Dublin (Ái nhĩ lan) – CNA - Ba giáo xứ thuộc Giáo hội Anh giáo Ái nhĩ lan (Church of Ireland) đã xin hoàn toàn hiệp thông với giáo hội Công giáo, đó là tin được nhật báo Irish Catholic tường thuật tuần này. Quyết định đó có thể mở đường cho 400 ngàn người theo Anh giáo trở lại đạo Công giáo.
Những giáo xứ này nằm trong các quận Down, Tyrone, Laois và thuộc nghi lễ truyền thống của Giáo hội Anh giáo Ái nhĩ lan. Nghi lễ truyền thống này được công luận biết tới sau khi bác bỏ quyết định của Hội đồng Giám mục Giáo hội Ái nhĩ lan bắt đầu truyền chức cho các phụ nữ, vì chủ trương rằng quyết định đó là một “thách thức cả Thánh kinh và Truyền thống.”
Một phiên họp khoáng đại của Liên Hiệp giáo hội Anh giáo Truyền thống, là tổ chức bảo trợ của các giáo xứ theo truyền thống, đã quyết định xin Tòa thánh Roma nhận cho họ được hoàn toàn hiệp thông với Tòa thánh. Nếu đạt được thỏa thuận thì ngoài mấy trăm người theo Anh giáo tại Ái nhĩ lan bị ảnh hưởng ra, còn chính Liên Hiệp giáo hội Anh giáo Truyền thống có tới hơn 400 ngàn thành viên có thể gia nhập giáo hội Công giáo.
Theo một phát biểu của Liên Hiệp giáo hội Anh giáo Truyền thống thì ”các giám mục và các linh mục nhất trí thỏa thuận nội dung lá thư gửi cho Tòa thánh tại Roma, tìm kiếm một sự hiệp thông đầy đủ, toàn bộ, và theo nhiệm tích.”
Một phát ngôn viên nói rằng “lá thư đã được Thánh bộ Giáo lý Đức tin chân thành tiếp nhận. Vị giáo trưởng của Liên hiệp Giáo hội Anh giáo Truyền thống thỏa thuận rằng không thành viên nào thuộc Cộng đoàn sẽ trả lời các cuộc phỏng vấn cho tới khi Tòa thánh cứu xét lá thư và phúc đáp.”
Thỉnh cầu được hiệp thông toàn bộ cộng đoàn là điều rất hiếm, tuy trường hợp cá nhân riêng lẻ trở lại đạo thì có nhiều. Mới đây phu nhân của giám mục Giáo hội Ái nhĩ lan tại Killala là bà Anita Henderson đã được nhận vào giáo hội Công giáo trong một nghi lễ riêng tư.
Trong trường hợp các mục sư Tin lành tại Hoa kỳ trở lại theo Công giáo, một “điều khoản về mục vụ” cho phép một số mục sư có gia đình được truyền chức làm linh mục. Các giáo xứ Công giáo “dùng nghi lễ Anh giáo” cũng xử dụng một nghi thức tương tự như của những người theo Anh giáo. Hiện nay chưa rõ những điều chỉnh nào có thể áp dụng cho các giáo xứ thuộc Liên hiệp Giáo hội Anh giáo Truyền thống.
Những giáo xứ này nằm trong các quận Down, Tyrone, Laois và thuộc nghi lễ truyền thống của Giáo hội Anh giáo Ái nhĩ lan. Nghi lễ truyền thống này được công luận biết tới sau khi bác bỏ quyết định của Hội đồng Giám mục Giáo hội Ái nhĩ lan bắt đầu truyền chức cho các phụ nữ, vì chủ trương rằng quyết định đó là một “thách thức cả Thánh kinh và Truyền thống.”
Một phiên họp khoáng đại của Liên Hiệp giáo hội Anh giáo Truyền thống, là tổ chức bảo trợ của các giáo xứ theo truyền thống, đã quyết định xin Tòa thánh Roma nhận cho họ được hoàn toàn hiệp thông với Tòa thánh. Nếu đạt được thỏa thuận thì ngoài mấy trăm người theo Anh giáo tại Ái nhĩ lan bị ảnh hưởng ra, còn chính Liên Hiệp giáo hội Anh giáo Truyền thống có tới hơn 400 ngàn thành viên có thể gia nhập giáo hội Công giáo.
Theo một phát biểu của Liên Hiệp giáo hội Anh giáo Truyền thống thì ”các giám mục và các linh mục nhất trí thỏa thuận nội dung lá thư gửi cho Tòa thánh tại Roma, tìm kiếm một sự hiệp thông đầy đủ, toàn bộ, và theo nhiệm tích.”
Một phát ngôn viên nói rằng “lá thư đã được Thánh bộ Giáo lý Đức tin chân thành tiếp nhận. Vị giáo trưởng của Liên hiệp Giáo hội Anh giáo Truyền thống thỏa thuận rằng không thành viên nào thuộc Cộng đoàn sẽ trả lời các cuộc phỏng vấn cho tới khi Tòa thánh cứu xét lá thư và phúc đáp.”
Thỉnh cầu được hiệp thông toàn bộ cộng đoàn là điều rất hiếm, tuy trường hợp cá nhân riêng lẻ trở lại đạo thì có nhiều. Mới đây phu nhân của giám mục Giáo hội Ái nhĩ lan tại Killala là bà Anita Henderson đã được nhận vào giáo hội Công giáo trong một nghi lễ riêng tư.
Trong trường hợp các mục sư Tin lành tại Hoa kỳ trở lại theo Công giáo, một “điều khoản về mục vụ” cho phép một số mục sư có gia đình được truyền chức làm linh mục. Các giáo xứ Công giáo “dùng nghi lễ Anh giáo” cũng xử dụng một nghi thức tương tự như của những người theo Anh giáo. Hiện nay chưa rõ những điều chỉnh nào có thể áp dụng cho các giáo xứ thuộc Liên hiệp Giáo hội Anh giáo Truyền thống.