Lòng hiếu khách ở đâu?
Eileen 76 -Thành viên diễn đàn du lịch Lonely Planet
Hà Nội là một trong những điểm đến của tác giả bài viết
Tôi và mấy người bạn vừa tới thăm Hà Nội và Việt Nam được năm này và nói thật là một chuyến đi thật khốn khổ.
Sao vậy? Ngay từ lúc lên máy bay (Air Asia) là đã thấy mấy người Việt vô ý thức và cứng đầu cứng cổ dùng điện thoại khi đã ngồi vào khoang.
Không phải chỉ một người mà vài người bất chấp các chiêu đãi viên đề nghị tắt điện thoại di động.
Khi tôi đến Hà Nội thì điện thoại cầm tay của tôi bị một người đàn ông là người Việt lấy cắp khi chúng tôi đang đứng ở vỉa hè gần một cái hồ để xác định hướng đi.
Hắn móc túi từ đằng sau và tôi đã hô lên nhưng rồi hắn hét lên còn to hơn tôi và bỏ chạy.
Việt Nam nên học cách chào đón du khách ở Lào và Campuchia
May mắn thay là máy ảnh kỹ thuật số và tiền nong vẫn còn vì nằm ở phần trong của túi xách nên vẫn còn. Còn điện thoại nằm ở túi nhỏ ở ngoài thì biến luôn cùng gã khốn kiếp đó.
Vết thương lại càng thêm nhức nhối khi một người bán hàng ngồi gần đó chứng kiến tất mọi chuyện mà chẳng làm gì cả!!!
Bây giờ là đến chuyện giao thông hỗn loạn ở Hà Nội, cả hai đèn xanh và đỏ đối với người Hà Nội đều có nghĩa là Đi Đi Đi.
Mà tại sao người ta lại cứ bấm còi inh ỏi, chắc là khi đụng vào người đi đường rồi thì mới nói là tôi không có lỗi vì đã bấm còi rồi hay sao?
Giao thông hỗn độn là điểm du khách phàn nàn nhiều
Tôi đã từng đến Campuchia nơi giao thông ở đây (ít nhất là ở thủ đô Phnom Penh) cũng hỗn độn tựa như ở Hà Nội.
Tức là ở Phnom Penh thì mình cứ qua đường và xe cộ sẽ tự tránh mình, miễn là đừng có di chuyển quá đột ngột hoặc dừng lại giữa chừng.
Thế nhưng áp dụng phương pháp đó tại Hà Nội thì có lẽ quí vị không chết thì cũng mất mấy chi như chơi.
Rồi người Hà Nội sao kỳ vậy? Thô lỗ quá đi.
Việc họ không nói tiếng Anh thì tôi thấy chấp nhận được. Thế nhưng điều tôi chịu không nổi là họ không nhìn mình trong lúc nói chuyện.
Tôi không thể chịu nổi khi họ nói chuyện mà không nhìn mình
Tôi lấy một ví dụ để quí vị dễ thấy. Chúng tôi đến Nhà hát Múa rối Nước và muốn mua 3 vé xem buổi diễn 8 giờ 30 tối.
Cô bán vé đốp chát trả lời "No" (Không) và tự động xé 3 vé đưa chúng tôi.
Chúng tôi hỏi lại rất lịch sự là “Không” có nghĩa là thế nào thưa cô? Tức là không có buổi lúc 8:30 hay là không có loại vé 20 ngàn đồng (vì có 2 loại hạng ghế là 20 và 40 ngàn VND).
Cô ấy lẩm bẩm lại câu “Không” và rồi thì chúng tôi nhìn vào vé cô đưa cho chúng tôi thì mới biết là cô đưa cho chúng tôi vé 40 ngàn đồng và buổi xem là 9:15.
Chúng tôi bảo cô ấy là chúng tôi muốn mua vé cho loại ghế rẻ tiền hơn và rồi cô lại tiếp tục càu nhàu.
À, mà quí vị có biết là khi chúng tôi nói thì cứ như là cho chúng tôi nghe mà thôi vì cô này đọc báo đặt trên bàn và thậm chí không ngẩng đầu lên nói chuyện với chúng tôi.
Múa rối nước là mục "đắt khách"
Cuối cùng chúng tôi thấy đành phải đưa cho cô tiền. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không muốn mua vé mà chỉ muốn hỏi thông tin về buổi diễn.
Chúng tôi gặp những bộ mặt lạnh lùng và thái độ tiêu cực này từ những người bán hàng tại khu vực Phố Cổ nơi chúng tôi muốn chụp mấy tấm hình.
Mà chúng tôi cũng chỉ hỏi ông chủ quán bia hơi có hai câu là bia bao nhiêu tiền và có chụp ảnh được không.
Và tôi cũng muốn nói với những ai đang chuẩn bị chỉ trích tôi về những gì tôi viết để họ biết rằng tôi là người châu Á và tôi cũng đã cố gắng lịch sự hết mức như cười và nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt với bất kỳ ai tôi gặp khi tôi tới Việt Nam.
Thực lòng mà nói là tôi đã đi du lịch nhiều nước từ châu Á sang châu Âu và trong các chuyến đi thì chưa bao giờ tôi lại gặp những người thô lỗ và ích kỷ như những người tôi đã gặp ở Hà Nội.
Lòng hiếu khách của người Việt mà người ta nói tới nay biến đâu rồi?
Lòng hiếu khách của người Việt mà người ta nói tới nay biến đâu rồi?
Mặc dù Việt Nam phát triển hơn hai nước láng giềng là Lào và Campuchia thì tôi thấy Việt Nam có nhiều cái cần phải học từ hai nước này.
Tức là Việt Nam nên học cách người Lào và Campuchia chào đón du khách thân thiện và ấm áp thế nào.
