Vài góp ý nhỏ trước biến cố những buổi cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ Hà Nội
Những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, giới Công giáo trong cũng như ngoài nước đều hướng về Hànội để theo dõi tin tức và hiệp thông cầu nguyện. Có lẽ mọi người đều cùng chung một ý hướng với Đức Tổng Giám mục Hànội và giáo dân Thủ đô. Chúng ta không dùng những hình thức võ lực, nhưng đấu tranh trong hòa bình, nhất là bằng lời cầu nguyện. Chúng ta tin rằng, với những cố gắng và kiên quyết của Cộng đoàn Công giáo Hànội, nguyện vọng chính đáng của Giáo phận sẽ được đáp ứng.
Như nội dung đơn đề nghị của giáo dân Hànội ngày 23-12 đã nêu, tiến trình thủ tục liên quan đến Tòa Khâm Sứ đã được thực hiện từ ba đời Giám mục: Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Như vậy, những gì đã diễn ra tại Hànội hiện nay muốn nói lên sự kiên nhẫn của giáo dân Hànội đã cạn kiệt. Họ không thể ngồi im chờ đợi khi thấy Tòa Khâm sứ ngày càng bị xâm phạm và biến thành nơi kinh doanh.
Nhân vụ này, chúng ta hãy cùng nhìn lại vấn đề đất đai và tài sản của Giáo Hội miền Bắc. Từ sau cuộc di cư năm 1954, rồi sau đó là cuộc cải cách ruộng đất, biết bao đất đai và tài sản của Giáo hội đã bị phân tán hay bị công hữu hóa. Nhiều nhà thờ vì không còn hoặc còn lại rất ít giáo dân, đã bị phá rỡ. Có những nhà thờ vì lâu không được bảo trì, trải qua những năm tháng khắc nghiệt của thời gian, đã sập đổ và trở nên đống hoang tàn. Có những nhà thờ, do chính cán bộ địa phương vận động số giáo dân ít ỏi cùng ký vào văn bản để việc tháo dỡ nhà thờ trở nên “hợp pháp”. Số nhà thờ ở dạng vừa kể khá nhiều. Thậm chí mãi đến những năm 80, một số nhà thờ vẫn bị chính quyền địa phương ngang nhiên tháo dỡ, bất chấp sự phản đối của giáo dân.
Các cơ sở nhà dòng, nhà xứ cũng bị nhà nước trưng thu khá nhiều. Thử nhìn sơ qua tại Hànội cũng thấy Dòng Saint Paul, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Lasan, Dòng Kín, Trường Dũng Lạc, Chủng viện Liễu Giai, Nhà thờ Đa-minh, Nhà in Tê-rê-xa… bị trưng dụng làm bệnh viện hay cơ sở của Nhà Nước.
Tại các Giáo phận khác ở miền Bắc, chúng ta cũng thấy trường hợp tương tự. Bùi Chu hiện đang đề nghị Nhà Nước trả lại nhà thờ Khoái Đồng tại giữa thành phố Nam Định. Tại Giáo phận Hải Phòng, một phần lớn cơ sở của Giáo phận và các Dòng nay cũng do Nhà Nước quản lý: Trường Saint Dominique và Cô nhi viện của các Sr Saint Paul, Truờng La-san, Tiểu chủng viện Chân Phúc Liêm, Tiểu chủng viện Ba Đông, Nhà Hưu Dưỡng Linh mục tại Đồng Giới, Đền Thánh Hải Dương… Tệ hại hơn, nhà thờ My Sơn (huyện Thủy Nguyên) bị chính quyền xã vận động một nhóm giáo dân tháo dỡ năm 1985. Nay, sau nhiều lần đề nghị, Chính quyền đã trả lại một phần trước đây đã dùng làm nhà trẻ để làm nhà nguyện tạm thời. Riêng đối với Đền Thánh Hải Dương và Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Đồng Giới, Giáo phận Hải Phòng đã nhiều lần gửi đơn đề nghị tới các cấp chính quyền mà chưa được giải quyết. Đền Thánh Hải Dương là nơi nhiều vị Tử đạo đã đổ máu đào làm chứng cho Tin Mừng, nhất là Bốn Đấng Tử đạo năm 1861 đã được phong thánh (Thánh Vinh Giám mục,Thánh Liêm Giám mục, Thánh Bình Linh mục,Thánh Khang Thày giảng). Đền Thánh đã bị bom Mỹ tàn phá năm 1967, nay 11 hộ dân ngang nhiên lấn chiếm và xây nhà ngay trong lòng Đền Thánh. Nơi thánh thiêng đã bị vi phạm nghiêm trọng vì có nhiều thanh niên nghiện ma tuý thường đến để tiêm chích. Hàng năm, vào ngày 06-11, Đức Giám mục, các Linh mục và giáo dân vẫn đến hành hương cầu nguyện và đều nhắc đến nguyện vọng của Giáo phận ước mong có ngày được tái thiết ngôi Đền Thánh tại nơi linh thiêng này. Những đề nghị đó vẫn còn rơi vào im lặng triền miên.
