Đức Maria, người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười
Trong mầu nhiệm Xuống Thế Làm Người của Con Thiên Chúa, Đức Maria đóng một vai trò hầu như có tính cách quyết định. Đúng vậy, nhờ hai tiếng «xin vâng» hoàn toàn tự nguyện của Mẹ, Con Một Thiên Chúa đã nhập thể trong cung lòng của Mẹ. Vì mặc dù chính Thiên Chúa đã dựng nên Mẹ và Mẹ là thụ tạo của Người. Nhưng Thiên Chúa lại đã ban cho Mẹ ý chí và sự tự do, và Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng sự tự do đó.
Và để cung lòng Đức Maria tuyệt đối xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần, là ngai tòa cho Con Một Người ngự, từ đời đời Thiên Chúa Cha đã gìn giữ và bảo vệ Mẹ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, dù là tội nguyên tổ hay tội riêng. Do đó, trong Kinh Cầu Đức Bà, Giáo Hội đã xưng tụng Mẹ là «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông!»
Trong những dòng sau đây chúng ta hãy cùng chiêm ngắm chân dung tuyệt hảo của Mẹ Thiên Chúa như là Đấng Vô Nhiễm Thai, hầu chúng ta có thể hiểu được phần nào mầu nhiệm cao cả «Ngôi Hai xuống Thế Làm Người!»
Quả vậy, một trong những điều quý báu thuộc về kho tàng Kinh Nguyện của Giáo Hội, chính là Kinh Cầu Đức Bà.(1) Đây là một kinh nguyện về Mẹ Maria tuyệt vời nhất của Giáo Hội Roma chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thánh Thi Akathistos của Giáo Hội Đông Phương. Vào năm 1587, Đức Giáo Hoàng Sixtô V đã cho thí nghiệm đem thực hành trong Giáo Hội.
Và theo thời gian cũng như theo nhu cầu hoàn cảnh và lòng đạo đức của các tín hữu, Kinh Cầu Đức Bà luôn được thêm vào những lời nguyện cầu mới dâng lên Mẹ Thiên Chúa dưới những tước hiệu mới dành cho Mẹ. Chẳng hạn ở Việt Nam chưa lâu, vào cuối Kinh Cầu Đức Bà đã được thêm một lời chuyển cầu mới: «Nữ Vương các gia đình.» Trong khi bản Kinh Cầu Đức Bà ở các nước khác lại không có tước hiệu đó. Nhất là một số các tước hiệu mới này lại được các danh họa trình bày trên những tác phẩm hội họa có giá trị của họ. Vậy, sau đây chúng ta thử tìm hiểu về tước hiệu «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông» của Đức Mẹ.
Vào ngày 8 tháng 12 hằng năm Giáo Hội mừng lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là một tước hiệu không bắt nguồn trực tiếp từ Kính Thánh, nhưng đã hình thành suốt nhiều thế kỷ trong Giáo Hội, xác tín rằng Đức Maria là một người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười: Ngay từ giây phút đầu tiên khi được cưu mang trong lòng mẹ Người là bà thánh Anna, Đức Maria đã được gìn giữ không hề bị vướng mắc tội nguyên tổ và cả mọi tội lỗi khác, cho tới ngày Mẹ được rước về trời cả hồn cả xác.
Vâng, Đức Maria – Evà mới, Mẹ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, và là Mẹ mọi kẻ sống – là người đầu tiên và ngay từ khoảnh khắc đầu tiên khi được thụ thai, đã được hưởng ơn cứu rỗi nhờ vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Ở điểm này, thánh Thomas Aquinô quan niệm rằng: Nếu theo lô-gích của suy luận, thì để được hưởng ơn cứu rỗi nhờ vào cái chết của Đức Kitô, Đức Maria cũng đã vướng mắc một chút tội nguyên tổ trong một giây lát thật ngắn ngủi nào đó khi Mẹ được thụ thai. Trong khi đó nhà thần học Dun Scott lại khẳng định dứt khoát là Đức Maria đã không phải trải qua bất cứ một giây lát nào trong cuộc sống của mình – dù ngắn ngủi đến đâu - dưới ách tội nguyên tổ. Nói cách khác, Đức Maria đã được Thiên Chúa gìn giữ hoàn toàn tinh tuyền trước vết nhơ tội nguyên tổ và mọi tội lỗi khác. Và đây chính là lập trường của Giáo Hội Công Giáo.
