Tối nay, tôi lại về Thái Hà cùng hiệp thông với giáo xứ, với giáo dân trong câu kinh, tiếng hát để cầu nguyện cho công lý.
Cả một đoàn người trật tự tiến bước trong hân hoan, trong lời nguyện “xin thánh linh Thiên Chúa, Đấng tác sinh... soi lòng hèn, đến viếng thăm”. Tôi ước chừng số giáo dân tối nay tham gia cầu nguyện khoảng trên 2000 người. Già có, trẻ có. Tôi cũng thấy rất nhiều cháu thiếu nhi. Có cả những bà mẹ bồng con đứng bên bức chân dung “Mẹ hay làm phép lạ”, chỉ cho con thấy hình ảnh Mẹ và dạy con bập bẹ những lời chào kính Mẹ: “Mẹ ơi!”.
Tôi bị lôi vào dòng người. Tôi bị thôi miên trong lời cầu nguyện, trong tiếng hát lời kinh. Có cái gì đấy thánh thiêng thật. Tất cả đều chân thành. Tất cả đều chung một tâm nguyện: “Mong sao cho quốc thái dân an, cho các vị lãnh đạo quốc gia nhìn ra sự thật và lẽ công bình”.
Tôi gặp mấy bạn trẻ, tôi có hỏi các bạn về tâm nguyện của mình. Các bạn đều trả lời, không chút rụt rè: “Chúng tôi đến đây để cầu nguyện và chỉ cầu nguyện mà thôi. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho tới khi nào sự thật được tôn trọng”.
Tôi gặp các cụ già suốt tuần qua đã bất chấp gió sương, bất chấp sự rình rập, bất chấp sự nguy hiểm, kiên trì bám trụ tại hiện trường để giữ đất cho Giáo hội. Ai cũng vui. Ai cũng hạnh phúc.
Một cụ nói: “Từ khi ra ở đây, tôi tăng thêm hai cân. Ở nhà ăn ba bữa, dạo này ăn sáu bữa. Cứ tình hình này, chẳng mấy chốc tôi phát phì mất thôi”.
Mấy cụ ngồi bên cùng cười. Ai cũng khoe mình tăng cân. Tôi cũng cảm thấy được vui lây với các cụ. Nhưng, rồi lại thấy thương cho những con người, suốt đời lam lũ, cống hiến cho quê hương, bây giờ tới tuổi thập cổ lại phải dầm sương, dưới đêm đông giá rét, canh phòng không để cho tài sản Giáo hội bị xâm lấn trái phép.
Tôi buột miệng hỏi nhỏ các cụ rằng: “Nghe nói các vị lãnh đạo có xuống và hứa gì cơ mà. Các cụ nên kiên nhẫn chờ giải quyết.” Tôi không ngờ câu hỏi ấy đã như một nhát dao khơi lại vết thương đang còn đó nơi tâm hồn các cụ.
Một cụ nhanh nhảu đáp lại: “Ối giời... ơi! Tôi chả tin người ta. Mấy ông cha nhà tôi vì tin người ta mà bị họ lừa đấy. Hôm trước, họ lấy sinh mạng ra thề rằng không xây bất cứ cái gì, thế mà hôm sau họ lại gửi công văn cho tiếp tục xây dựng trái phép. Đấy các ông, các bà thấy có tin được không? Tôi bây giờ chỉ còn tin Chúa và Đức Mẹ thôi.
Còn chuyện này nữa, mấy chị buôn bán đồng nát, đang gặp khốn đốn với người ta đấy. Mấy hôm nay, công an đến gia đình nơi các chị tạm trú, yêu cầu gia chủ không cho tạm trú nữa. Không biết mấy hôm nữa các chị sẽ đi đâu”.
