Các cuộc hành hương là nhân tố hội nhập ở Châu Âu
Tham luận của Đức Cha Marchetto ở Hội Nghị Quốc Tế Du Lịch ở Cordoba
Rôma (Zenit) : « Các cuộc hành hương là một sự đóng góp vào sự hội nhập ở Châu Âu », đó là lời khẳng định của vị thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ cho người di cư và di chuyển chỗ ở, Đức Cha Agostino Marchetto.
Đức Cha đã phát biểu nhân hội nghị quốc tế được tổ chức ở Cordoba, Tây Ban Nha, từ ngày 29 đến 31 tháng Mười, với chủ đề « Du lịch, các tôn giáo và đối thoại giữa cac nền văn hóa ». Trong bài tham luận của mình, ngài đã nhấn mạnh rằng « mỗi nhân vị con người mang nơi mình một « nhãn hiệu chế tạo», do Đáng Tạo Hóa xếp đặt », « một sự mở ra vô tận với chân, thiện, mỹ và độc nhất, nói cách khác, với Siêu Việt được viết hoa ».
« Dấu ấn » này mang con người « hướng đến Tuyệt Đối, dưới những hình thức và diễn đạt khác nhau, nơi những khía cạnh và biến cố khác nhau gắn liền với cuộc sống của mình ».
Đức Cha nói tiếp : Trong cuộc hành trình hướng về siêu việt này, nhiều người đến một « nơi linh thánh », ở đó « họ suy nghĩ sống kinh nghiệm về thần linh, một sự gặp gỡ với Chúa và Thiên Chúa của họ ».
« Cuộc hành trình trong đức tin » này là một cuộc hành hương, và rất thường những người hành hương vượt qua những biên giới quốc gia của họ để đạt tới mục đích của mình. « Người Công Giáo thường chọn một thánh địa, tôn kính Đức Trinh Nữ Maria hay là một thánh bảo trợ, như là nơi đến ». Đức Cha phát biểu : « Nói nôm na, điều này có thể là một diễn tả về « du lịch tôn giáo » ».
Ngài cho biết : cách đây hơn 50 năm,Giáo Hội Công Giáo đã có « trực giác ngôn sứ » thể chế hóa việc chăm sóc mục vụ sự lưu động đi lại của con người, bao gồm du lịch và các cuộc hành hương », bằng việc giao phó nhiệm vụ này cho Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ cho người di cư và di chuyển chổ ở.
Đức Cha khẳng định : « Chúng tôi xem mình là một nhóm cố vấn và khuyến khích động viên nhất là đối với các HĐGM của Giáo Hội CôngGiáo trên thế giới, được mời gọi quan tâm đến việc đánh động đường lối mục vụ này ». « Nhìn nhận khuynh hướng đào tạo các nhòm thuộc châu lục này, chúng tôi đã suy nghĩ tổ chức các cuộc gặp gỡ đào tạo liên tiếp nhằm các vị hướng dẫn hành hương và các giám đốc của các thánh địa ».
Ngài cho biết : năm nay chúng tôi đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ như thế : một cho Châu Âu, ở Lộ Đức, và một cho Châu Á, ở Nagasaki, Nhật Bản; cuộc gặp gở ở Lộ Đức có chủ đề : « Các cuộc hành hương và các thánh địa : những hành trình hòa bình, những không gian lòng thương xót » và cuộc gặp gỡ thứ hai có chủ đề : Các cuộc hành hương và các thánh địa : những nơi hy vọng »
hai cuộc gặp gỡ này nhấn mạnh « tầm quan trọng của đối thoại đại kết, liên tôn, liên văn hóa và giữa các nền văn minh ».
Đức Cha khẳng định : hình thức mục vụ này là « cơ hội đối thoại giữa các nền văn hóa », vì nó đặt những người hành hưong du lịch liên lạc trực tiếp với với sự phong phú đặc thù của mỗi nền văn minh, và tạo điều kiện cho việc trao đổi sự phong phú này giữa các dân tộc. cuộc đối thoại đại kết và liên tôn thuộc về nhiệm vụ này ».
Sau hết Đức Cha Marchetto nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, « điều kiện không thể thiếu đối với du lịch » : « chắc chắn, người hành hương du lịch mang trong hành lý của mình « ước vọng hòa bình, hồng ân mà Thiên Chúa đã giao phó cho những người thiện chí ».