Quả vậy, Đức Maria là người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười, không hề vướng mắc bất cứ vết nhơ tội lỗi nào, và qua đó Mẹ đã hoàn tất kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Do đó, đầy lòng cảm tạ biết ơn, chúng ta hãy ngước trông nhìn lên Đức Maria và cùng xưng tụng kêu cầu Mẹ là «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông.»
Ngày 8.12.1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng tuyên bố Tín điều ‘Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội’ như sau: «Để làm hiển danh Thiên Chúa Ba Ngôi thánh thiện và duy nhất, để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để đề cao đức tin Công Giáo và để phát huy Kitô giáo, với quyền năng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô,…: Sự xác tín rằng, ‘Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai trong lòng mẹ, đã nhờ một ơn huệ đặc biệt độc nhất vô nhị của Thiên Chúa Toàn Năng, dựa vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của toàn thể nhân loại, được gìn giữ toàn vẹn khỏi mọi nguy hại của tội nguyên tổ,’ đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế buộc mọi tín hữu phải tin thật như thế.» (Tông thư ‘Ineffabilis Deus’).
Đúng bốn năm sau đó – năm 1858 - chính Đức Mẹ đã chứng thực Tín điều trên khi hiện ra với thiếu nữ Bernadette tại Lộ Đức và tự xưng là «Immaculata Conceptio» - Vô Nhiễm Thai. Sau cùng, vào năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, Đức Mẹ lại gián tiếp chứng thực Tín điều trên một lần nữa khi Người cho ba trẻ hay là để thế giới được hòa bình, Thiên Chúa muốn cho nhân loại phải tôn kính Trái Tim Vô Nhiễm cua Mẹ.
Người Nữ huyền nhiệm, hình ảnh của Giáo Hội
Nhưng hơn 200 năm trước đó, tức vào cuối thế kỷ XVI, El Greco (1541-1614), một danh họa người Hy Lạp sinh sống ở Tây Ban Nha, đã cho xuất hiện một kiệt tác với tựa đề «Thánh sử Gioan chiêm ngưỡng sự Vô Nhiễm Thai.»
Bức tranh trình bày: Trong khi Đức Trinh Nữ Maria được rước lên trời cả hồn xác, thì thánh sử Gioan trông nhìn theo Đức Mẹ đang bay về thiên đang giữa một đám mây sẩm đen. Thánh nhân nhìn thấy Đức Mẹ ngay trước mặt, nhưng lại bất khả tới gần được. Như thể đang bay êm ái nhẹ nhàng trên một miền đồi núi bằng mây trời, Đức Mẹ lướt bay trên một vùng đất đầy tính chất văn hóa tươi xinh tuyệt vời, trong đó có đầy đủ các biểu tượng về Người, như đền thờ Chúa Thánh Thần (1Cr 6,19); cây chà là, khóm hoa hồng và cây ô-liu (Hc 24,14), và đầu Đức Mẹ ngước lên gần sát với ánh sáng vinh quang của Thiên đàng.
Đức Chúa Thánh Thần - dưới hình một con chim bồ câu – bay trên đầu Đức Mẹ và chiếu tỏa trên toàn diện cuộc sống của Mẹ ngay từ khoảnh khắc đầu tiên khi Mẹ được thụ thai cho tới khi được hoàn tất trên trời. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng ban thưởng cho Mẹ triều thiên vinh quang Nước Trời. Và hai vị Thiên thần nhạc công hộ vệ sự tiến bước vào trong chốn Thiên cung đầy ánh sáng.
Mặc dù nghiêng đầu về phía thánh Gioan, nhưng Đức Mẹ lại không nhìn thánh nhân. Hai bàn chắp lại của Đức Mẹ muốn nói lên linh hồn của Mẹ đang hướng trọn cả về biến cố hạnh phúc bất diệt.
