Bài diễn văn của ÐTC Bênêđictô XVI về ÐHY Nguyễn Văn Thuận Trong buổi triều yết ngày 17-9-2007, tại Castel Gandolfo:
Kính thưa Ðức Hồng Y, Anh em thân mến trong hàng Giám mục và linh mục,
Anh Chị Em thân mến,
Tôi ngỏ lời chào đón tất cả, chúng ta tập họp nơi đây để tưởng nhớ Ðức Hồng Y rất quý mến của chúng ta Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, mà Chúa đã kêu gọi Ngài về với Chúa ngày 16 tháng 9 cách đây 5 năm, tuy nhiên vẫn còn sống động trong tâm trí và con tim của những ai đã biết con người tốt lành của người tôi tớ trung thành của Chúa. Chính tôi cũng còn giữ lại một số những kỷ niệm cá nhân qua những cuộc gặp gỡ mà tôi có dịp gặp Ngài trong các năm Ngài phục vụ tại Giáo triều Rôma.
Tôi xin chào Ðức Hồng Y Renato Raffaele Martino, là Chủ Tịch, và Ðức Cha Gianpaolo Crepaldi, là Tổng Thư Ký Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, cùng với các nhân viên của Hội Ðồng này. Tôi chào thăm các thành viên của "Hội Thánh Matthêô" được thiết lập để tưởng nhớ Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, các thành viên của Hội "L'Osservatore internazionale", mang tên của Ngài, được thiết lập để phổ biến học thuyết xã hội cuả Hội Thánh, cũng như các thân nhân và bạn hữu của Ðức Cố Hồng Y. Tôi xin ngỏ lời cám ơn chân thành tới Ðức Hồng Y Martino, vì những lời ngài vừa nói nhân danh các người có mặt nơi đây.
Tôi mượn dịp này để một lần nữa đem ra ánh sáng, chứng từ đức tin thật rạng ngời mà vị mục tử anh hùng này đã để lại cho chúng ta. Giám mục Phanxicô Xaviê - như thói quen Ngài hay giới thiệu mình như thế - được gọi về Nhà Cha năm 2002, sau một thời gian dài chịu bệnh mà Ngài đã đương đầu với biến cố này trong niềm phú thác hoàn toàn vào thánh ý của Thiên Chúa.
Một thời gian trước khi Ngài được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh Công Lý và Hòa Bình, sau đó Ngài trở thành Chủ tịch của chính Hội Ðồng này, Ngài khởi sự việc xuất bản Tập "Bản tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội" (Compendio della dottrina della Chiesa).
Làm sao chúng ta có thể quên được những nét đặc biệt của sự thân thiện đơn sơ của Ngài? Làm sao chúng ta không đưa lên ánh sáng cho mọi người biết khả năng mà Ngài có được để đối thoại và để làm cho mình gần gũi người khác?
Chúng ta tưởng nhớ Ngài với sự thán phục lớn lao, trong khi chúng ta nghĩ lại trong tâm trí chúng ta những dự phóng lớn lao và tràn đầy Hy vọng, đã làm cho Ngài luôn sống động và Ngài tìm cách thế để dễ dàng loan truyền ra và thuyết phục nhiều người; sự dấn thân đầy nhiệt huyết của Ngài để quảng bá học thuyết xã hội của Hội Thánh giữa những người nghèo trên thế giới, và lòng hăng say truyền bá Phúc âm trong lục đia Á Châu của Ngài, khả năng Ngài điều hợp các hoạt động bác ái và thăng tiến con người mà Ngài làm tăng thêm và nâng đỡ tại những nơi nặng nề nhất trên thế giới.
Ðức Hồng Y Văn Thuận là một con người của Hy Vọng, Ngài sống bằng Hy Vọng, Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý. Hy Vọng đã nâng đỡ Ngài khi là Giám mục bị cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn giáo phận của Ngài;
Hy Vọng giúp đỡ Ngài biết nhìn ra qua cái vô lý của các biến cố xẩy đến cho Ngài - không bao giờ được xét xử trong những năm tù ngục - một kế đồ của sự quan phòng của Thiên Chúa.
Tin về bệnh ung thư Ngài, căn bệnh đưa Ngài tới cái chết, tin này đã đến với Ngài cùng lúc với việc Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt Ngài làm Hồng Y, vị Giáo Hoàng này tỏ ra với Ðức Hồng Y một sự trân trọng và tình cảm thật lớn lao.
Ðức Hồng Y Văn Thuận thường nhắc lại rằng Kitô hữu là một con người của từng giờ, của lúc này, của giây phút hiện tại, cần được đón nhận và sống với tình yêu Chúa Kitô. Trong khả năng sống giây phút hiên tại này chiếu tỏa ra cái sâu thẳm của việc từ bỏ trong bàn tay Thiên Chúa và tính đơn sơ như trong Phúc âm dạy mà chúng ta tất cả đều kính phục Ngài. Và làm sao có thể xấy ra điều này - người ta tự hỏi - một người đặt tin tưởng vào Chúa Cha trên trời mà lại từ chối để mình được ôm ấp vào cánh tay của Chúa Cha sao?
Anh Chị Em thân mến,
Tôi vui mừng đón nhận tin về việc khởi sự án phong chân phước cho vị ngôn sứ đặc biệt của niềm Hy Vọng Kitô giáo, và trong khi chúng ta trao phó linh hồn ưu tuyển của Ngài cho Chúa, chúng ta cầu nguyện để gương của Ngài trở nên giáo huấn vững chắc cho chúng ta. Cùng với lời cầu chúc này Tôi vui lòng ban phép lành cho Anh Chị Em.
Bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả
(Rôma, ngày 18-9-2007)
Kính thưa Ðức Hồng Y, Anh em thân mến trong hàng Giám mục và linh mục,
Anh Chị Em thân mến,
Tôi ngỏ lời chào đón tất cả, chúng ta tập họp nơi đây để tưởng nhớ Ðức Hồng Y rất quý mến của chúng ta Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, mà Chúa đã kêu gọi Ngài về với Chúa ngày 16 tháng 9 cách đây 5 năm, tuy nhiên vẫn còn sống động trong tâm trí và con tim của những ai đã biết con người tốt lành của người tôi tớ trung thành của Chúa. Chính tôi cũng còn giữ lại một số những kỷ niệm cá nhân qua những cuộc gặp gỡ mà tôi có dịp gặp Ngài trong các năm Ngài phục vụ tại Giáo triều Rôma.
Tôi xin chào Ðức Hồng Y Renato Raffaele Martino, là Chủ Tịch, và Ðức Cha Gianpaolo Crepaldi, là Tổng Thư Ký Hội Ðồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, cùng với các nhân viên của Hội Ðồng này. Tôi chào thăm các thành viên của "Hội Thánh Matthêô" được thiết lập để tưởng nhớ Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, các thành viên của Hội "L'Osservatore internazionale", mang tên của Ngài, được thiết lập để phổ biến học thuyết xã hội cuả Hội Thánh, cũng như các thân nhân và bạn hữu của Ðức Cố Hồng Y. Tôi xin ngỏ lời cám ơn chân thành tới Ðức Hồng Y Martino, vì những lời ngài vừa nói nhân danh các người có mặt nơi đây.
Tôi mượn dịp này để một lần nữa đem ra ánh sáng, chứng từ đức tin thật rạng ngời mà vị mục tử anh hùng này đã để lại cho chúng ta. Giám mục Phanxicô Xaviê - như thói quen Ngài hay giới thiệu mình như thế - được gọi về Nhà Cha năm 2002, sau một thời gian dài chịu bệnh mà Ngài đã đương đầu với biến cố này trong niềm phú thác hoàn toàn vào thánh ý của Thiên Chúa.
Một thời gian trước khi Ngài được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh Công Lý và Hòa Bình, sau đó Ngài trở thành Chủ tịch của chính Hội Ðồng này, Ngài khởi sự việc xuất bản Tập "Bản tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội" (Compendio della dottrina della Chiesa).
Làm sao chúng ta có thể quên được những nét đặc biệt của sự thân thiện đơn sơ của Ngài? Làm sao chúng ta không đưa lên ánh sáng cho mọi người biết khả năng mà Ngài có được để đối thoại và để làm cho mình gần gũi người khác?
Chúng ta tưởng nhớ Ngài với sự thán phục lớn lao, trong khi chúng ta nghĩ lại trong tâm trí chúng ta những dự phóng lớn lao và tràn đầy Hy vọng, đã làm cho Ngài luôn sống động và Ngài tìm cách thế để dễ dàng loan truyền ra và thuyết phục nhiều người; sự dấn thân đầy nhiệt huyết của Ngài để quảng bá học thuyết xã hội của Hội Thánh giữa những người nghèo trên thế giới, và lòng hăng say truyền bá Phúc âm trong lục đia Á Châu của Ngài, khả năng Ngài điều hợp các hoạt động bác ái và thăng tiến con người mà Ngài làm tăng thêm và nâng đỡ tại những nơi nặng nề nhất trên thế giới.
Ðức Hồng Y Văn Thuận là một con người của Hy Vọng, Ngài sống bằng Hy Vọng, Ngài phổ biến Hy Vọng cho tất cả những ai Ngài gặp. Chính nhờ năng lực thiêng liêng này mà Ngài đã chống lại được tất cả những khó khăn thể lý và luân lý. Hy Vọng đã nâng đỡ Ngài khi là Giám mục bị cô lập trong vòng 13 năm trời, xa cách khỏi cộng đoàn giáo phận của Ngài;
Hy Vọng giúp đỡ Ngài biết nhìn ra qua cái vô lý của các biến cố xẩy đến cho Ngài - không bao giờ được xét xử trong những năm tù ngục - một kế đồ của sự quan phòng của Thiên Chúa.
Tin về bệnh ung thư Ngài, căn bệnh đưa Ngài tới cái chết, tin này đã đến với Ngài cùng lúc với việc Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đặt Ngài làm Hồng Y, vị Giáo Hoàng này tỏ ra với Ðức Hồng Y một sự trân trọng và tình cảm thật lớn lao.
Ðức Hồng Y Văn Thuận thường nhắc lại rằng Kitô hữu là một con người của từng giờ, của lúc này, của giây phút hiện tại, cần được đón nhận và sống với tình yêu Chúa Kitô. Trong khả năng sống giây phút hiên tại này chiếu tỏa ra cái sâu thẳm của việc từ bỏ trong bàn tay Thiên Chúa và tính đơn sơ như trong Phúc âm dạy mà chúng ta tất cả đều kính phục Ngài. Và làm sao có thể xấy ra điều này - người ta tự hỏi - một người đặt tin tưởng vào Chúa Cha trên trời mà lại từ chối để mình được ôm ấp vào cánh tay của Chúa Cha sao?
Anh Chị Em thân mến,
Tôi vui mừng đón nhận tin về việc khởi sự án phong chân phước cho vị ngôn sứ đặc biệt của niềm Hy Vọng Kitô giáo, và trong khi chúng ta trao phó linh hồn ưu tuyển của Ngài cho Chúa, chúng ta cầu nguyện để gương của Ngài trở nên giáo huấn vững chắc cho chúng ta. Cùng với lời cầu chúc này Tôi vui lòng ban phép lành cho Anh Chị Em.
Bản dịch Việt ngữ của Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả
(Rôma, ngày 18-9-2007)