Những chứng nhân của hy vọng được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trích dẫn trong Thông Điệp “Spe Salvi” (Được cứu rổi trong Hy vọng) trong đó có hai khuôn mặt người Việt Nam là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và Thánh Lê Bảo Tịnh.

Trong suy nghiệm về niềm hy vọng trong Thông Điệp thứ hai này, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã đưa ra những gương mẫu hy vọng của những chứng nhân trong quá trình lịch sử của Giáo Hội.

Thánh Joséphine Bakhita (1869 – 19947). Thánh nhân sinh trưởng tại Darfur, bị bắt cóc và bị bán đi như người nô lệ. Bakhita được một lãnh sự người Ý mua chuộc và đem về nước Ý. Ở đó Joséphine được tiếp xúc với người Công giáo và được học hỏi về Tin Mừng. Được trả tự do Bakhita gia nhập Dòng Tu của các Bà Phước vào năm 1896. Năm 2000, Joséphine Bakhita được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II tuyên phong hiển thánh. Bà là vị thánh đầu tiên của xứ Soudan Phi Châu.

Đức Hồng Y Nguyễn Van Thuận (1828-2002). Sinh trưởng tại Vitệ Nam, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã bị Cọng Sản Việt Nam giam tù trong 13 năm và sau đó đã trục xuất không cho trở về Việt Nam. Vào năm 1988, ngài được kế vị Đức Hồng Y Roger Etchegaray trong chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình. Trong tháng 9 vừa qua, Tòa Thánh Vatican đang mở cuộc điều tra phong thánh cho ngài.

Thánh Augustin (354-430) Sinh trưởng tại Thagaste, trở lại đạo Công giáo sau một thời gian dài nghiên cứu và tìm kiếm, Augustin nhận phép rửa lúc đã 33 tuổi từ tay thánh Ambroise ở Milan. Sau đó thì nhận lãnh chức linh mục trước khi lãnh nhiệm vụ Giám Mục thành Hippone (Algerie) vào năm 396. Ngài là Tiến Sĩ Hội Thánh. Ngài đã để lại nhiều tác phẩm thần học cho hậu thế. Ngài là một giáo phụ mà Đức Bênêđictô XVI đã yêu mến và dày công nghiên cứu.

Thánh Bernard (1090-1153) Thánh Bernard gia nhập Dòng Khổ tu Citeaux từ năm 22 tuổi. Ba năm sau đó, ngài thành lập tu viện Clairvaux và cải tổ Dòng Khổ tu toàn thể Âu Châu. Vào năm 1171 ngài được tuyên phong hiển thánh và Tiến sĩ Hội Thánh.

Thánh Phao lồ Lê Bảo Tịnh (1793 -1857). Sinh trưởng tại Việt Nam, ngài gia nhập chủng viện, chịu chức linh mục và sống một đời sống ẩn tu. Nhưng Đức Giám Mục đã gởi ngài đi truyền giáo tại xứ Lào vào năm 1837. Trong cuộc bách hại người Công giáo ở Việt Nam của các vua chúa, ngài bị bắt giam vào năm 1841, bị hành hạ tra tấn, rồi bị đày ải sau đó được phóng thích với điều kiện là không được đi rao truyền Gia Tô đạo. Không hề sờn lòng luôn hy vọng vào Đức Kitô ngài tiếp tục viết những bài giảng và một quyển toát yếu giáo lý để dạy cho bổn đạo và cho các tân tong. Bị bắt lại lần này thánh Lê Bảo Tịnh bị kết án tử hình và bị đưa ra pháp trường chém đầu.