Từ ngôi làng nhỏ ở Bạc Liêu đến NASA, câu chuyện thành công của hai vợ chồng người Mỹ gốc Việt
Từ một nông dân ở ngôi làng nhỏ bé, hẻo lánh tại tỉnh Bạc Liêu trở thành khoa học gia tài giỏi trong đội ngũ của Trung tâm Không gian NASA tại Hoa Kỳ. Câu chuyện tưởng chừng như một giấc mơ, nhưng đối với vợ chồng tiến sĩ Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp, nó đã trở thành hiện thực.
. Tiến sĩ Phước hiện là kỹ sư phi hành không gian, phụ trách phát triển động cơ hoả tiễn cho phi thuyền bay đi từ mặt trăng. Tiến sĩ Diệp là kỹ sư vật liệu cấu trúc, sáng chế và thử nghiệm vật liệu dùng cho động cơ hoả tiễn nhiên liệu đặc của phi thuyền con thoi. Cả hai vợ chồng đang làm việc cho Trung tâm Không gian NASA, chi nhánh Marshall ở thành phố Huntsville, bang Alabama.
Làm thế nào họ có thể làm nên điều kỳ diệu như thế? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, ông bà chia sẻ câu chuyện thành công của mình.
Tiến sĩ Diệp: Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình 9 anh em, ở một ngôi làng rất nhỏ ở tỉnh Bạc Liêu. Giống như bao nhiêu gia đình nông dân khác, tôi lớn lên, làm ruộng, và có gia đình, nhưng riêng cá nhân tôi, lúc nào tôi cũng có một mơ ước là được đi học và có một bước tiến xa hơn nữa.
Sau biến cố năm 1975, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, trong gia đình có tổ chức một cuộc đi vượt biên. Như tất cả những ai đã từng đi vượt biên sẽ hiểu nỗi gian nan, vất vả của hành trình này. Tôi trốn đi rất nhiều lần, đến lần thứ 3 hay thứ 4 mới thành công. Khi đặt chân tới đất Mỹ này lúc đó tôi khoảng 17 tuổi. Tôi không vào trung học được vì nếu như vậy sẽ không thể đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của tôi.
Cho nên tôi quyết định chỉ đi học tiếng Anh để thi bằng GED. Sau khi đậu được bằng GED, tôi mới vào cao đẳng cộng đồng để học thử. Nhờ sự cố gắng trường kỳ và sự miệt mài, tôi cảm thấy mình có khả năng vào được đại học của Mỹ, nên tôi tiếp tục cố gắng học lên đến bằng cao học. Sau đó, tôi đi làm được 1 năm rồi trở lại trường, học tiếp bằng tiến sĩ hoá học.
Những kỷ niệm đáng ghi nhớ
Sau biến cố năm 1975, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, trong gia đình có tổ chức một cuộc đi vượt biên. Như tất cả những ai đã từng đi vượt biên sẽ hiểu nỗi gian nan, vất vả của hành trình này. Tôi trốn đi rất nhiều lần, đến lần thứ 3 hay thứ 4 mới thành công. Khi đặt chân tới đất Mỹ này lúc đó tôi khoảng 17 tuổi. Tôi không vào trung học được vì nếu như vậy sẽ không thể đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của tôi.
Trà Mi: Trong suốt quá trình nỗ lực không ngừng đó, có những trở lực nào khiến bà cảm thấy nản lòng, thối chí hay không?
Tiến sĩ Diệp: Như tất cả những người đi tìm tự do, đi tìm cuộc sống mới, có những lúc khi tôi vừa đặt chân tới đất Mỹ, tôi cảm thấy rất cô đơn. Đến xứ Mỹ, tôi giống như một đứa trẻ mới sinh ra đời nhưng lại mang thân xác một người lớn, cho nên phải học hỏi lại từ đầu. Có nhiều lúc tôi cũng rất nản, nhưng nghĩ đến gia đình nên tôi cố gắng không ngừng.
Một ngày tôi phải vừa đi học toàn thời gian, vừa đi làm toàn thời gian. Vì nghĩ đến tương lai của bản thân và tương lai của con cháu ngày sau, cho nên tôi rất cố gắng.