Ở đây, một điều đáng ghi nhận là trong khi trực diện với biến cố xảy ra, thánh sử Gioan đã vượt ra khỏi cuộc sống trần thế, để chìm sâu vào trong siêu nhiên. Vâng, chỉ với phần người phía trên, thánh nhân quay hướng nhìn về Đức Mẹ từ phía trái dưới bức hình. Với hai cánh tay giơ ra đầy ngạc nhiên, muốn nói lên rằng thánh nhân hoàn toàn hân hoan đón nhận mầu nhiệm được mặc khải cho mình.
Tựa đề của bức họa này làm cho người ta liên tưởng ngay đến cuốn sách cuối cùng của phần Kinh Thánh Tân Ước, Sách Khải Huyền của thánh Gioan. Trong Sách Khải Huyền, vị Thị kiến ở đảo Patmos đã trình bày tất cả 12 chương về «một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.» Thị kiến về Người Nữ huyền nhiệm - người mà trong Giáo Hội vẫn được coi là hình ảnh Đức Maria – muốn nói lên rằng Đức Maria cũng là một thành viên của Giáo Hội, và vì thế trong suốt cuộc sống dương thế Mẹ cũng đã bị con rồng đỏ (ma quỷ) nhũng nhiễu quấy phá. Tuy nhiên, nhờ có sự trợ giúp của Thiên Chúa, Mẹ đã chiến thắng được con rồng.
Trong khi đại đa số các tác phẩm khác trình bày về Người Nữ huyền nhiệm luôn bị đe dọa bởi ma quỷ đều muốn ám chỉ về thời gian lữ hành đầy gian nan đau khổ của Giáo Hội, thì chính trong bức hình vẽ đầy tính cách thị kiến này lại nói lên sự hoàn tất viên mãn của Đức Trinh Nữ Maira, Mẹ Thiên Chúa, như là hào quang vinh hiển của cuộc đời «đầy ân sủng.» của Mẹ.
Mặc dù tách biệt khỏi nhau, nhưng màu đỏ và màu xanh dương nơi y phục Đức Mẹ và thánh Gioan lại mang chung cùng ý nghĩa. Màu xanh dương tượng trưng cho sự trung tín, còn màu đỏ tượng trưng cho tình yêu. Thánh sử Gioan, vị Môn đệ được Chúa thương đặc biệt, mặc chiếc áo của sự trung tín. Còn chiếc áo choàng màu đỏ của thánh nhân nói lên ngọn lửa tình yêu luôn bừng cháy trong quan hệ mật thiết giữa thánh nhân và Chúa Cứu Thế. Đức Maria khi cùng với thánh Gioan đứng dưới chân thánh giá, đã được Chúa trao phó cho thánh Gioan săn sóc: «Thưa Bà, kìa là con Bà! Tiếp đến Người lại nói cùng Gioan: Kìa là mẹ con!» (Ga 19,26tt). Bây giờ Mẹ mặc chiếc áo đỏ tình yêu và quàng trên mình chiếc khăn choàng màu xanh dương của sự trung tín.
Vì thế, người ta đã không lấy làm ngạc nhiên, khi nhà danh họa El Greco liên kết hình ảnh Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời với thị kiến về Người Nữ huyền nhiệm. Tuy sinh sống, được nổi danh và được biết đến ở Tây Ban Nha dưới biệt danh là El Greco, nhưng nhà danh họa này tên thật là Dominikos Theotokópulos, chào đời vào thập niên 40 của thế kỷ XVI tại Kreta. Do đó, ông đã có một mối tương quan rất gần gũi với thánh sử Gioan, người đã được lãnh nhận những mặc khải vô cùng quan trọng về chiều kích cứu độ của lịch sử trên đảo Patmos vào thập niên 90 của thế kỷ đầu tiên, và rồi đã truyền lại cho chúng ta sự thị kiến an ủi đó (Sách Khải Huyền).
Như vậy, người ta có thể nói được rằng, bức họa của El Greco đã từng là ‘Credo nghệ thuật’ về đặc ân Vô Nhiễm Thai của Đức Maria trước khi đặc ân đó được tín điều hóa thành một mầu nhiệm đức tin «Vô Nhiễm Thai.» Nhất là, như Đức Maria – người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười – đã được rước về Thiên đàng cả hồn cả xác, cũng vậy, người Kitô hữu cũng sẽ tìm gặp được sự viên mãn bất diệt trên Nước Trời.