Tức là một nụ cười, hoặc là sự đón tiếp nồng ấm làm cho du khách cảm thấy phấn khởi và làm được điều đó thì hay biết làm sao.
Cảm ơn Hà Nội vì lòng hiếu khách “tuyệt vời”. Trở lại Việt Nam ư? Chắc sẽ không có lần thứ hai trong đời tôi.
Điểm đến Campuchia, Lào, hay Thái Lan thì tôi muốn trở lại bất kỳ lúc nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quí vị có ý kiến xin mời góp ý tại vietnamese@bbc.co.uk
--------------------------------------------------------------------------------
Nguyen Thanh Ha
Tôi nghĩ là người VN mà đi sang Pháp và Ý còn bị ăn cắp móc túi hơn thế nữa chứ. Nước còn giàu và văn minh hơn mình nhiều lần mà còn thế huống chi VN còn nghèo.
Noi Nguyen, Riverside, California
I think every unwanted thing we have been talking about our beloved country Vietnam has its direct cause: Corruption at many social levels.
Kenny USA
I am planning a trip to VN including visiting Hanoi in a couple of months. However, after reading this article and the feedbacks, I think I will alter my schedule and will not go to Hanoi at all. As a tourist, I spent my money for the pleasure of seeing different places, not to get robbed, cheated, or being treated with disrespect.
Le Van
Tôi không thấy ý kiến này là khó nghe mà ngược lại rất mong có những góp ý như vậy để người Việt biết đường mà sửa. Ước gì vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội người Hà Nội sẽ lịch sự và hiếu khách thật sự còn Hà Nội trở nên sạch sẽ và trật tự.
Dế mèn đồng cỏ
Đúng là đã có những điều như vị khách du lịch kia phản ánh, Hà Nội cũng cần phải xem xét lại nhiều khía cạnh, đặc biệt là thái độ của mình không chỉ với người ngoại quốc, không chỉ với khách du lịch. Thật buồn khi phải nghe những điều như vị khách du lịch kia nói, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải xem lại mình.
Haiant, Sài Gòn
Xin lỗi bạn Eileen 76, có phải bạn là người Tàu ở Trung Quốc, Hồng Kông hay Đài Loan không? Nếu quả thật bạn là người Tàu thì bạn cũng đừng ngạt nhiên vì những gì bạn gặp ở HN! Đối với người Việt chúng tôi luôn có mối thù không đội trời chung với người Tàu TQ,HK hoặc ĐL các bạn! 1000 năm cướp nước của chúng tôi và gần đây là cướp đảo Hoàng Sa, lăm le Trường Sa thì thử hỏi những gì bạn gặp trên đường phố HN là có đáng không?!
Người Việt chúng tôi có thừa lòng hiếu khách nhưng lòng hiếu khách đó dành tặng cho ai chứ đương nhiên không phải là những người như bạn! Bạn có bao giờ thử hỏi một người phương tây nào đó về lòng hiếu khách của chúng tôi không?
Seagull VN
Những điều du khách vừa nói rất, rất thật, chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi có những du khách khác họ ra đi mà vẫn vui vẻ “khen” : VN lạ quá, cái gì cũng hơn người ta… với nụ cười mỉa mai và dĩ nhiên chẳng ai dại dột mà quay trở lại, trong khi các nhà lãnh đạo vẫn tự hào là con người VN hiếu khách, nhưng chuyện hiếu khách là của 30 năm về trước, bây giờ người VN “hiếu Tiền” hơn. Viết thế này chẳng biết BBC có cho đăng hay không…
Vy Sai Gon
Là người Việt Nam,đọc những dòng chữ trên mà tôi cảm thầy xấu hổ cho đất nuớc mình.du lịch giờ đây đã phản ánh một phần bộ mặt của đất nước,và đất nước ta đã hiện lên trong lòng những du khách kia tồi tệ như vậy đó sao?
Binh Minh
Xin bạn hãy đến NhaTrang chúng tôi. Đừng có dại mà đi Hà Nội. Mất điện thoại là thường. Có khi họ lấy cả Passport, và cả quần nữa...
VNUK London
It is just simply true!
Là người Việt nam tôi xấu hổ về những điều mà người du khách này phản ảnh. Đó là lời nói thẳng khó nghe nhưng thật lòng tôi biết ơn lời nói thẳng như vậy. Tôi cũng xác nhận là rất nhiều người ở Hà nội xử sự mất dạy và thô lỗ. Có lẽ một thời bao cấp khó khăn đã tạo nên những tính cách điêu ngoa, điếm và tư lợi đến trở thành nét đặc trưng của người dân phía bắc Việt nam.
P Nam
Là người Việt nam tôi xấu hổ về những điều mà người du khách này phản ảnh. Đó là lời nói thẳng khó nghe nhưng thật lòng tôi biết ơn lời nói thẳng như vậy. Tôi cũng xác nhận là rất nhiều người ở Hà nội xử sự mất dạy và thô lỗ. Có lẽ một thời bao cấp khó khăn đã tạo nên những tính cách điêu ngoa, điếm và tư lợi đến trở thành nét đặc trưng của người dân phía bắc Việt nam.
Mai Florida
Tôi thì không dám đồng quan điểm với Eileen 76 vì không khéo lại bị tội phản bội tổ quốc hay nói xấu dân tộc. Trước đây có vụ mấy ông giám đốc trẻ trên đường đi Pháp đã say sưa xem sex trên laptop không màng đến sự phản đối của cô gái ngồi ghế bên cạnh. Rồi chuyện một cô bé từ Sài Gòn viết trên blog kể chuyện ăn phở tại Hà Nội đã gây tranh cãi ồn ào rồi! Người trong một nước đã gặp vậy huống gì người ngoại! Cái may trong vụ nầy là tác giả không hiểu tiếng Việt.