Chúng ta hy vọng những đề nghị của giáo dân Thủ đô sẽ được những người có trách nhiệm lắng nghe và đáp trả. Chúng ta chỉ thực hiện lẽ công bằng. Hànội đang thắp nến cầu nguyện, những người Công giáo Việtnam trên thế giới cùng hướng về Hànội, với những ước nguyện đơn sơ và chân thành: “Hãy trả lại cho César những gì thuộc về César và hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa!” (Mc 12,17)
Những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, giới Công giáo trong cũng như ngoài nước đều hướng về Hànội để theo dõi tin tức và hiệp thông cầu nguyện. Có lẽ mọi người đều cùng chung một ý hướng với Đức Tổng Giám mục Hànội và giáo dân Thủ đô. Chúng ta không dùng những hình thức võ lực, nhưng đấu tranh trong hòa bình, nhất là bằng lời cầu nguyện. Chúng ta tin rằng, với những cố gắng và kiên quyết của Cộng đoàn Công giáo Hànội, nguyện vọng chính đáng của Giáo phận sẽ được đáp ứng.
Như nội dung đơn đề nghị của giáo dân Hànội ngày 23-12 đã nêu, tiến trình thủ tục liên quan đến Tòa Khâm Sứ đã được thực hiện từ ba đời Giám mục: Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt. Như vậy, những gì đã diễn ra tại Hànội hiện nay muốn nói lên sự kiên nhẫn của giáo dân Hànội đã cạn kiệt. Họ không thể ngồi im chờ đợi khi thấy Tòa Khâm sứ ngày càng bị xâm phạm và biến thành nơi kinh doanh.
Nhân vụ này, chúng ta hãy cùng nhìn lại vấn đề đất đai và tài sản của Giáo Hội miền Bắc. Từ sau cuộc di cư năm 1954, rồi sau đó là cuộc cải cách ruộng đất, biết bao đất đai và tài sản của Giáo hội đã bị phân tán hay bị công hữu hóa. Nhiều nhà thờ vì không còn hoặc còn lại rất ít giáo dân, đã bị phá rỡ. Có những nhà thờ vì lâu không được bảo trì, trải qua những năm tháng khắc nghiệt của thời gian, đã sập đổ và trở nên đống hoang tàn. Có những nhà thờ, do chính cán bộ địa phương vận động số giáo dân ít ỏi cùng ký vào văn bản để việc tháo dỡ nhà thờ trở nên “hợp pháp”. Số nhà thờ ở dạng vừa kể khá nhiều. Thậm chí mãi đến những năm 80, một số nhà thờ vẫn bị chính quyền địa phương ngang nhiên tháo dỡ, bất chấp sự phản đối của giáo dân.
Các cơ sở nhà dòng, nhà xứ cũng bị nhà nước trưng thu khá nhiều. Thử nhìn sơ qua tại Hànội cũng thấy Dòng Saint Paul, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Lasan, Dòng Kín, Trường Dũng Lạc, Chủng viện Liễu Giai, Nhà thờ Đa-minh, Nhà in Tê-rê-xa… bị trưng dụng làm bệnh viện hay cơ sở của Nhà Nước.
Tại các Giáo phận khác ở miền Bắc, chúng ta cũng thấy trường hợp tương tự. Bùi Chu hiện đang đề nghị Nhà Nước trả lại nhà thờ Khoái Đồng tại giữa thành phố Nam Định. Tại Giáo phận Hải Phòng, một phần lớn cơ sở của Giáo phận và các Dòng nay cũng do Nhà Nước quản lý: Trường Saint Dominique và Cô nhi viện của các Sr Saint Paul, Truờng La-san, Tiểu chủng viện Chân Phúc Liêm, Tiểu chủng viện Ba Đông, Nhà Hưu Dưỡng Linh mục tại Đồng Giới, Đền Thánh Hải Dương… Tệ hại hơn, nhà thờ My Sơn (huyện Thủy Nguyên) bị chính quyền xã vận động một nhóm giáo dân tháo dỡ năm 1985. Nay, sau nhiều lần đề nghị, Chính quyền đã trả lại một phần trước đây đã dùng làm nhà trẻ để làm nhà nguyện tạm thời. Riêng đối với Đền Thánh Hải Dương và Nhà Hưu Dưỡng Linh mục Đồng Giới, Giáo phận Hải Phòng đã nhiều lần gửi đơn đề nghị tới các cấp chính quyền mà chưa được giải quyết. Đền Thánh Hải Dương là nơi nhiều vị Tử đạo đã đổ máu đào làm chứng cho Tin Mừng, nhất là Bốn Đấng Tử đạo năm 1861 đã được phong thánh (Thánh Vinh Giám mục,Thánh Liêm Giám mục, Thánh Bình Linh mục,Thánh Khang Thày giảng). Đền Thánh đã bị bom Mỹ tàn phá năm 1967, nay 11 hộ dân ngang nhiên lấn chiếm và xây nhà ngay trong lòng Đền Thánh. Nơi thánh thiêng đã bị vi phạm nghiêm trọng vì có nhiều thanh niên nghiện ma tuý thường đến để tiêm chích. Hàng năm, vào ngày 06-11, Đức Giám mục, các Linh mục và giáo dân vẫn đến hành hương cầu nguyện và đều nhắc đến nguyện vọng của Giáo phận ước mong có ngày được tái thiết ngôi Đền Thánh tại nơi linh thiêng này. Những đề nghị đó vẫn còn rơi vào im lặng triền miên.
Chúng ta hy vọng những đề nghị của giáo dân Thủ đô sẽ được những người có trách nhiệm lắng nghe và đáp trả. Chúng ta chỉ thực hiện lẽ công bằng. Hànội đang thắp nến cầu nguyện, những người Công giáo Việtnam trên thế giới cùng hướng về Hànội, với những ước nguyện đơn sơ và chân thành: “Hãy trả lại cho César những gì thuộc về César và hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa!” (Mc 12,17)