Tiến sĩ Phước: Để kể rõ thêm, tôi sinh năm 1962, xuất thân từ một làng nhỏ ở Bạc Liêu. Sau khi học hết lớp 3, tôi may mắn hơn những người khác trong làng là được gia đình cho ra ngoài chợ để học. Sau 1975, gia đình gặp khó khăn nên tôi rời Việt Nam năm 1979. Qua đây, giống như những người Việt Nam tị nạn khác, trong thời gian đầu rất khó khăn.
Ban ngày tôi đi học, ban đêm làm gác giang cho mấy cái building hoặc biệt thự nhỏ để kiếm thêm tiền sinh sống. Mùa hè tôi vào mấy xưởng bò để kiếm tiền thêm. Vào trường học, khi học sinh ăn trưa thì tôi đi rửa chén để phụ thêm tiền học. Nhưng may mắn là tôi cũng học khá, rồi sau này lên đại học thì được học bổng nên cũng đỡ hơn.
Trà Mi: Trong quá trình nỗ lực tiến thân từ vị trí của một người Việt Nam tị nạn cho đến vai trò một nhà khoa học không gian của Mỹ, có những kỷ niệm nào đáng ghi nhớ mà ông Phước muốn chia sẻ với quý thính giả không ạ?
Tiến sĩ Phước: Kỷ niệm thứ nhất là hồi tôi học xong cử nhân, NASA đã nhận tôi, nhưng do lúc đó, tôi vẫn chưa có quốc tịch Mỹ nên họ có hứa là sau này khi tôi có quốc tịch rồi, họ sẽ nhận tôi vào làm trong chương trình không gian của họ.
Đến khi tôi lấy được quốc tịch hồi năm thứ nhất của cao học, tôi xin vào làm, thì họ cho tôi vừa làm vừa học hết cao học. Cho nên thời gian tôi hoàn thành cao học dài hơn. Cuối cùng, họ nhận bà xã tôi vào làm còn trước hơn tôi nữa.
Kỷ niệm thứ hai là khi tôi nhận bằng phát minh. Lúc đó, tôi nhìn lại những người ngồi chung dãy bàn với tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì tôi xuất thân từ một làng quê nhỏ ở Việt Nam mà giờ đây đã ngồi ngang với những khoa học gia ở Mỹ.
Khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Thật ra hồi nhỏ tôi lớn lên ở làng quê, điều mơ ước của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, chứ không phải một khoa học gia. Nhưng trong lúc đi vượt biên, thời gian ở đảo Indonesia, tôi thấy hình ảnh rất đẹp của những người y bác sĩ nước ngoài thiện nguyện làm việc giúp người tị nạn mình, lúc đó tôi lại có ý định sẽ trở thành bác sĩ để sau này có thể làm việc như những người đó.
Trà Mi: Tất cả những khó khăn mà ông đã trải qua, từ một người gác giang, đến người rửa chén..v..v., ông có thể cho biết những động lực nào đã giúp ông có thể vượt qua tất cả những vất vả đó?
Tiến sĩ Phước: Thứ nhất vì trong thời gian đó gia đình tôi chỉ có một mình tôi đựoc may mắn ra nước ngoài thôi. Tất cả anh em tôi đều còn ở lại. Tôi nhìn bạn bè của tôi ở Việt Nam, tôi thấy rằng nếu họ có thể qua bên đây thì họ cũng làm giống như tôi vậy.
Cho nên, với động lực đó, tôi ráng cố gắng thêm. Phần nữa, tuổi trẻ nghĩ về tương lai, tôi ước ao sau này cũng được thành công như những người khác, điều này thúc đẩy tôi vượt qua hết những khó khăn.
Gặp nhiều khó khăn
Trà Mi: Xin được hỏi thăm ông, ông đã trải qua bao nhiêu năm để cuối cùng có được bằng tiến sĩ và hoàn thành con đường học vấn ở Mỹ?
Tiến sĩ Phước: Mới qua, giống như bà xã tôi, tôi cũng chưa có bằng trung học ở Việt Nam, cho nên tôi phải học GED, giống như bổ túc văn hoá. Tôi đậu được GED 6 tháng sau khi đến Mỹ. 6 năm sau, tôi nhận bằng cao học và đi làm cho Cơ quan không gian NASA của Mỹ.
Nhưng may mắn là ở đây họ rất khuyến khích mình đi học thêm nữa. Cho nên, đến năm 2004 tôi lấy được bằng tiến sĩ ở trường University of Alabama ở thành phố Huntsville.