Hoàng Long, Huế
Lại một chủ đề cho sự chê bai giữa những người cùng giòng máu và văn hóa với nhau. Theo cách nghĩ của tôi,khi nhìn qua đôi kính màu đen thì chẳng có gì màu hồng. Ý kiến của bà Eileen76 có 5 chuyện đáng kể : gọi điện thoại ồn ào,xui xẻo vì bị móc túi, giao thông hỗn loạn, giao tiếp của cô soát vé quá hách dịch và người bán hàng phố cổ ít cười cũng như nói lời cảm ơn. Từ những chuyện này các bạn ở SG có nhìn lại thành phố mình, khác HN là bao?
Tôi cũng đã vô SG và thấy trong này cướp giật ghê và táo bạo hơn nhiều,giao thông hỗn loạn thì chắc ai cũng đồng ý là Sg hơn đút, người miền Nam ôn ào và thẳng tính nên nói năng ở nơi công cộng cũng hết sức thoải mái và cũng ít khi cảm ơn vì cho đó là khách sáo. Ngay cái tỉnh nổi tiếng về du lịch và con ngườii hiền hòa như Huế mà khách cũng một đi không trở lại. Rút cục đó là cách làm du lịch của người có trách nhiệm, không phải do văn hóa yếu kém của nước mình
Mary USA
I visited Ha Noi five years ago. They have treated me the same thing. Ha Noi people are hostile. Saigon people they are much better. They are friendly and more helpful with tourists. I would not go back to Ha Noi again because not thing to see and Vietnam tours are expensive compared to other Asian countries.
London UK
ONE MUST STRONGLY AGREE. The observations and reflections on the account above are so true as one had shared the experience once too often. Even here in the UK, one would expect a change in mentality but the reality is far from home. For the benefit of the majority, do take the above account into considerations and seriously act on it as Vietnam has protentials but the question is... Why bother with cotton when you can have silk?
The Person The City
Thay mặt toàn thể nhân dân VN tôi vô cùng xin lỗi những người khách du lịch gặp phải tình cảnh như bà Eileen. Thú thực, ra ngoài đường thấy người ta như thế, dân Việt còn ngán nữa là...
Hoan Kiem, USA
Theo tôi nghĩ những gì xảy ra với du khách nói trên phản ánh 4 sự thật: 1) Du khách này thiếu kinh nghiệm du lịch ở những nước nghèo. Mang máy ảnh, điện thoại lộ liễu nơi công cộng là một điều không nên làm. Cũng không nên mong đợi những câu trả lời sốt sắng từ những nhân viên có mặc cảm về trình độ Anh ngữ của mình. 2) Nhân viên nhà nước có nhiệm vụ tiếp cận với quần chúng ở những nước trước đây là XHCN vẫn chưa bỏ được thái độ kém văn hoá. Chuyện này không phải chỉ xảy ra ở VN mà còn ở Nga, Đông Đức, Tiệp Khắc, Trung quốc vv. 3) Người Việt ít được "update" những ngôn ngữ cơ thể (body language)đã trở nên những tiêu chuẩn cho toàn thế giới: mỉm cười khi bắt đầu câu chuyện, nhìn vào mắt khi nói chuyện, nói tiếng cảm ơn ở cuối câu, nói tiếng xin lỗi khi phải làm phiền người khác. Hơn nữa, nhiều người vẫn còn tư tưởng "Tây đội, ta (da vàng) đạp" 4) Lần tới đề nghị khách du lịch đến Sài Gòn thay vì Hà Nội.
Người Sài Gòn
Chúng ta đã quá tự hào 4000 năm văn hiến của chúng ta. Nhưng theo tôi thấy sau 32 năm chúng ta đã mất văn hóa quá nhiều. Vì thế chúng ta luôn nghe những lời phàn nàn về cách ứng xử cơ bản của chúng ta với mọi việc xung quanh. Tất cả báo chí ở Việt Nam và những người có trách nhiệm luôn đổ lỗi cho người dân là vô ý thức trong hành vi của họ mà không bao giờ họ nhìn nhận chính từ trong nền giáo dục của họ không giống ai và luật pháp chẳng ra gì nên mới sản sinh ra những con người như thế. Làm mất đi hình ảnh tốt đẹp của người Việt xưa. Cái thời mà mọi người cho là dân tộc đang bị đô hộ và bị chiếm đóng.
Mary Kuala Lumpur
Cháu rất buồn khi đọc thư của bà Eileen, cháu rất xấu hổ khi nghe một người khách nước ngoài nói về VN với negative thinking như vậy. Cháu chưa ra Hà Nội bao giờ nên cũng không thể đánh giá người dân Hà Nội như thế nào, tuy nhiên nếu VN đặc biệt là HN đã để lại cho bà một ấn tượng không tốt như vậy thì quả thật đây là nỗi buồn không chỉ riêng cho cháu mà cho nhiều người dân VN khác.
Xin bà đừng assume tất cả mọi người VN đều như vậy, nếu bà đến chơi ở Sài Gòn, cháu nghĩ bà sẽ có cái nhìn và cách suy nghĩ khác hơn (ít ra là không negative như ở HN. VN còn nghèo nên ý thức của người dân Việt chưa cao đó là lý do họ tìm cách ăn cắp vặt đồ đạc của người khác. Không những đối với khách nước ngoài mà người dân bản xứ (người VN) nếu sơ xuất, ! không chú ý đến đồ đạc của mình thì cũng có thể bị mất cắp.
Mỗi lần cháu về VN chơi thì Mẹ của cháu luôn dặn dò là tháo gỡ hết tất cả nữ trang đeo trên người cất đi, không đem theo giỏ xách hoặc wallet, chỉ đem theo một ít tiền trong túi quần vì sợ bị giựt dây chuyền hay là bị móc túi. Để giảm bớt tình trạng này, theo cháu nghĩ thì đời sống của người dân phải được cải thiện và nâng cao, có đời sống no đủ thì sẽ bớt đi tệ nạn. Muốn người dân VN warm welcome khách du lịch nứơc ngoài thì phải nâng cao trình độ dân trí, có ăn có học sẽ xử sự khác hơn. Có lẽ VN đã để lại vết thương lòng trong bà rất lớn. Một lần nữa, cháu rất lấy làm tiếc về điều này.