Chúng tôi đã xác minh thông tin này. Chúng tôi không thể hiểu nổi làm sao người ta lại dám làm một việc “hèn” đến thế. Những người nông dân này họ có làm gì đâu. Họ chỉ cầu nguyện. Cầu nguyện mà cũng bị cấm sao? Nếu cấm thì phải trưng ra khoản nào, điều nào, bộ luật nào cấm người giáo dân cầu nguyện? Nếu không, tại sao lại cấm cầu nguyện?
Ngay khi chúng tôi còn đang chuyện trò với các cụ già, thì một giáo dân đến nói với chúng tôi rằng: “Vừa rồi khi bà con giáo dân đang đọc kinh thì có một thanh niên từ phía các chiến sĩ công an tiến lại, mang một bịch nước thải, ném thẳng vào bức ảnh mẹ. Cũng may bức ảnh còn nguyên vẹn. Ông trưởng Công an quận chứng kiến chuyện này và một số người chứng kiến chuyện này đã nói thật lớn để các chiến sĩ công an nghe được rằng: “Người ném thì không sao, nhưng người bày trò chắc đêm nay sẽ bị trả giá”.
Chúng tôi không nghĩ vậy. Tuy nhiên, có điều này chắc chắn là không người công giáo nào dám làm chuyện ấy; không người thiện chí và có lương tri nào dám coi thường sự thánh thiêng như vậy. Người dám làm điều ấy chỉ có thể là hạng người “vô đạo”, hạng “đầu gấu”, nhưng một người như thế chẳng dại gì lại làm điều ấy trước một rừng các chiến sĩ công an???
Tối nay, sau buổi cầu nguyện, nhiều giáo dân đã nán lại lâu giờ bên các bức hình Mẹ. Tôi đếm được khoảng 25 bức chân dung “Mẹ Hằng Cứu Giúp” được đặt suốt dọc bức tường, với hương, hoa, đèn, nến, kết thành một dải sắc màu toát lên vẻ uy nghiêm, thánh thiện. Tôi nán lại bên mọi người để cùng hiệp thông với họ.
Trong muôn vàn tiếng thủ thỉ nguyện cầu, tôi nghe rõ tiếng của một cụ bà: “Mẹ ơi! Con chỉ còn biết cậy trông Mẹ thôi!”
Cả một đoàn người trật tự tiến bước trong hân hoan, trong lời nguyện “xin thánh linh Thiên Chúa, Đấng tác sinh... soi lòng hèn, đến viếng thăm”. Tôi ước chừng số giáo dân tối nay tham gia cầu nguyện khoảng trên 2000 người. Già có, trẻ có. Tôi cũng thấy rất nhiều cháu thiếu nhi. Có cả những bà mẹ bồng con đứng bên bức chân dung “Mẹ hay làm phép lạ”, chỉ cho con thấy hình ảnh Mẹ và dạy con bập bẹ những lời chào kính Mẹ: “Mẹ ơi!”.
Tôi bị lôi vào dòng người. Tôi bị thôi miên trong lời cầu nguyện, trong tiếng hát lời kinh. Có cái gì đấy thánh thiêng thật. Tất cả đều chân thành. Tất cả đều chung một tâm nguyện: “Mong sao cho quốc thái dân an, cho các vị lãnh đạo quốc gia nhìn ra sự thật và lẽ công bình”.
Tôi gặp mấy bạn trẻ, tôi có hỏi các bạn về tâm nguyện của mình. Các bạn đều trả lời, không chút rụt rè: “Chúng tôi đến đây để cầu nguyện và chỉ cầu nguyện mà thôi. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho tới khi nào sự thật được tôn trọng”.
Tôi gặp các cụ già suốt tuần qua đã bất chấp gió sương, bất chấp sự rình rập, bất chấp sự nguy hiểm, kiên trì bám trụ tại hiện trường để giữ đất cho Giáo hội. Ai cũng vui. Ai cũng hạnh phúc.
Một cụ nói: “Từ khi ra ở đây, tôi tăng thêm hai cân. Ở nhà ăn ba bữa, dạo này ăn sáu bữa. Cứ tình hình này, chẳng mấy chốc tôi phát phì mất thôi”.