Trà Mi: Xin được hỏi thăm bà Diệp, là một phụ nữ nhưng lại chọn con đường khoa học làm sự nghiệp, những khó khăn mà bà đã gặp phải là gì?
Tiến sĩ Diệp: Khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Thật ra hồi nhỏ tôi lớn lên ở làng quê, điều mơ ước của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, chứ không phải một khoa học gia. Nhưng trong lúc đi vượt biên, thời gian ở đảo Indonesia, tôi thấy hình ảnh rất đẹp của những người y bác sĩ nước ngoài thiện nguyện làm việc giúp người tị nạn mình, lúc đó tôi lại có ý định sẽ trở thành bác sĩ để sau này có thể làm việc như những người đó.
Thứ nhất phải cố gắng vì mình sống phải có mục đích. Cuộc đời bằng phẳng thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng sự khó khăn mới là thách đố cho mình để học hỏi nhiều hơn. Cho nên, mình phải ráng phấn đấu, ráng cố gắng.
Tiến sĩ Phước
Khi đến đất Mỹ, tôi nhận thức rằng giấc mộng làm nhà ngoại giao sẽ không thành tựu vì trở ngại Anh Văn, cho nên tôi quyết định thành bác sĩ và chọn học ngành hoá học. Khi vào trường đại học, các môn như vật lý, hoá học thì tôi lấy điểm A rất dễ, nhưng về các môn sinh vật hay tiếng Anh, thì tôi cố gắng dữ lắm mới được điểm B.
Có nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi thấy chắc có lẽ mình không thành bác sĩ được, thôi thì đi theo ngành khoa học. Với lý do đó, tôi tiếp tục học ngành hoá học.
Trà Mi: Hai vợ chồng cùng đi học và cùng muốn tiến thân trên con đường học vấn, trong suốt khoảng thời gian đó chắc hẳn bà cũng gặp không ít khó khăn trong việc mưu sinh?
Tiến sĩ Diệp: Ngược dòng thời gian khoảng 1980, tất cả người Việt tị nạn mình ai cũng khổ sở, ai cũng có bầu nhiệt huyết, mà con đường tiến thân duy nhất là con đường học vấn. Cho nên, ai cũng phải cố gắng đi học, vừa học vừa làm. Tôi đi học về phải ghé vào nhà hàng làm thâu ngân.
Có nhiều lúc buồn ngủ từ trong tim, trong ruột gan, tôi phải tự ngắt vào người mình cho đau điếng để tỉnh ngủ. Cuối tuần, tôi phải đến nhà người ta chùi dọn. Có nhiều lúc lau dọn nhà cho người ta, tôi suy nghĩ trong tương lai mình phải làm sao cho bằng họ.
Thành ra, cuối cùng bây giờ, nói về vật chất thôi, những gì họ có trong nhà thì tôi cũng có khả năng có được như họ. Có nhiều khi tôi cũng suy nghĩ không biết nếu bây giờ tôi trở lại, những người đó sẽ nghĩ mình như thế nào, vì lúc đó họ nhìn mình với cặp mắt là một người lao công.
Lời khuyên
Trà Mi: Chắc chắn là họ sẽ rất ngưỡng mộ bà. Nếu bây giờ có những lớp thanh niên trẻ Việt Nam trong hoặc ngoài nước đặt câu hỏi rằng những tố chất quyết định sự thành công là gì? Ông bà sẽ dành những lời khuyên gì cho lớp trẻ tương lai?
Tiến sĩ Phước: Thứ nhất phải cố gắng vì mình sống phải có mục đích. Cuộc đời bằng phẳng thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng sự khó khăn mới là thách đố cho mình để học hỏi nhiều hơn. Cho nên, mình phải ráng phấn đấu, ráng cố gắng.
Nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều nhân tài ở nước ngoài về thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc tạo những điều kiện tốt. Gỉa sử nói về vấn đề lương bổng, một kỹ sư bên này có thể làm 5-6 chục ngàn đô/năm, không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chánh như thế cho họ hay không?
Tiến sĩ Diệp
Trà Mi: Nhiều người Việt Nam thành danh, thành công ở nước ngoài có ý định trở về đóng góp tài trí để phát triển quê hương mình. Ý kiến của ông bà ra sao?