Nhưng nếu người ta thực sự muốn thấu hiểu tường tận được ý nghĩa sâu xa của họa phẩm thời danh này, thì người ta cần phải nhận chân được sự phân chia rõ ràng thế giới ra làm hai: phần ở «Trên» và phần ở «Dưới», phần ở «Bên kia cuộc sống» và phần ở «Cuộc sống hiện tại». Dĩ nhiên ở đây, cả hai thực tại đó không phải là một sự hỗn hợp chồng chất lên nhau, nhưng là một thực tại trọn vẹn tương tự như hai mặt của chiếc Mề-đay liên kết bất khả phân ly với nhau.
Nhà danh họa El Greco luôn xác tín rằng con người được dựng nên để rồi được đạt tới sự hạnh phúc viên mãn trên Nước Trời. Và chính niềm xác tín đó là yếu tố cơ bản cho cho tư tưởng thần bí học của ông, không chỉ được biểu lộ qua sự trình bày phần thân mìnn quá dài so với kích thước bình thường và đôi mắt xuất thần của Đức Mẹ trong bức họa, nhưng còn qua cách thức trình bày mang tính cách xuất thần của nhân vật như thể đang bay lượn.
Nói tóm lại, qua bức họa tuyệt tác của mình, El Greco đã dẫn đưa chúng ta cùng chìm sâu vào trong sự suy ngắm của thánh sử Gioan, người đang đầy ngạc nhiên và tin tưởng chiêm ngưỡng đặc ân cao cả ‘Vô Nhiễm Thai’ của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và qua đó thánh nhân cũng muốn chỉ cho chúng ta biết hướng tầm mắt nhìn về mục đích đời mình, đó là: Sự hoàn tất viên mãn trong Nước Trời!
____________________-
1. xem Lm Nguyễn Hữu Thy, „Đức Maria trong Kinh Nguyện Giáo Hội“, Trier 2006, trang 141-196.
Trong mầu nhiệm Xuống Thế Làm Người của Con Thiên Chúa, Đức Maria đóng một vai trò hầu như có tính cách quyết định. Đúng vậy, nhờ hai tiếng «xin vâng» hoàn toàn tự nguyện của Mẹ, Con Một Thiên Chúa đã nhập thể trong cung lòng của Mẹ. Vì mặc dù chính Thiên Chúa đã dựng nên Mẹ và Mẹ là thụ tạo của Người. Nhưng Thiên Chúa lại đã ban cho Mẹ ý chí và sự tự do, và Thiên Chúa luôn luôn tôn trọng sự tự do đó.
Và để cung lòng Đức Maria tuyệt đối xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần, là ngai tòa cho Con Một Người ngự, từ đời đời Thiên Chúa Cha đã gìn giữ và bảo vệ Mẹ khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, dù là tội nguyên tổ hay tội riêng. Do đó, trong Kinh Cầu Đức Bà, Giáo Hội đã xưng tụng Mẹ là «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông!»
Trong những dòng sau đây chúng ta hãy cùng chiêm ngắm chân dung tuyệt hảo của Mẹ Thiên Chúa như là Đấng Vô Nhiễm Thai, hầu chúng ta có thể hiểu được phần nào mầu nhiệm cao cả «Ngôi Hai xuống Thế Làm Người!»
Quả vậy, một trong những điều quý báu thuộc về kho tàng Kinh Nguyện của Giáo Hội, chính là Kinh Cầu Đức Bà.(1) Đây là một kinh nguyện về Mẹ Maria tuyệt vời nhất của Giáo Hội Roma chịu ảnh hưởng rất nhiều của Thánh Thi Akathistos của Giáo Hội Đông Phương. Vào năm 1587, Đức Giáo Hoàng Sixtô V đã cho thí nghiệm đem thực hành trong Giáo Hội.
Và theo thời gian cũng như theo nhu cầu hoàn cảnh và lòng đạo đức của các tín hữu, Kinh Cầu Đức Bà luôn được thêm vào những lời nguyện cầu mới dâng lên Mẹ Thiên Chúa dưới những tước hiệu mới dành cho Mẹ. Chẳng hạn ở Việt Nam chưa lâu, vào cuối Kinh Cầu Đức Bà đã được thêm một lời chuyển cầu mới: «Nữ Vương các gia đình.» Trong khi bản Kinh Cầu Đức Bà ở các nước khác lại không có tước hiệu đó. Nhất là một số các tước hiệu mới này lại được các danh họa trình bày trên những tác phẩm hội họa có giá trị của họ. Vậy, sau đây chúng ta thử tìm hiểu về tước hiệu «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông» của Đức Mẹ.