Mấy cụ ngồi bên cùng cười. Ai cũng khoe mình tăng cân. Tôi cũng cảm thấy được vui lây với các cụ. Nhưng, rồi lại thấy thương cho những con người, suốt đời lam lũ, cống hiến cho quê hương, bây giờ tới tuổi thập cổ lại phải dầm sương, dưới đêm đông giá rét, canh phòng không để cho tài sản Giáo hội bị xâm lấn trái phép.
Tôi buột miệng hỏi nhỏ các cụ rằng: “Nghe nói các vị lãnh đạo có xuống và hứa gì cơ mà. Các cụ nên kiên nhẫn chờ giải quyết.” Tôi không ngờ câu hỏi ấy đã như một nhát dao khơi lại vết thương đang còn đó nơi tâm hồn các cụ.
Một cụ nhanh nhảu đáp lại: “Ối giời... ơi! Tôi chả tin người ta. Mấy ông cha nhà tôi vì tin người ta mà bị họ lừa đấy. Hôm trước, họ lấy sinh mạng ra thề rằng không xây bất cứ cái gì, thế mà hôm sau họ lại gửi công văn cho tiếp tục xây dựng trái phép. Đấy các ông, các bà thấy có tin được không? Tôi bây giờ chỉ còn tin Chúa và Đức Mẹ thôi.
Còn chuyện này nữa, mấy chị buôn bán đồng nát, đang gặp khốn đốn với người ta đấy. Mấy hôm nay, công an đến gia đình nơi các chị tạm trú, yêu cầu gia chủ không cho tạm trú nữa. Không biết mấy hôm nữa các chị sẽ đi đâu”.
Chúng tôi đã xác minh thông tin này. Chúng tôi không thể hiểu nổi làm sao người ta lại dám làm một việc “hèn” đến thế. Những người nông dân này họ có làm gì đâu. Họ chỉ cầu nguyện. Cầu nguyện mà cũng bị cấm sao? Nếu cấm thì phải trưng ra khoản nào, điều nào, bộ luật nào cấm người giáo dân cầu nguyện? Nếu không, tại sao lại cấm cầu nguyện?
Ngay khi chúng tôi còn đang chuyện trò với các cụ già, thì một giáo dân đến nói với chúng tôi rằng: “Vừa rồi khi bà con giáo dân đang đọc kinh thì có một thanh niên từ phía các chiến sĩ công an tiến lại, mang một bịch nước thải, ném thẳng vào bức ảnh mẹ. Cũng may bức ảnh còn nguyên vẹn. Ông trưởng Công an quận chứng kiến chuyện này và một số người chứng kiến chuyện này đã nói thật lớn để các chiến sĩ công an nghe được rằng: “Người ném thì không sao, nhưng người bày trò chắc đêm nay sẽ bị trả giá”.
Chúng tôi không nghĩ vậy. Tuy nhiên, có điều này chắc chắn là không người công giáo nào dám làm chuyện ấy; không người thiện chí và có lương tri nào dám coi thường sự thánh thiêng như vậy. Người dám làm điều ấy chỉ có thể là hạng người “vô đạo”, hạng “đầu gấu”, nhưng một người như thế chẳng dại gì lại làm điều ấy trước một rừng các chiến sĩ công an???
Tối nay, sau buổi cầu nguyện, nhiều giáo dân đã nán lại lâu giờ bên các bức hình Mẹ. Tôi đếm được khoảng 25 bức chân dung “Mẹ Hằng Cứu Giúp” được đặt suốt dọc bức tường, với hương, hoa, đèn, nến, kết thành một dải sắc màu toát lên vẻ uy nghiêm, thánh thiện. Tôi nán lại bên mọi người để cùng hiệp thông với họ.
Trong muôn vàn tiếng thủ thỉ nguyện cầu, tôi nghe rõ tiếng của một cụ bà: “Mẹ ơi! Con chỉ còn biết cậy trông Mẹ thôi!”