Tiến sĩ Diệp: Cái đó tuỳ theo quan niệm của mỗi cá nhân, nhưng riêng bản thân tôi, tôi có ước vọng là khi về già, tôi sẽ trở về Việt Nam mở trường dạy cho những đứa trẻ ở quê. Vì tôi lớn lên tại vùng quê, tôi thấy được có những người rất có khả năng, có tài trí nhưng rất tiếc là không có được cơ hội.
Tôi may mắn hơn những người khác là có được cơ hội thành công cho nên tôi thích về truyền đạt những kiến thức của mình cho thế hệ trẻ. Thứ hai, tôi muốn về các côi nhi viện ở Việt Nam để chia sẻ.
Trà Mi: Cảm ơn bà, xin được hỏi thăm ý kiến của ông Phước. Là một người Việt Nam mà không được đem tài năng, trí lực của mình để đóng góp cho sự phát triển của đất nước mình, mà đóng góp cho một quốc gia khác, ông có ý kiến gì không?
Tiến sĩ Phước: Theo tôi, chương trình không gian, mặc dù nói là của Mỹ, nhưng những khám phá ngoài không gian đều là của chung cho cả thế giới, chứ không riêng của Mỹ. Thứ hai, tôi quan niệm rằng một nhà khoa học thì chỗ nào mình có thể đóng góp được thì mình đóng góp, không phân biệt phải làm cho Mỹ hay cho Việt Nam hay cho một quốc gia nào khác.
Ngành của tôi làm về không gian, tôi nghĩ Việt Nam cũng chưa có tài chánh và điều kiện. Nếu sau này tôi về hưu, có thể tôi sẽ dịch sách hay về Việt Nam dạy, hướng dẫn sinh viên về những kỹ thuật mà tôi đã học hỏi ở bên này.
Trà Mi: Cảm ơn ông. Ông bà có dịp về Việt Nam thăm lại quê hương mình lần nào chưa?
Tiến sĩ Phước: Tôi về rất nhiều lần, vì con cái bên này mình muốn chúng biết về quê hương, cội nguồn.
Trà Mi: Việt Nam bây giờ đang tìm cách thu hút nhân tài, nhất là những người Việt ở nước ngoài thành công, thành danh, về góp sức xây dựng đất nước. Ông bà là những khoa học gia ở Mỹ, ông bà nghĩ những điều kiện nào có thể lôi cuốn được những người tài, những nguồn lực chất xám của người Việt hải ngoại về với quê hương?
Tiến sĩ Diệp: Nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều nhân tài ở nước ngoài về thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc tạo những điều kiện tốt. Gỉa sử nói về vấn đề lương bổng, một kỹ sư bên này có thể làm 5-6 chục ngàn đô/năm, không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chánh như thế cho họ hay không?
Cũng có những người có bầu nhiệt huyết muốn về phục vụ cho quê hương, nhất là những nhà kinh doanh, nhưng họ về rồi rốt cuộc họ cũng không thành công lắm. Do đó, riêng gia đình tôi, chưa có lúc nào tôi nghĩ rằng sẽ về Việt Nam làm việc đến khi nào chúng tôi về hưu, vì như ông xã tôi nói, ngành của chúng tôi về Việt Nam có thể không có cơ hội để phát triển. Cho nên, tôi không có suy nghĩ nhiều về vấn đề đó.
Trà Mi: Trước khi chia tay, là những người thành công trên đất Mỹ, ông bà có điều gì muốn nhắn gửi đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại hoặc bà con còn ở Việt Nam?
Tiến sĩ Phước: Theo tôi, giai đoạn qua Mỹ mỗi lúc mỗi khác nhau. Thời tụi tôi đến Mỹ, không có điều kiện bằng những người qua sau này. Những người sau này qua đa số là có thân nhân giúp đỡ hay có cơ hội làm ăn giống như ngành làm móng tay giờ rất thịnh hành bên này.
Rồi những người qua sau này, thấy dễ làm cho nên họ ra đi làm liền, phần vì cuộc sống sinh nhai. Nhưng nói chung, tôi có lời khuyên rằng người Việt mình qua đây, người ta nói nước Mỹ là vùng đất có cơ hội, thành ra mình nên ráng cố gắng để tìm cơ hội để vượt lên, nên cố gắng để phát triển khả năng của mình.