Vào ngày 8 tháng 12 hằng năm Giáo Hội mừng lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là một tước hiệu không bắt nguồn trực tiếp từ Kính Thánh, nhưng đã hình thành suốt nhiều thế kỷ trong Giáo Hội, xác tín rằng Đức Maria là một người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười: Ngay từ giây phút đầu tiên khi được cưu mang trong lòng mẹ Người là bà thánh Anna, Đức Maria đã được gìn giữ không hề bị vướng mắc tội nguyên tổ và cả mọi tội lỗi khác, cho tới ngày Mẹ được rước về trời cả hồn cả xác.
Vâng, Đức Maria – Evà mới, Mẹ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, và là Mẹ mọi kẻ sống – là người đầu tiên và ngay từ khoảnh khắc đầu tiên khi được thụ thai, đã được hưởng ơn cứu rỗi nhờ vào cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Ở điểm này, thánh Thomas Aquinô quan niệm rằng: Nếu theo lô-gích của suy luận, thì để được hưởng ơn cứu rỗi nhờ vào cái chết của Đức Kitô, Đức Maria cũng đã vướng mắc một chút tội nguyên tổ trong một giây lát thật ngắn ngủi nào đó khi Mẹ được thụ thai. Trong khi đó nhà thần học Dun Scott lại khẳng định dứt khoát là Đức Maria đã không phải trải qua bất cứ một giây lát nào trong cuộc sống của mình – dù ngắn ngủi đến đâu - dưới ách tội nguyên tổ. Nói cách khác, Đức Maria đã được Thiên Chúa gìn giữ hoàn toàn tinh tuyền trước vết nhơ tội nguyên tổ và mọi tội lỗi khác. Và đây chính là lập trường của Giáo Hội Công Giáo.
Quả vậy, Đức Maria là người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười, không hề vướng mắc bất cứ vết nhơ tội lỗi nào, và qua đó Mẹ đã hoàn tất kế hoạch cứu độ nhân loại của Thiên Chúa. Do đó, đầy lòng cảm tạ biết ơn, chúng ta hãy ngước trông nhìn lên Đức Maria và cùng xưng tụng kêu cầu Mẹ là «Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông.»
Ngày 8.12.1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng tuyên bố Tín điều ‘Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội’ như sau: «Để làm hiển danh Thiên Chúa Ba Ngôi thánh thiện và duy nhất, để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, để đề cao đức tin Công Giáo và để phát huy Kitô giáo, với quyền năng của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta và của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô,…: Sự xác tín rằng, ‘Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh ngay từ giây phút đầu tiên được thụ thai trong lòng mẹ, đã nhờ một ơn huệ đặc biệt độc nhất vô nhị của Thiên Chúa Toàn Năng, dựa vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của toàn thể nhân loại, được gìn giữ toàn vẹn khỏi mọi nguy hại của tội nguyên tổ,’ đã được Thiên Chúa mặc khải và vì thế buộc mọi tín hữu phải tin thật như thế.» (Tông thư ‘Ineffabilis Deus’).
Đúng bốn năm sau đó – năm 1858 - chính Đức Mẹ đã chứng thực Tín điều trên khi hiện ra với thiếu nữ Bernadette tại Lộ Đức và tự xưng là «Immaculata Conceptio» - Vô Nhiễm Thai. Sau cùng, vào năm 1917, khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên ở Fatima, Đức Mẹ lại gián tiếp chứng thực Tín điều trên một lần nữa khi Người cho ba trẻ hay là để thế giới được hòa bình, Thiên Chúa muốn cho nhân loại phải tôn kính Trái Tim Vô Nhiễm cua Mẹ.
Người Nữ huyền nhiệm, hình ảnh của Giáo Hội
Nhưng hơn 200 năm trước đó, tức vào cuối thế kỷ XVI, El Greco (1541-1614), một danh họa người Hy Lạp sinh sống ở Tây Ban Nha, đã cho xuất hiện một kiệt tác với tựa đề «Thánh sử Gioan chiêm ngưỡng sự Vô Nhiễm Thai.»
