Chủ tịch Nghị Viện Âu Châu tin rằng Quốc Hội Lập Hiến Âu Châu sẽ ghi nhớ những lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha khi họ soạn thảo Hiến Pháp của đại lục này.
Chủ tịch Patrick Cox, người Ái Nhĩ Lan, đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha đến diễn thuyết tại Ngị Viện Âu Châu để "đánh động lương tâm" các nhà lập pháp. Lời mời của ông Cox đã được đưa ra khi ông được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm 3/1/2003. Trong buổi tiếp còn có Đức Hồng Y Angelo Sodano, bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh.
Trong một bài phỏng vấn với nhật báo Ý Avvenire (Tương Lai), ông Cox cho biết bản văn của Hiến Pháp tương lai sẽ tôn trọng căn tính của người Công Giáo "cũng như những quyền dân sự và hợp pháp của các giáo hội".
"Tôi nghĩ rằng những đề nghị của người Công Giáo A%u Châu đã được đưa vào bản dự thảo đã được lưu hành trong những tuần qua".
Đồng thời, vì Quốc Hội Lập Hiến Âu Châu, cơ chế soạn thảo Hiến Pháp, hoạt động với "đầy đủ chủ quyền", và Nghị Viện Âu Châu không có quyền chi phối cơ chế này nên ông Cox đề nghị rằng những thông tin chi tiết hơn sẽ do vị chủ tịch Valery Giscard d'Estaing, hay vị phó chủ tịch, ông Jean-Luc Dehaene và Giuliano Amato trả lời.
"Tôi chắc rằng các thành viên của Quốc Hội Lập Hiến Âu Châu sẽ biết lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Cha. Tiếng nói của ngài độc đáo, không thay thế được. Đó sẽ là một thời khắc đặc biệt cho ngài và cho tất cả chúng ta".
"Ngài có lẽ sẽ đánh động lương tâm chúng ta về vấn đề Trung Đông, về chuyện hòa bình ở Palestine, về vấn đề Iraq, và nếu ngài thấy đây là cơ hội ngài sẽ nhắc lại thông điệp của ngài về căn cội Kitô Giáo của Âu Châu".
Chủ tịch Patrick Cox, người Ái Nhĩ Lan, đã đưa ra lời mời Đức Thánh Cha đến diễn thuyết tại Ngị Viện Âu Châu để "đánh động lương tâm" các nhà lập pháp. Lời mời của ông Cox đã được đưa ra khi ông được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm 3/1/2003. Trong buổi tiếp còn có Đức Hồng Y Angelo Sodano, bộ trưởng ngoại giao Tòa Thánh.
Trong một bài phỏng vấn với nhật báo Ý Avvenire (Tương Lai), ông Cox cho biết bản văn của Hiến Pháp tương lai sẽ tôn trọng căn tính của người Công Giáo "cũng như những quyền dân sự và hợp pháp của các giáo hội".
"Tôi nghĩ rằng những đề nghị của người Công Giáo A%u Châu đã được đưa vào bản dự thảo đã được lưu hành trong những tuần qua".
Đồng thời, vì Quốc Hội Lập Hiến Âu Châu, cơ chế soạn thảo Hiến Pháp, hoạt động với "đầy đủ chủ quyền", và Nghị Viện Âu Châu không có quyền chi phối cơ chế này nên ông Cox đề nghị rằng những thông tin chi tiết hơn sẽ do vị chủ tịch Valery Giscard d'Estaing, hay vị phó chủ tịch, ông Jean-Luc Dehaene và Giuliano Amato trả lời.
"Tôi chắc rằng các thành viên của Quốc Hội Lập Hiến Âu Châu sẽ biết lắng nghe tiếng nói của Đức Thánh Cha. Tiếng nói của ngài độc đáo, không thay thế được. Đó sẽ là một thời khắc đặc biệt cho ngài và cho tất cả chúng ta".
"Ngài có lẽ sẽ đánh động lương tâm chúng ta về vấn đề Trung Đông, về chuyện hòa bình ở Palestine, về vấn đề Iraq, và nếu ngài thấy đây là cơ hội ngài sẽ nhắc lại thông điệp của ngài về căn cội Kitô Giáo của Âu Châu".