TC Germany
Tôi về VN và du lịch ở Sài-Gòn tháng 8 vừa qua. Tôi thấy service rất khá. Vào quán cà-phê, ra tiệm ăn thường, ra tiệm ăn sang trọng, vào hotel, ra tiệm kính mắt, đi Phú Quốc, đi Vũng Tàu, ngồi xe bus, ngồi xe taxi, đi siêu thị, đi chợ bên ngòai đều được tiếp đãi đàng hoàng. Tôi không vận đồ lớn, chẳng thắt cà-vạt, chỉ mặc áo sơ mi, áo thun bình thường, và một cái quần Phi Thoàn (lửng đến đầu gối), vẫn được tiếp đãi đàng hoàng.
Tôi khen ngợi với người thân chúng tôi, Sài-Gòn đã học hiểu cạnh tranh kinh tế thị trường, nâng cao phẩm cách phục vụ. Người em chúng tôi nói ngay. Thế thì anh khoan đi ra Bắc. Ngoài Bắc vẫn còn chưa biết cách phục vụ. Có những quán hàng điên điên như là quán chửi. v.v.v. Chắc phải cần vài năm nữa người ngoài đấy mới h! c hiểu được phục vụ khách hàng phải cần thế nào vì lý do cạnh tranh gắt gao.
Eileen có viết về cảnh mua vé mà người bán không nhìn khách khi nói chuyện. Theo tôi có 3 cách để nhìn sự việc: (1) là người bán tiếng Anh kém quá nên lo là tiếp xúc lâu sẽ khổ. (2) Như đề cập bên trên, người miền Bắc chưa học hiểu phong cách phục vụ khách hàng. (3) là chỉ riêng cô bán vé đấy hôm đấy có việc buồn phiền.
Dẫu sao, về việc mua vé tôi cũng không chờ đợi nhiều. Điều tôi hài lòng là đã không còn giá vé riêng biệt cho người dân sở tại và người ngoại quốc hoặc Việt Kiều nữa. Đó đã là bước tiến bộ khả quan rồi các bạn ạ. Cướp giật giữa ban ngày cũng là lệ thường. Móc túi giữa ban ngày cũng là thường. Giữa lòng Châu Âu sang Ý, sang Tây Ban Nha, sang Paris nếu "khoe hàng" quá đỗi cũng bị cưỡm "bên lề" như thường các bạn ạ. Đến mùa giáng sinh báo chí Đức luôn có những bài viết cảnh báo dân chúng đi mua sắm tết cẩn thận đấy thây. Có phải chỉ có xảy ra ở Việt Nam đâu.
Tuy nhiên là người Việt Nam chúng tôi cũng xấu hổ và buồn tí ti khi đọc được một bài viết phê phán như vậy mà không thể không đồng ý những điểm xấu cô Eileen đề cập.
Lance Dallas
Người ta đi du lịch để tìm hiểu thêm về một đất nước/con người, hay là họ đi du lịch với một quan niệm là người bổn xứ phải làm như điều mình muốn? Tôi buồn vì những gì xảy ra ở VN và luôn mong muốn quê hương của tôi sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, tôi đã đi qua nhiều nước, từ Pháp, Canada, India, Japan, Singapore v.v, mỗi nơi có một phong cách riêng. Bạn có biết móc túi là một trong những tệ nạn nổi tiếng ở Paris? Ngay cả trong cầu thang máy lên tháp Eiffle có ghi rỏ "coi chừng móc túi". Đồng nghiệp của tôi đã bị giật mất máy tính ngay khi ngồi trong xe hơi, ngay trên đường phố Nice, France.
Người Pháp còn khó chịu hơn nhiều khi đối xử với du khách. Tuy nhiên, đó là nhận xét rất riêng của tôi, không hẳn phản ánh đúng cả một nước Pháp. Không thích một nơi mà! mình đến thăm là một chuyện (như tôi không thích Pháp). Tuy nhiên, viết bài chỉ trích chỉ qua một cuộc du lịch là quá lố vì nhận xét của mình có thể đúng trên một khía cạnh nào đó, nhưng không hẳn đúng cho cả một đất nước với 90 triệu người. Trước khi đi du lịch, bạn nên tìm hiểu kỹ nơi mình đến để đừng bị ngạc nhiên bởi những điều không hài lòng như thế.
Chi, Pháp
Những chuyện móc túi, trấn lột là chuyện bình thường, nhất là nơi thu hút khách du lịch(ở châu âu cũng vậy thôi). Bạn đi ngang qua đường ở Paris mà đèn đổi màu đột ngột thì cũng phải cuống cuồng mà chạy. Về thái độ phục vụ thì cũng tùy thôi bạn ạ. Tôi sinh ra ở HN, gặp những người lốc cốc nhiều (họ thường ko biết nói ngoại ngữ), nhưng cũng gặp nhiều người niềm nở, dễ chịu.
VN ta có câu "vơ đũa cả nắm" có thể dùng để tặng cho những bạn hay nghĩ là "dân HN thì thế". Mình về HN mùa hè năm nay, đi mua sắm, ăn uống, xe bus đều thấy thái độ phục vụ dễ chịu hơn rất nhiều. Nên nhớ rằng VN vẫn là một nước nghèo, dân trí còn hạn chế. Vì vậy, cách cư xử có thể còn "thô" so với các quốc gia "công nghiệp du lịch". Du lịch VN còn nhiều hạn chế, nhưng những lời lẽ kiểu như "Tp HCM mới dễ chịu, HN nhà quê thô lỗ" cũng chẳng giúp VN cải thiện được điều gì cả. Những câu nói thiển cận như thế làm tôi thấy xấu hổ hơn là cảm nhận của bạn bè nước ngoài. Tôi có may mắn được du lịch từ Bắc tới Nam trong năm nay.