El Greco: Thánh Gioan chiêm ngắm "Vô Nhiễm Thai". Bảo Tàng Viện: Santa Cruz ở Tolendo |
Bức tranh trình bày: Trong khi Đức Trinh Nữ Maria được rước lên trời cả hồn xác, thì thánh sử Gioan trông nhìn theo Đức Mẹ đang bay về thiên đang giữa một đám mây sẩm đen. Thánh nhân nhìn thấy Đức Mẹ ngay trước mặt, nhưng lại bất khả tới gần được. Như thể đang bay êm ái nhẹ nhàng trên một miền đồi núi bằng mây trời, Đức Mẹ lướt bay trên một vùng đất đầy tính chất văn hóa tươi xinh tuyệt vời, trong đó có đầy đủ các biểu tượng về Người, như đền thờ Chúa Thánh Thần (1Cr 6,19); cây chà là, khóm hoa hồng và cây ô-liu (Hc 24,14), và đầu Đức Mẹ ngước lên gần sát với ánh sáng vinh quang của Thiên đàng.
Đức Chúa Thánh Thần - dưới hình một con chim bồ câu – bay trên đầu Đức Mẹ và chiếu tỏa trên toàn diện cuộc sống của Mẹ ngay từ khoảnh khắc đầu tiên khi Mẹ được thụ thai cho tới khi được hoàn tất trên trời. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng ban thưởng cho Mẹ triều thiên vinh quang Nước Trời. Và hai vị Thiên thần nhạc công hộ vệ sự tiến bước vào trong chốn Thiên cung đầy ánh sáng.
Mặc dù nghiêng đầu về phía thánh Gioan, nhưng Đức Mẹ lại không nhìn thánh nhân. Hai bàn chắp lại của Đức Mẹ muốn nói lên linh hồn của Mẹ đang hướng trọn cả về biến cố hạnh phúc bất diệt.
Ở đây, một điều đáng ghi nhận là trong khi trực diện với biến cố xảy ra, thánh sử Gioan đã vượt ra khỏi cuộc sống trần thế, để chìm sâu vào trong siêu nhiên. Vâng, chỉ với phần người phía trên, thánh nhân quay hướng nhìn về Đức Mẹ từ phía trái dưới bức hình. Với hai cánh tay giơ ra đầy ngạc nhiên, muốn nói lên rằng thánh nhân hoàn toàn hân hoan đón nhận mầu nhiệm được mặc khải cho mình.
Tựa đề của bức họa này làm cho người ta liên tưởng ngay đến cuốn sách cuối cùng của phần Kinh Thánh Tân Ước, Sách Khải Huyền của thánh Gioan. Trong Sách Khải Huyền, vị Thị kiến ở đảo Patmos đã trình bày tất cả 12 chương về «một người nữ mình mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao.» Thị kiến về Người Nữ huyền nhiệm - người mà trong Giáo Hội vẫn được coi là hình ảnh Đức Maria – muốn nói lên rằng Đức Maria cũng là một thành viên của Giáo Hội, và vì thế trong suốt cuộc sống dương thế Mẹ cũng đã bị con rồng đỏ (ma quỷ) nhũng nhiễu quấy phá. Tuy nhiên, nhờ có sự trợ giúp của Thiên Chúa, Mẹ đã chiến thắng được con rồng.
Trong khi đại đa số các tác phẩm khác trình bày về Người Nữ huyền nhiệm luôn bị đe dọa bởi ma quỷ đều muốn ám chỉ về thời gian lữ hành đầy gian nan đau khổ của Giáo Hội, thì chính trong bức hình vẽ đầy tính cách thị kiến này lại nói lên sự hoàn tất viên mãn của Đức Trinh Nữ Maira, Mẹ Thiên Chúa, như là hào quang vinh hiển của cuộc đời «đầy ân sủng.» của Mẹ.