Tham luận của Đức Cha Marchetto ở Hội Nghị Quốc Tế Du Lịch ở Cordoba
Rôma (Zenit) : « Các cuộc hành hương là một sự đóng góp vào sự hội nhập ở Châu Âu », đó là lời khẳng định của vị thư ký của Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ cho người di cư và di chuyển chỗ ở, Đức Cha Agostino Marchetto.
Đức Cha đã phát biểu nhân hội nghị quốc tế được tổ chức ở Cordoba, Tây Ban Nha, từ ngày 29 đến 31 tháng Mười, với chủ đề « Du lịch, các tôn giáo và đối thoại giữa cac nền văn hóa ». Trong bài tham luận của mình, ngài đã nhấn mạnh rằng « mỗi nhân vị con người mang nơi mình một « nhãn hiệu chế tạo», do Đáng Tạo Hóa xếp đặt », « một sự mở ra vô tận với chân, thiện, mỹ và độc nhất, nói cách khác, với Siêu Việt được viết hoa ».
« Dấu ấn » này mang con người « hướng đến Tuyệt Đối, dưới những hình thức và diễn đạt khác nhau, nơi những khía cạnh và biến cố khác nhau gắn liền với cuộc sống của mình ».
Đức Cha nói tiếp : Trong cuộc hành trình hướng về siêu việt này, nhiều người đến một « nơi linh thánh », ở đó « họ suy nghĩ sống kinh nghiệm về thần linh, một sự gặp gỡ với Chúa và Thiên Chúa của họ ».
« Cuộc hành trình trong đức tin » này là một cuộc hành hương, và rất thường những người hành hương vượt qua những biên giới quốc gia của họ để đạt tới mục đích của mình. « Người Công Giáo thường chọn một thánh địa, tôn kính Đức Trinh Nữ Maria hay là một thánh bảo trợ, như là nơi đến ». Đức Cha phát biểu : « Nói nôm na, điều này có thể là một diễn tả về « du lịch tôn giáo » ».
Ngài cho biết : cách đây hơn 50 năm,Giáo Hội Công Giáo đã có « trực giác ngôn sứ » thể chế hóa việc chăm sóc mục vụ sự lưu động đi lại của con người, bao gồm du lịch và các cuộc hành hương », bằng việc giao phó nhiệm vụ này cho Hội Đồng Tòa Thánh về mục vụ cho người di cư và di chuyển chổ ở.
Đức Cha khẳng định : « Chúng tôi xem mình là một nhóm cố vấn và khuyến khích động viên nhất là đối với các HĐGM của Giáo Hội CôngGiáo trên thế giới, được mời gọi quan tâm đến việc đánh động đường lối mục vụ này ». « Nhìn nhận khuynh hướng đào tạo các nhòm thuộc châu lục này, chúng tôi đã suy nghĩ tổ chức các cuộc gặp gỡ đào tạo liên tiếp nhằm các vị hướng dẫn hành hương và các giám đốc của các thánh địa ».
Ngài cho biết : năm nay chúng tôi đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ như thế : một cho Châu Âu, ở Lộ Đức, và một cho Châu Á, ở Nagasaki, Nhật Bản; cuộc gặp gở ở Lộ Đức có chủ đề : « Các cuộc hành hương và các thánh địa : những hành trình hòa bình, những không gian lòng thương xót » và cuộc gặp gỡ thứ hai có chủ đề : Các cuộc hành hương và các thánh địa : những nơi hy vọng »
hai cuộc gặp gỡ này nhấn mạnh « tầm quan trọng của đối thoại đại kết, liên tôn, liên văn hóa và giữa các nền văn minh ».
Đức Cha khẳng định : hình thức mục vụ này là « cơ hội đối thoại giữa các nền văn hóa », vì nó đặt những người hành hưong du lịch liên lạc trực tiếp với với sự phong phú đặc thù của mỗi nền văn minh, và tạo điều kiện cho việc trao đổi sự phong phú này giữa các dân tộc. cuộc đối thoại đại kết và liên tôn thuộc về nhiệm vụ này ».
Sau hết Đức Cha Marchetto nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, « điều kiện không thể thiếu đối với du lịch » : « chắc chắn, người hành hương du lịch mang trong hành lý của mình « ước vọng hòa bình, hồng ân mà Thiên Chúa đã giao phó cho những người thiện chí ».