Tôi cũng gặp những chuyện không vui (bị "chém" khi mua hàng, khách sạn làm ăn không rạch ròi, độ vệ sinh thấp, vv) nhưng tôi đã được ngắm một phần cảnh đẹp tự nhiên ở VN, được ăn các món ăn đặc trưng của 3 vùng. Nhất là đã nhìn và hiểu rõ hơn người VN mình, nhất là tầng lớp người nghèo. Nếu muốn gắn "du lịch" với "hưởng thụ", tôi nghĩ các bạn nên chọn "les destinations faciles"
Thanh, Sài Gòn
Hà Nội mặc dù là Thủ Đô nhưng không đại diện cho Việt Nam về văn hoá, kinh tế. Bạn hãy đến Sài Gòn và các tỉnh phía Nam sẽ thấy sự hiếu khách mà bạn đã từng nghe về người Việt Nam. Miền Bắc chưa từng trải qua thời kỳ phát triển tư bản nên hành vi và cách đối xử của họ khá "lạ" đối với các bạn.
Miền Nam may mắn hơn có 20 năm phát triển tư bản trước 1975 nên học được cách giao tiếp và đối đãi với khách. Khinh người, vô ý thức, ồn ào nói chuyện nơi công cộng như không có ai,thái độ "anh hùng"... là những thói xấu của người miền Bắc, mà đại diện là Hà Nội. Nói về chuyện lấy cắp thì tôi bị mất cái laptop ngay trong khách sạn chỉ sau 2 giờ đi khỏi phòng. Đó là khách sạn có cái tên khá ấn tượng là "Thủ Đô Hotel".
Người Hà Nội có cái "tôi" lớn quá, ngay cả những nhân viên phục vụ khách sạn hoặc nhà hàng cũng không thể để "cái tôi" ở nhà được mà lúc nào cũng mang theo mình, và sẵn sàng show ra bất cứ lúc nào. Chính cái tôi đó làm chậm phát triển thủ đô bạn, cản trở phát triển đất nước, làm xấu mặt dân Việt Nam nói chung, vì ai cũng nghĩ rằng Thủ Đô mà còn như vậy, huống chi những chỗ khác?!
Hank, California
First, it was really bad luck for you or anybody else who may already had the same situation as yours. Second, II would not say Lao or Campuchia is much better than VN at all. Lucky you, it didn't happen in those countries, whatsoever, even you 're peacefully walking on Italy or Brazil country, pocket-pickers also would like to see you there anytime. Don't ever think it won't happen to you. Conclusion, it depends on where you go, that's all.
Phuong Nam Mỹ Tho
Cái nhìn của bạn Eileen rất dúng, nhung chỉ dúng vói Hà nội.Sao bạn không vào miền Nam, vào Sài gòn, vào dồng bầng sông Củu Long ? Miền Nam không dến nỗi nhu thế dâu. Xin moi.
Vũ, Hà Nội
Tôi vẫn thấy có hai cái may cho Eileen 76. Một là Eileen chưa bước chân lên xe bus để tiếp cận với thái độ của phần đông người bán vé. Hai là Eileen chưa nghe được tiếng Việt để nghe những tiếng tục tĩu nay gần như phổ biến ở cửa miệng những người mình gặp dọc đường. Là người Hà Nội tôi thấy xấu hổ và nếu cho phép tôi thay mặt những người Hà Nội có văn hoá, NGÀN LẦN XIN LỖI Eileen 76. Tôi cũng đã gặp Ban Giám đốc xí nghiệp xe bus để bày tỏ chuyện bất bình. Nhưng có người (dáng vẻ sinh viên) nói ngay: "Vô ích, vì muốn cầm tập vé để bán, là phải có cái gì rồi thì làm sao mà người ta giáo dục được anh ta, chưa nói đến "SA THẢI"
Lâm thị Ngọt
Du khách Eileen 76, có lẽ sanh năm 1976, vậy bà trẻ hơn tôi nhiều, trước hết tôi mong bà bỏ qua những gì khiến chuyến du lịch của bà không thoải mái, vì chính chúng tôi cũng rất buồn về truyền thống hiền hoà, lễ độ của người Việt đã mai một đi rất nhiều, ngay cả giữa người Việt với nhau, huống chi với bà còn có sự bất đồng về ngôn ngữ. Xin bà thông cảm, sở dĩ du lịch ở Mên và Lào bà thấy tốt đẹp trong tình người hơn Việt Nam là vì đất nước họ không bị chia cắt vì chế độ, sự ngờ vực, hận thù, tranh chấp không quá lâu như Việt Nam.
Nếu đất nước của bà cũng trong hoàn cảnh bị chia rẽ như chúng tôi, thì bà sẽ hiểu tại sao một Việt Nam cổ kính với trên 4000 văn hiến, mà ngày nay hầu như khó thu hút du khách trở lại thêm một lần.
Van Phuoc HCM
Qua việc phàn nàn của bạn về người Việt nam sinh sống tại Hànội, chứng tỏ bạn là người chưa đủ bản lĩnh để có thể đi du lịch một cách an toàn. Tại Roma, nếu bạn không gìn giử tài sản của bạn cẩn thận, bạn bị mất của như chơi. Paris, New York, Berlin cũng vậy hay tại Brussels các cửa hàng bán các loại valise, người bán xiềng xích cá valise lại với nhau. Ở VN chưa hề có chuyện nầy. Tóm lại, đi đến bất cứ nơi nào, dù là trong nước của bạn hay nước ngoài, bạn phải đủ khôn ngoan để gìn giử tài sản của bạn, và đừng tiếc của mà chưởi bới om xòm một cách thiếy ý thức.