Mặc dù tách biệt khỏi nhau, nhưng màu đỏ và màu xanh dương nơi y phục Đức Mẹ và thánh Gioan lại mang chung cùng ý nghĩa. Màu xanh dương tượng trưng cho sự trung tín, còn màu đỏ tượng trưng cho tình yêu. Thánh sử Gioan, vị Môn đệ được Chúa thương đặc biệt, mặc chiếc áo của sự trung tín. Còn chiếc áo choàng màu đỏ của thánh nhân nói lên ngọn lửa tình yêu luôn bừng cháy trong quan hệ mật thiết giữa thánh nhân và Chúa Cứu Thế. Đức Maria khi cùng với thánh Gioan đứng dưới chân thánh giá, đã được Chúa trao phó cho thánh Gioan săn sóc: «Thưa Bà, kìa là con Bà! Tiếp đến Người lại nói cùng Gioan: Kìa là mẹ con!» (Ga 19,26tt). Bây giờ Mẹ mặc chiếc áo đỏ tình yêu và quàng trên mình chiếc khăn choàng màu xanh dương của sự trung tín.
Vì thế, người ta đã không lấy làm ngạc nhiên, khi nhà danh họa El Greco liên kết hình ảnh Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời với thị kiến về Người Nữ huyền nhiệm. Tuy sinh sống, được nổi danh và được biết đến ở Tây Ban Nha dưới biệt danh là El Greco, nhưng nhà danh họa này tên thật là Dominikos Theotokópulos, chào đời vào thập niên 40 của thế kỷ XVI tại Kreta. Do đó, ông đã có một mối tương quan rất gần gũi với thánh sử Gioan, người đã được lãnh nhận những mặc khải vô cùng quan trọng về chiều kích cứu độ của lịch sử trên đảo Patmos vào thập niên 90 của thế kỷ đầu tiên, và rồi đã truyền lại cho chúng ta sự thị kiến an ủi đó (Sách Khải Huyền).
Như vậy, người ta có thể nói được rằng, bức họa của El Greco đã từng là ‘Credo nghệ thuật’ về đặc ân Vô Nhiễm Thai của Đức Maria trước khi đặc ân đó được tín điều hóa thành một mầu nhiệm đức tin «Vô Nhiễm Thai.» Nhất là, như Đức Maria – người nữ trọn hảo mười phân vẹn mười – đã được rước về Thiên đàng cả hồn cả xác, cũng vậy, người Kitô hữu cũng sẽ tìm gặp được sự viên mãn bất diệt trên Nước Trời.
Nhưng nếu người ta thực sự muốn thấu hiểu tường tận được ý nghĩa sâu xa của họa phẩm thời danh này, thì người ta cần phải nhận chân được sự phân chia rõ ràng thế giới ra làm hai: phần ở «Trên» và phần ở «Dưới», phần ở «Bên kia cuộc sống» và phần ở «Cuộc sống hiện tại». Dĩ nhiên ở đây, cả hai thực tại đó không phải là một sự hỗn hợp chồng chất lên nhau, nhưng là một thực tại trọn vẹn tương tự như hai mặt của chiếc Mề-đay liên kết bất khả phân ly với nhau.
Nhà danh họa El Greco luôn xác tín rằng con người được dựng nên để rồi được đạt tới sự hạnh phúc viên mãn trên Nước Trời. Và chính niềm xác tín đó là yếu tố cơ bản cho cho tư tưởng thần bí học của ông, không chỉ được biểu lộ qua sự trình bày phần thân mìnn quá dài so với kích thước bình thường và đôi mắt xuất thần của Đức Mẹ trong bức họa, nhưng còn qua cách thức trình bày mang tính cách xuất thần của nhân vật như thể đang bay lượn.
Nói tóm lại, qua bức họa tuyệt tác của mình, El Greco đã dẫn đưa chúng ta cùng chìm sâu vào trong sự suy ngắm của thánh sử Gioan, người đang đầy ngạc nhiên và tin tưởng chiêm ngưỡng đặc ân cao cả ‘Vô Nhiễm Thai’ của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và qua đó thánh nhân cũng muốn chỉ cho chúng ta biết hướng tầm mắt nhìn về mục đích đời mình, đó là: Sự hoàn tất viên mãn trong Nước Trời!
____________________-
1. xem Lm Nguyễn Hữu Thy, „Đức Maria trong Kinh Nguyện Giáo Hội“, Trier 2006, trang 141-196.