Trà Mi: Xin cảm ơn ông bà rất nhiều vì đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này
Từ một nông dân ở ngôi làng nhỏ bé, hẻo lánh tại tỉnh Bạc Liêu trở thành khoa học gia tài giỏi trong đội ngũ của Trung tâm Không gian NASA tại Hoa Kỳ. Câu chuyện tưởng chừng như một giấc mơ, nhưng đối với vợ chồng tiến sĩ Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp, nó đã trở thành hiện thực.
Ông bà Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp |
Làm thế nào họ có thể làm nên điều kỳ diệu như thế? Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, ông bà chia sẻ câu chuyện thành công của mình.
Tiến sĩ Diệp: Tôi sinh ra và lớn lên trong gia đình 9 anh em, ở một ngôi làng rất nhỏ ở tỉnh Bạc Liêu. Giống như bao nhiêu gia đình nông dân khác, tôi lớn lên, làm ruộng, và có gia đình, nhưng riêng cá nhân tôi, lúc nào tôi cũng có một mơ ước là được đi học và có một bước tiến xa hơn nữa.
Sau biến cố năm 1975, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, trong gia đình có tổ chức một cuộc đi vượt biên. Như tất cả những ai đã từng đi vượt biên sẽ hiểu nỗi gian nan, vất vả của hành trình này. Tôi trốn đi rất nhiều lần, đến lần thứ 3 hay thứ 4 mới thành công. Khi đặt chân tới đất Mỹ này lúc đó tôi khoảng 17 tuổi. Tôi không vào trung học được vì nếu như vậy sẽ không thể đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của tôi.
Cho nên tôi quyết định chỉ đi học tiếng Anh để thi bằng GED. Sau khi đậu được bằng GED, tôi mới vào cao đẳng cộng đồng để học thử. Nhờ sự cố gắng trường kỳ và sự miệt mài, tôi cảm thấy mình có khả năng vào được đại học của Mỹ, nên tôi tiếp tục cố gắng học lên đến bằng cao học. Sau đó, tôi đi làm được 1 năm rồi trở lại trường, học tiếp bằng tiến sĩ hoá học.
Những kỷ niệm đáng ghi nhớ
Sau biến cố năm 1975, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, trong gia đình có tổ chức một cuộc đi vượt biên. Như tất cả những ai đã từng đi vượt biên sẽ hiểu nỗi gian nan, vất vả của hành trình này. Tôi trốn đi rất nhiều lần, đến lần thứ 3 hay thứ 4 mới thành công. Khi đặt chân tới đất Mỹ này lúc đó tôi khoảng 17 tuổi. Tôi không vào trung học được vì nếu như vậy sẽ không thể đi làm kiếm tiền nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của tôi.
Trà Mi: Trong suốt quá trình nỗ lực không ngừng đó, có những trở lực nào khiến bà cảm thấy nản lòng, thối chí hay không?
Tiến sĩ Diệp: Như tất cả những người đi tìm tự do, đi tìm cuộc sống mới, có những lúc khi tôi vừa đặt chân tới đất Mỹ, tôi cảm thấy rất cô đơn. Đến xứ Mỹ, tôi giống như một đứa trẻ mới sinh ra đời nhưng lại mang thân xác một người lớn, cho nên phải học hỏi lại từ đầu. Có nhiều lúc tôi cũng rất nản, nhưng nghĩ đến gia đình nên tôi cố gắng không ngừng.
Một ngày tôi phải vừa đi học toàn thời gian, vừa đi làm toàn thời gian. Vì nghĩ đến tương lai của bản thân và tương lai của con cháu ngày sau, cho nên tôi rất cố gắng.
Tiến sĩ Phước: Để kể rõ thêm, tôi sinh năm 1962, xuất thân từ một làng nhỏ ở Bạc Liêu. Sau khi học hết lớp 3, tôi may mắn hơn những người khác trong làng là được gia đình cho ra ngoài chợ để học. Sau 1975, gia đình gặp khó khăn nên tôi rời Việt Nam năm 1979. Qua đây, giống như những người Việt Nam tị nạn khác, trong thời gian đầu rất khó khăn.