Nguyen Si Omaha, NE, US
Hè vừa qua, tôi có về Vn rồi ra Hà Nội. Tôi cũng muốn ra xem dân tình ngoài ấy ra sao như nhiều du khách đã than phiền?. Quả thật! Trong chuyến máy bay từ Sai Gon ra Hà Nội. Lên xuống máy bay thì vẫn có người chen lấn như sợ máy bay hết chỗ !, trong máy bay thì nói chuyện, đùa giỡn ầm ĩ, xem như đang ở nhà riêng của họ (Họ nói giọng Bắc). Nhân viên nhà nước làm trong các điểm du lịch, có thái độ khinh khỉnh với du khách, nghĩa là bất cần, du khách bỏ tiền ra, họ ban phát vé vào cửa. Hỏi thăm đường, họ nghe giọng nói Miền Nam là nhìn soi mói và trả lời nhát gừng. Như họ còn nghĩ đây là kẻ thù xưa chăng? Taxi thì vặn đồng hồ tính quá tiền. Rõ là chán!
Ngo Phuoc Tho
Dân miền bắc có nhiều cái không tốt nhưng trong số đó có hai cái nổi bật là phục vụ người khác và marketing.
Nguyen (EU)
Đây chính là sản phẩn văn hóa của độc đảng cộng sản đấy mà.
Phan The Anh, Pleiku
Tôi là người Việt Nam. Đọc bài của Eileen 76 tôi có cảm nghĩ bà ấy thật hẹp hòi và cố vơ đủa cả nắm. Tuy nhiên, là một người đã từng du lịch nhiều nơi từ Nam ra Bắc, tôi phải thật sự đau lòng đồng ý với Eileen vì bao nhiêu cái tồi tệ của người Hà Nội ( hay người Bắc) Ở Bắc chỉ có Bè chứ không có Bạn!Tôi đi công tác gồm một đoàn 22 người nhưng vẫn bị bọn cò tại Vịnh Hạ Long chặn đường không cho lên tàu đi thăm vịnh. Điều đó xảy ra ngay trước mặt các chú công an. Và Công an không làm gì, ngoại trừ; làm lơi. Nhìn chung, người Việt Phương Nam thì hòa nhã, thân ái và thật bụng hơn.
Danny
Tôi là một tour guide tại Saigon. Có một lần hướng dẫn cho 2 khách Tây Ban Nha đi Mekong. Câu đầu tiên chạm mặt là: "Anh đừng gạt chúng tôi nữa nhé, chúng tôi đã chịu quá nhiều rắc rối lắm rồi" Tôi ngạc nhiên hỏi sao lại như vậy, hóa ra họ đi từ Bắc vào Nam và chính tại thủ đô Hà Nội họ đã bị đối xử tàn tệ không thương tiếc, ăn thì bị tráo thực đơn tính tiền cao hơn, mua tour thì chất lượng lại không đúng như những gì nhà làm tour nói như ban đầu, complain thì bị nạt vào mặt và điều đáng nói hơn là họ thường xuyên bắt gặp thái độ hống hách, quan liêu, kẻ cả nên trong suy nghĩ họ đã hình thành một ác cảm đối với người Vietnam.
Nhưng sau hai ngày tour ở miền Tây, thái độ của họ đã hoàn toàn thay đổi vì những nụ cười và những cái vẫy tay thân thiện của! người dân Miền Nam khi đi đến bất cứ nơi đâu, và càng ngạc nhiên hơn khi họ so sánh giá cả trong Miền Nam hoàn toàn rẻ hơn so với Miền Bắc.
Tôi không có ý nói xấu người Miền Bắc nhưng đó chính là sự khác biệt giữa 2 miền trong quan điểm đối xử với khách nước ngoài. Miền Nam thì thân thiện, lịch sự, chân tình muốn khách đến rồi sẽ quay lại những lần sau để rủ thêm bạn thêm bè. Miền Bắc thì gặp Tây cứ lột da xẻ thịt chúng đi, có cơ hội nào gặp lại chúng nữa đâu để mà kiếm tiền. Đây không phải là kinh nghiệm của riêng tôi. Nếu như bạn hỏi bất kỳ tour guide hoặc tài xế nào ở Sài Gòn thì sẽ đều nhận được câu trả lời rằng phục vụ khách du lịch nước ngoài đi từ đầu Hà Nội vào khó gấp trăm lần khách bay thẳng trực tiếp đến Saigon.
Xuan Son, Hà Nội
Eileen hoàn toàn đúng. Vì đang sống ở Hà Nội nên tôi dễ dàng nhận ra những điều này. Đó là lối sống vô cảm và thiếu trách nhiệm của rất nhiều người dân. Đó là kết quả của điều gì thì tôi không biết. Tôi nghĩ VN mình không thể làm du lịch được.
Joe USA
Dear Eileen, You have my whole hearted sympathy. I myself cann't stand the ways my own people treated me let alone foreigners. Sincerely,
Celine Singapore
Tôi đã một lần đến Hà Nội và chứng kiến lối nói bất lịch sự và có phần đanh đá của các cô gái Hà Nội. Tôi là một du khách và hôm đó đang mải mê chụp phong cảnh ở Văn Miếu và vô tình đứng trước một cô gái và tôi đã vội vàng xin lỗi thì cô ta quay lại và chửi "mày bị mù à?" Tôi thực sự choáng váng các bạn ạ. Có lẽ tôi sẽ không trở lại Hà Nội lần thứ hai đâu. Thật đáng xấu hổ cho Việt Nam.
