Thánh Gregory là một công chức cao cấp La mã. Ngài là Tổng Trấn thành Roma. Khi đến 35 tuổi, ngài từ bỏ tất cả mọi sự, tiền tài và danh vọng vào tu trong một tu viện mà ngài đã thành lập trước kia. Bây giờ ngài chỉ muốn lánh xa mọi sự thế gian để chuyên chú vào việc cầu nguyện và thờ phượng Thiên Chúa..
Trong thời buổi loạn ly, Giáo Hội cần người có tài năng và đạo đức hòng đóng góp vào công việc diều hành và quản trị. Đức Giáo Hoàng phong Phó Tế cho ngài và vì ngài thông thạo tiếng Hy lạp nên được gởi đi làm sứ thần bên cạnh Hoàng đế ở Constantinople.
Sau khi trở về, ngài lại vào sống trong tu viện. Đến năm 590, Đức Giáo Hoàng Pelagius II chết vì bệnh dịch. Ngài được chọn làm người kế vị mặc dù ngài đã quyết liệt từ chối. Khi lên ngôi ngài chú tâm đến việc cứu giúp những người bị bệnh dịch và nghèo khổ.
Cùng một lúc ngài tổ chức lại Giáo Hội Roma, bảo vệ quyền hành của đấng kế vị Thánh Phêrô, cải tổ lại việc phụng tự và chỉnh đốn lại hàng ngũ giáo sĩ. Ngài phát triển các dòng tu Biển Đức và gởi các nhà truyền giáo đến nước Anh.
Là một nhà ngoại giao khéo léo, trước tiên ngài bênh vực đế quốc La mã trong việc giao tranh với xứ Lombardie nhưng sau đó ngài lại cổ võ việc giảng hòa làm cho Hoàng đế La Mã tức giận. Thánh Gregory liền liên kết với các quốc gia chưa được mở mang ở Tây phương, và dứt khoát tách rời Giáo Hội khỏi đế quốc La Mã.
Thánh Gregory rất chú trọng đến việc giáo dục. Ngài đã viết nhiều tác phẩm về đời sống thiêng liêng như “Những đối thoại” (Dialogues), nguồn gốc chính về đời sống của thánh Benêđict. Ngài có một đời sống rất nhiệm nhặt, lúc nào mang một nổi buồn man mác vì những cảnh lầm than của dân chúng thời bây giờ.
Thánh Gregory Cả qua đời năm 604. Trên bia mộ của ngài trong Đền Thánh Phêrô ở Roma được khắc là “Sứ thần của Thiên Chúa” nhưng suốt đời, ngài chỉ muốn là “Tôi tớ của những người tôi tớ”.
Trong thời buổi loạn ly, Giáo Hội cần người có tài năng và đạo đức hòng đóng góp vào công việc diều hành và quản trị. Đức Giáo Hoàng phong Phó Tế cho ngài và vì ngài thông thạo tiếng Hy lạp nên được gởi đi làm sứ thần bên cạnh Hoàng đế ở Constantinople.
Sau khi trở về, ngài lại vào sống trong tu viện. Đến năm 590, Đức Giáo Hoàng Pelagius II chết vì bệnh dịch. Ngài được chọn làm người kế vị mặc dù ngài đã quyết liệt từ chối. Khi lên ngôi ngài chú tâm đến việc cứu giúp những người bị bệnh dịch và nghèo khổ.
Cùng một lúc ngài tổ chức lại Giáo Hội Roma, bảo vệ quyền hành của đấng kế vị Thánh Phêrô, cải tổ lại việc phụng tự và chỉnh đốn lại hàng ngũ giáo sĩ. Ngài phát triển các dòng tu Biển Đức và gởi các nhà truyền giáo đến nước Anh.
Là một nhà ngoại giao khéo léo, trước tiên ngài bênh vực đế quốc La mã trong việc giao tranh với xứ Lombardie nhưng sau đó ngài lại cổ võ việc giảng hòa làm cho Hoàng đế La Mã tức giận. Thánh Gregory liền liên kết với các quốc gia chưa được mở mang ở Tây phương, và dứt khoát tách rời Giáo Hội khỏi đế quốc La Mã.
Thánh Gregory rất chú trọng đến việc giáo dục. Ngài đã viết nhiều tác phẩm về đời sống thiêng liêng như “Những đối thoại” (Dialogues), nguồn gốc chính về đời sống của thánh Benêđict. Ngài có một đời sống rất nhiệm nhặt, lúc nào mang một nổi buồn man mác vì những cảnh lầm than của dân chúng thời bây giờ.
Thánh Gregory Cả qua đời năm 604. Trên bia mộ của ngài trong Đền Thánh Phêrô ở Roma được khắc là “Sứ thần của Thiên Chúa” nhưng suốt đời, ngài chỉ muốn là “Tôi tớ của những người tôi tớ”.