Ban ngày tôi đi học, ban đêm làm gác giang cho mấy cái building hoặc biệt thự nhỏ để kiếm thêm tiền sinh sống. Mùa hè tôi vào mấy xưởng bò để kiếm tiền thêm. Vào trường học, khi học sinh ăn trưa thì tôi đi rửa chén để phụ thêm tiền học. Nhưng may mắn là tôi cũng học khá, rồi sau này lên đại học thì được học bổng nên cũng đỡ hơn.
Trà Mi: Trong quá trình nỗ lực tiến thân từ vị trí của một người Việt Nam tị nạn cho đến vai trò một nhà khoa học không gian của Mỹ, có những kỷ niệm nào đáng ghi nhớ mà ông Phước muốn chia sẻ với quý thính giả không ạ?
Tiến sĩ Phước: Kỷ niệm thứ nhất là hồi tôi học xong cử nhân, NASA đã nhận tôi, nhưng do lúc đó, tôi vẫn chưa có quốc tịch Mỹ nên họ có hứa là sau này khi tôi có quốc tịch rồi, họ sẽ nhận tôi vào làm trong chương trình không gian của họ.
Đến khi tôi lấy được quốc tịch hồi năm thứ nhất của cao học, tôi xin vào làm, thì họ cho tôi vừa làm vừa học hết cao học. Cho nên thời gian tôi hoàn thành cao học dài hơn. Cuối cùng, họ nhận bà xã tôi vào làm còn trước hơn tôi nữa.
Kỷ niệm thứ hai là khi tôi nhận bằng phát minh. Lúc đó, tôi nhìn lại những người ngồi chung dãy bàn với tôi, tôi cảm thấy rất hãnh diện vì tôi xuất thân từ một làng quê nhỏ ở Việt Nam mà giờ đây đã ngồi ngang với những khoa học gia ở Mỹ.
Khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Thật ra hồi nhỏ tôi lớn lên ở làng quê, điều mơ ước của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, chứ không phải một khoa học gia. Nhưng trong lúc đi vượt biên, thời gian ở đảo Indonesia, tôi thấy hình ảnh rất đẹp của những người y bác sĩ nước ngoài thiện nguyện làm việc giúp người tị nạn mình, lúc đó tôi lại có ý định sẽ trở thành bác sĩ để sau này có thể làm việc như những người đó.
Trà Mi: Tất cả những khó khăn mà ông đã trải qua, từ một người gác giang, đến người rửa chén..v..v., ông có thể cho biết những động lực nào đã giúp ông có thể vượt qua tất cả những vất vả đó?
Tiến sĩ Phước: Thứ nhất vì trong thời gian đó gia đình tôi chỉ có một mình tôi đựoc may mắn ra nước ngoài thôi. Tất cả anh em tôi đều còn ở lại. Tôi nhìn bạn bè của tôi ở Việt Nam, tôi thấy rằng nếu họ có thể qua bên đây thì họ cũng làm giống như tôi vậy.
Cho nên, với động lực đó, tôi ráng cố gắng thêm. Phần nữa, tuổi trẻ nghĩ về tương lai, tôi ước ao sau này cũng được thành công như những người khác, điều này thúc đẩy tôi vượt qua hết những khó khăn.
Gặp nhiều khó khăn
Trà Mi: Xin được hỏi thăm ông, ông đã trải qua bao nhiêu năm để cuối cùng có được bằng tiến sĩ và hoàn thành con đường học vấn ở Mỹ?
Tiến sĩ Phước: Mới qua, giống như bà xã tôi, tôi cũng chưa có bằng trung học ở Việt Nam, cho nên tôi phải học GED, giống như bổ túc văn hoá. Tôi đậu được GED 6 tháng sau khi đến Mỹ. 6 năm sau, tôi nhận bằng cao học và đi làm cho Cơ quan không gian NASA của Mỹ.
Nhưng may mắn là ở đây họ rất khuyến khích mình đi học thêm nữa. Cho nên, đến năm 2004 tôi lấy được bằng tiến sĩ ở trường University of Alabama ở thành phố Huntsville.
Trà Mi: Xin được hỏi thăm bà Diệp, là một phụ nữ nhưng lại chọn con đường khoa học làm sự nghiệp, những khó khăn mà bà đã gặp phải là gì?