Không tên
Ở đâu cũng có người tốt, người xấu. Còn tỷ lệ người tốt trên người xấu, xin khẳng định Việt Nam chúng tôi phải trong nhóm các nước hàng đầu trên thế gian này. Quá là hồ đồ nếu coi nơi nào đó có người xấu là cả nơi đó xấu.
Vũng Tàu
Tôi là người việt nam, đọc bài này tôi cũng chạnh lòng lắm. nhưng tôi công nhận đây là sự thật, các bạn có thể thấy hàng ngày, ở khắp mọi nơi. Ở những điểm du lịch, việc giựt đồ khách du lịch, chèo kéo bán hàng cũng xãy ra hàng ngày ấy mà. Còn việc mua vé mà đợi người bán vé ngước lên nhìn mình hay cười với mình thì. ..hơi bị hiếm ở việt nam đấy. Phải làm sao? Bó tay!
Người Hà Nội
Tôi cũng đã có những kinh nghiệm đi du lịch ở một số quốc gia đông nam á và nhận ra một số điểm như thế này. Thái lan có những khu dành riêng cho khách du lịch và ít khách thái ở những khu vực này. Việc kiếm tiền và thái độ hung dữ thì ỏ Bangkok cũng không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên việc định kiến của người dân đối với người nước ngoài cũng là căn bệnh khá nặng ở Việt Nam, đa phần là do việc họ không biết ngoại ngữ để giao tiếp và giới truyền thông luôn đưa tin về nhiều tệ nạn xã hội có liên quan tới người nưóc ngoài. Nhưng cần biết rằng đó không phải là tất cả nguời du lịch phương tây nào cũng vậy.
Hoai Nam
Qua bài báo và các ý trên tôi cũng xin kể một chuyện nhân chuyến đi của tôi ra Hà Nội có công chuyện riêng. Để quý vị có thể thấy rằng cách đối xử của người Miền Nam và Miền Bắc khác nhau như thế nào và chúng ta không nhạc nhiên khi vị khách trên đã trải qua trong chuyến đi đến mảnh đất ''ngàn năm văn hiến ''.
Đến Hà Nội sau khi nhận phong ở khách sạn tôi mới đi bộ tìm chổ cần đến để làm việc cho ngày hôm sau. Đi tới đi lui trên con đường Hai Bà Trưng mà sao vẫn chưa tìm ra số 31 nên tôi mới ghé vào chốt bảo vệ của bệnh viện Bạch Mai hỏi: Anh vui lòng cho hỏi số 31 đường Hai Bà Trưng nằm ở đoạn nào vậy anh? Chưa kịp dứt lời chỉ nghe anh ta phán một câu '' thế thì ông đi tìm chứ còn hỏi tôi nữa ''tự nhiên tôi hơi khựng lại một chút và chỉ kịp nói câu thôi cảm ơn anh nhiều. Nếu như trường hợp trên xảy ra ở trong miền nam thì sẽ được chỉ dẫn rất nhiệt tình và chính bảnthân tôi cũng đã từng giúp chỉ dẫn người nước ngoài lần nhưng rất vui vẽ.
Linh Tinh Hà Tây
Bây giờ tôi mới biết về Hà Nội.
Phố Đêm
Cám ơn vị khách du lịch nước ngoài đã đặt chân lên đất Hà thành Việt Nam. . Tật cả những gì cô ấy nói đều thật cả, tôi hoàn toàn không hề phủ nhận, có một điều tôi xin thưa với cô ấy là được như vậy là đã tốt hơn trước rất nhiều, tuy nhiên nểu như trước năm 1954 thig người Hà Nội không như vậy đâu, khác lắm, có lẽ lịch sự không thua người paris tí nào, nghe giọng nói nhỏ nhẹ ngọt ngào đã làm ấm lòng người đối thoại rồi, thật sự là như vậy đó nếu không tin cô ấy cứ tìm hiểu về văn hóa người Hà nội trong những thập kỉ 50 xem có đúng vậy không. .. Xin cô ấy cũng đừng ngạc nhiên và tự hỏi sao có điều kì lạ như vậy, càng về tương lai càng tiến mới đúng chứ vâng tôi cũng chẳng biết nói thế nào nữa nhưng khẳng định những lời tôi nói hoàn toàn chính xác bằng chứng là cô ấy thử đến Viêt Nam.
Nhưng lần này gh! saigon thử xem, ở đây thuy chỉ là một thành phố nhưng tôi bảo đảm với cô ấy sẽ ngạc nhiên hơn và hỏi tại sao? Một thành phố lại hơn hẳn cả một trung tâm Quốc Gia. ... Vâng đât nược ViệtNam chúng tôi đúng là có nhiều điều dị biệt..
TT Sài Gòn
Híc..đọc bài viết này thấy buồn quá..nhưng phải đồng ý rằng ở Việt Nam chẳng có gì đáng cho người nước ngoại đến thăm: cảnh quang thiên nhiên thì con người chỉ biết khai thác, không biết giữ gìn; di tích lịch sử, văn hoá thi bé nhỏ, đơn điệu; kinh tế nghèo nàn; tình người nhạt nhẽo Nhưng mà tất cả là do đâu do có quá nhiều quan chức lãnh đạo chỉ lo vơ vét, lo làm giàu cho bản thân..Thượng bất chính hạ tất loạn. Nhưng tôi tin rằng qua cực suy rồi sẽ đến cực thịnh.
Accidental Tourist
The Hanoians won't change easily. Eileen forgot to mention about the rude Hanoians who will cut in front of a line anywhere with an attitude.... A friend of mine often says: "Hanoi is a great place, except for its people." It's very true.
