẹp vì cơn sóng thông tin tràn vào đất nước rất trẻ trung, nhiều học thức này”.
Ông thừa nhận Việt Nam vẫn là một nước “duy trì quyền bắt bớ bất cứ người nào, tống vào tù và vất chìa khóa đi”.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ tỏ ý lạc quan về tiềm năng của những tiến bộ, nói rằng vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mới đây là “bước tiến lớn”.
Ông Aloisi nói: “Chúng ta có thể dùng vị trí thành viên của họ để giáo dục và thúc đẩy thay đổi”.
Ông cũng nói Việt Nam có thể đang ở trong lộ trình tiến đến dân chủ đa đảng trong vòng 15 – 20 năm tới.
Những tuyên bố của các viên chức ngoại giao Mỹ được xem là chỉ dấu về chính sách của Washington đối với Việt Nam.
‘Không lạc quan’
Vậy bình luận mới nhất của Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam được những người quan tâm đến công cuộc dân chủ hóa nhìn nhận ra sao?
Ông Vũ Quốc Dụng, làm việc ở Hiệp hội nhân quyền Quốc tế ở Đức, cho rằng phía Mỹ tin tưởng vào những dàn xếp của họ với chính quyền ở Hà Nội. Nhưng ông cho rằng Washington đã lạc quan hơi quá.
Ông Dụng khen Sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã có những cố gắng tiếp xúc với những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam.
“Nhưng họ chờ đến khi những người ấy bị bắt thì mới lên tiếng; thái độ đó là quá chậm. Theo tôi phía Mỹ cần lên tiếng sớm hơn, làm sao để ngăn những hành động gây khó dễ,” ông Dụng nhận xét.
Trong hai năm gần đây, một loạt những tổ chức chính trị được cho là đã ra đời ở Việt Nam, mặc dù không ai biết rõ số lượng thành viên thật sự là bao nhiêu.
Theo ông Vũ Quốc Dụng, hiện nay chính quyền không chính thức cấm đảng nào ra đời, nhưng chính quyền vô hiệu hóa hoạt động của họ.
“Những người nào hoạt động tích cực nhất thì bị vô hiệu hóa. Mỹ không nên nhìn vấn đề theo bề mặt, mà có lẽ phải đi sâu vào để giải quyết các phát sinh thực tế,” ông Dụng nói.