Tiến sĩ Diệp: Khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ. Thật ra hồi nhỏ tôi lớn lên ở làng quê, điều mơ ước của tôi là trở thành một nhà ngoại giao, chứ không phải một khoa học gia. Nhưng trong lúc đi vượt biên, thời gian ở đảo Indonesia, tôi thấy hình ảnh rất đẹp của những người y bác sĩ nước ngoài thiện nguyện làm việc giúp người tị nạn mình, lúc đó tôi lại có ý định sẽ trở thành bác sĩ để sau này có thể làm việc như những người đó.
Thứ nhất phải cố gắng vì mình sống phải có mục đích. Cuộc đời bằng phẳng thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng sự khó khăn mới là thách đố cho mình để học hỏi nhiều hơn. Cho nên, mình phải ráng phấn đấu, ráng cố gắng.
Tiến sĩ Phước
Khi đến đất Mỹ, tôi nhận thức rằng giấc mộng làm nhà ngoại giao sẽ không thành tựu vì trở ngại Anh Văn, cho nên tôi quyết định thành bác sĩ và chọn học ngành hoá học. Khi vào trường đại học, các môn như vật lý, hoá học thì tôi lấy điểm A rất dễ, nhưng về các môn sinh vật hay tiếng Anh, thì tôi cố gắng dữ lắm mới được điểm B.
Có nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi thấy chắc có lẽ mình không thành bác sĩ được, thôi thì đi theo ngành khoa học. Với lý do đó, tôi tiếp tục học ngành hoá học.
Trà Mi: Hai vợ chồng cùng đi học và cùng muốn tiến thân trên con đường học vấn, trong suốt khoảng thời gian đó chắc hẳn bà cũng gặp không ít khó khăn trong việc mưu sinh?
Tiến sĩ Diệp: Ngược dòng thời gian khoảng 1980, tất cả người Việt tị nạn mình ai cũng khổ sở, ai cũng có bầu nhiệt huyết, mà con đường tiến thân duy nhất là con đường học vấn. Cho nên, ai cũng phải cố gắng đi học, vừa học vừa làm. Tôi đi học về phải ghé vào nhà hàng làm thâu ngân.
Có nhiều lúc buồn ngủ từ trong tim, trong ruột gan, tôi phải tự ngắt vào người mình cho đau điếng để tỉnh ngủ. Cuối tuần, tôi phải đến nhà người ta chùi dọn. Có nhiều lúc lau dọn nhà cho người ta, tôi suy nghĩ trong tương lai mình phải làm sao cho bằng họ.
Thành ra, cuối cùng bây giờ, nói về vật chất thôi, những gì họ có trong nhà thì tôi cũng có khả năng có được như họ. Có nhiều khi tôi cũng suy nghĩ không biết nếu bây giờ tôi trở lại, những người đó sẽ nghĩ mình như thế nào, vì lúc đó họ nhìn mình với cặp mắt là một người lao công.
Lời khuyên
Trà Mi: Chắc chắn là họ sẽ rất ngưỡng mộ bà. Nếu bây giờ có những lớp thanh niên trẻ Việt Nam trong hoặc ngoài nước đặt câu hỏi rằng những tố chất quyết định sự thành công là gì? Ông bà sẽ dành những lời khuyên gì cho lớp trẻ tương lai?
Tiến sĩ Phước: Thứ nhất phải cố gắng vì mình sống phải có mục đích. Cuộc đời bằng phẳng thì ai cũng có thể làm được hết, nhưng sự khó khăn mới là thách đố cho mình để học hỏi nhiều hơn. Cho nên, mình phải ráng phấn đấu, ráng cố gắng.
Nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều nhân tài ở nước ngoài về thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc tạo những điều kiện tốt. Gỉa sử nói về vấn đề lương bổng, một kỹ sư bên này có thể làm 5-6 chục ngàn đô/năm, không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chánh như thế cho họ hay không?
Tiến sĩ Diệp
Trà Mi: Nhiều người Việt Nam thành danh, thành công ở nước ngoài có ý định trở về đóng góp tài trí để phát triển quê hương mình. Ý kiến của ông bà ra sao?
Tiến sĩ Diệp: Cái đó tuỳ theo quan niệm của mỗi cá nhân, nhưng riêng bản thân tôi, tôi có ước vọng là khi về già, tôi sẽ trở về Việt Nam mở trường dạy cho những đứa trẻ ở quê. Vì tôi lớn lên tại vùng quê, tôi thấy được có những người rất có khả năng, có tài trí nhưng rất tiếc là không có được cơ hội.