Nguoi Dan Viet
Eileen 76 đã nói lên sự thật về sự thiếu ý thức của nhiều người Việt Nam trong việc tôn trọng luật lệ, thói quen căn bản của người Việt là như thế nào củng được miễn sao đạt được việc mà mình muốn còn luật lệ là chuyện nhỏ, chẵng thèm để ý xem việc mình làm có vi phạm đến luật lệ (đặt ra để tránh các việc làm có ảnh hưởng bất lợi đến người khác hay không). Những hành vi như xữ dụng điện thọai di động trên máy bay, xe cộ chạy không theo luật định và hối lộ tham nhũng v.v... đều nằm trong thói quen xấu này.
Eileen 76 không phải là người khách may mắn trong chuyến du lịch này, khi bà bị mất cắp, nhưng củng vì bà thiếu nghiên cứu phong tục tập quán và thói hư tật xấu ở những nơi mà bà sắp đi tới. Cướp giật và móc túi đều có mặt ở các nước như VN, Thái Lan, Kampuchia, Lào, Philippine v.v... Người Việt không có thói quen nhìn vào mặt người đối diện khi đang nói chuyện. Người Việt lại còn có thói hóng hách của những người phục vụ khách hàng.
Ở miền nam nhất là Sài Gòn thường có những người luôn luôn muốn giúp đỡ người ngoại quốc vì miền nam tiếp xúc với các nước Tây Phương như là Bạn đó là phong tục từ xa xưa từ ngày Pháp thuộc, còn ngược lại miền Bắc có tiềm thức không thích người Tây Phương từ xa xưa. Hy vọng có ai đó sẽ khuyên bà Eileen có thể trở lại viếng thăm Sàigòn thay vì Hà Nội.
Ẩn danh 2
Tôi là người Việt và tôi thấy người Việt có cung cách ứng xử thuộc hạng bét thế giới, nhất là người hà nội.
Cuong Nguyen USA
Từ 1995 tới 2007, tôi đã về VN 4 lần, du lịch và thăm thân nhân, kết quả là bằng một chữ "thua" thua mọi mặc.
Xin ẩn danh
Ở đâu cũng có người tốt, người xấu. Còn tỷ lệ người tốt trên người xấu, xin khẳng định Việt Nam chúng tôi phải trong nhóm các nước hàng đầu trên thế gian này. Quá là hồ đồ nếu coi nơi nào đó có người xấu là cả nơi đó xấu.
Ẩn Danh
Đến du lịch một đất nước vô văn hóa như vậy thì quay lại làm gì nữa.
Minh Ho U.S.A.
I agree with Eileen 76 on her past experience in Ha Noi and with Ha Noi people. Unlike those people in Hoi An, Sai Gon, and other places I have visited in Vietnam, many Ha Noi people are rude and somewhat "hostile" to foreigners/visitors, be it westerners or "vietkieu's". If they want to attract more tourists and gain respects and admiration from visitors from around the world, Hanoi people need to change their attitudes and learn from their neighboring countries such as Thailand, the land of thousand smiles! A caring Viet Kieu
Overseas
Please dont add-up the Vietnamese people. Vietnam was united in 1975. But their cultures are devided into 2 types. One is the northern and the other one is the southern people culture. Do you know that, in 1945 and 1975 till now, how many northern people had moved to the south? nowadays, they are moving everyday to the south. Any southern people move to the north? The answer is SO RARE. Somehow, no body can meansure what they brought to the south. southern people are affected by their ******* behaviors, education, even the name of VIETNAMESE is affective so far. Who cares?
Thanh Long Sài Gòn
Dear Jason California,USA Tôi xác nhận Eileen 76 nói đúng. Không phải con sâu làm rầu nồi canh đâu. Mà nồi canh sâu đấy bạn ạ. Tôi là người Việt đang sinh sống tại Việt Nam, không có cơ hội đi du lịch ngoại quốc nên không thể so sánh được với các nước khác. Nhưng những gì Eileen 76 nói là rất đúng với thực tế.
Ponichiro
Tôi không dám đại diện cho bất cứ ai nhưng thành thật xin lỗi Eileen 76, cho dù như Jason biện hộ là một vài con sâu nhưng không có ai có thời gian rỗi rảnh để tìm hiểu "cả nồi canh" khi đã có vài con sâu "đại diện" nổi lều bều trong đó! Giống như bạn bước vào Showroom, hàng triển lãm trưng bày mà còn bị hư hỏng thì làm sao thuyết phục là 99% hàng trong kho không bị hư hỏng? Cũng xin thưa chuyện sử dụng điện thoại di động trên máy bay, không phải chỉ ngừoi Việt trong nước vô ý thức mà cả Việt kiều ở Mỹ cũng vô ý thức như vậy! Nói chung đây là bài học cho ngành du lịch của chúng ta và cả ngừoi dân Việt Nam, cho dù chuyện có thật hay không có thật thì chúng ta phải cám ơn Eileen 76 và phải chấn chỉnh ngay cho tương lai. Mong rằng các quan chức của ta đọc bài này.
Jason California,USA
Dear Eileen 76 Tôi chưa tới Hà nội, nên không hiểu về dân tình ngoài ấy như thế nào. Nhưng tôi không nghỉ rằng nhóm thiểu số đó đại diện cho đại đa số dân Việt trên toàn quốc. Tôi du lịch về VN rất nhiều lần và một số nước láng giềng của VN và chưa bao giờ gặp trường hợp như cô cả. Xin cô đừng vì con sâu mà làm rầu nồi canh.
Hung Paris
Tôi thì thấy lỗi phần nhiều là do các vị khách này thôi, đi Âu đi Á cho lắm vào mà vẫn chưa ngộ ra một điều: cần phải tìm hiểu chút ít về nơi mình sắp đến. Thêm nữa tôi thấy họ có vẻ ngây thơ, bởi ở đâu mà chẳng có người này người nọ. Tuy nhiên nói đi thì cũng phải nói lại, những gì mà vị khách này trải qua kể cũng là một nỗi xấu hổ, nhất là nó lại xảy ra ở một nơi được mệnh danh là "thủ đô ngàn năm văn hiến".