Tôi may mắn hơn những người khác là có được cơ hội thành công cho nên tôi thích về truyền đạt những kiến thức của mình cho thế hệ trẻ. Thứ hai, tôi muốn về các côi nhi viện ở Việt Nam để chia sẻ.
Trà Mi: Cảm ơn bà, xin được hỏi thăm ý kiến của ông Phước. Là một người Việt Nam mà không được đem tài năng, trí lực của mình để đóng góp cho sự phát triển của đất nước mình, mà đóng góp cho một quốc gia khác, ông có ý kiến gì không?
Tiến sĩ Phước: Theo tôi, chương trình không gian, mặc dù nói là của Mỹ, nhưng những khám phá ngoài không gian đều là của chung cho cả thế giới, chứ không riêng của Mỹ. Thứ hai, tôi quan niệm rằng một nhà khoa học thì chỗ nào mình có thể đóng góp được thì mình đóng góp, không phân biệt phải làm cho Mỹ hay cho Việt Nam hay cho một quốc gia nào khác.
Ngành của tôi làm về không gian, tôi nghĩ Việt Nam cũng chưa có tài chánh và điều kiện. Nếu sau này tôi về hưu, có thể tôi sẽ dịch sách hay về Việt Nam dạy, hướng dẫn sinh viên về những kỹ thuật mà tôi đã học hỏi ở bên này.
Trà Mi: Cảm ơn ông. Ông bà có dịp về Việt Nam thăm lại quê hương mình lần nào chưa?
Tiến sĩ Phước: Tôi về rất nhiều lần, vì con cái bên này mình muốn chúng biết về quê hương, cội nguồn.
Trà Mi: Việt Nam bây giờ đang tìm cách thu hút nhân tài, nhất là những người Việt ở nước ngoài thành công, thành danh, về góp sức xây dựng đất nước. Ông bà là những khoa học gia ở Mỹ, ông bà nghĩ những điều kiện nào có thể lôi cuốn được những người tài, những nguồn lực chất xám của người Việt hải ngoại về với quê hương?
Tiến sĩ Diệp: Nếu Việt Nam muốn thu hút được nhiều nhân tài ở nước ngoài về thì có lẽ phải có những sự thay đổi về mặt chính trị hoặc tạo những điều kiện tốt. Gỉa sử nói về vấn đề lương bổng, một kỹ sư bên này có thể làm 5-6 chục ngàn đô/năm, không biết Việt Nam có khả năng cung cấp những phần tài chánh như thế cho họ hay không?
Cũng có những người có bầu nhiệt huyết muốn về phục vụ cho quê hương, nhất là những nhà kinh doanh, nhưng họ về rồi rốt cuộc họ cũng không thành công lắm. Do đó, riêng gia đình tôi, chưa có lúc nào tôi nghĩ rằng sẽ về Việt Nam làm việc đến khi nào chúng tôi về hưu, vì như ông xã tôi nói, ngành của chúng tôi về Việt Nam có thể không có cơ hội để phát triển. Cho nên, tôi không có suy nghĩ nhiều về vấn đề đó.
Trà Mi: Trước khi chia tay, là những người thành công trên đất Mỹ, ông bà có điều gì muốn nhắn gửi đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại hoặc bà con còn ở Việt Nam?
Tiến sĩ Phước: Theo tôi, giai đoạn qua Mỹ mỗi lúc mỗi khác nhau. Thời tụi tôi đến Mỹ, không có điều kiện bằng những người qua sau này. Những người sau này qua đa số là có thân nhân giúp đỡ hay có cơ hội làm ăn giống như ngành làm móng tay giờ rất thịnh hành bên này.
Rồi những người qua sau này, thấy dễ làm cho nên họ ra đi làm liền, phần vì cuộc sống sinh nhai. Nhưng nói chung, tôi có lời khuyên rằng người Việt mình qua đây, người ta nói nước Mỹ là vùng đất có cơ hội, thành ra mình nên ráng cố gắng để tìm cơ hội để vượt lên, nên cố gắng để phát triển khả năng của mình.
Trà Mi: Xin cảm ơn ông bà rất nhiều vì đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này