DILI (UCAN) 28/6/2007—Khi Timor Leste (Đông Timor) có xu hướng lái sang ủng hộ cuộc bâu cử quốc hội vào ngày 30/6, thì Tổng Thống Jose Manuel Ramos-Horta đã kêu gọi quốc gia cộng tác với Giáo Hội để duy trì cư hòa bình và thống nhất quốc gia.
Tổng thống nói với giới truyền thông, sau khi tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thơ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Becora ở Dili ngày 15/6. “Nhà nước phải cộng tác chặt chẽ với Giáo Hội Công Giáo, vì chỉ có Giáo Hội và nhà nuớc cộng tác với nhau mới giữ được hòa bình và thống nhất quốc gia tại xứ này”, ông nói.
Những giá trị đạo đức mạnh mẽ chịu dựng được trong xứ bi bạo lực xâu xé này, bởi vì Giáo hội đã giảng dậy các giá trị ấy trong nhiều thế kỷ, ông quả quyết. Nếu quốc gia phải lấy lại hòa bình, ổn định và được thịnh vượng, ông tiếp, thì hôm nay và tương lai Giáo hội phải đóng một vai trò cụ thể.
Theo Ramos-Horta, người đồng trúng giải Nobel Hòa Bình năm 1996, nước Timor Leste non trẻ cần có Giáo hội yểm trợ để phát triển nền đạo lý của đất nước.
Người Công giáo chiếm tỷ lệ 96% trong dân số 1 triệu người ở Timor Teste, từng đối mặt với nhiều thập niên bạo lực. Nhiều thế kỷ cai trị thuộc địa Bồ Đào Nha đã chấm dứt năm 1975, nhưng chỉ ít lâu sau khi người Bồ rút đi năm 1976, thì Nam Dương gửi quân tới. Năm 1976, Nam Dương thôn tính lãnh thổ.
Nam Dương tiếp tục chiếm đóng tới năm 1999, khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy dân chúng rõ ràng muốn độc lập. Theo sau cuộc bầu cử và giành giật bạo động từ phía dân quân thân Jakarta, một Ban Quản Trị Liên Hiệp Quốc nhận trách nhiệm điều hành cho đến khi nước này trở nên hoàn toàn độc lập năm 2002.
Ramos-Horta nhấn mạnh rằng nhà nước không nên từ khước hay bỏ quên Giáo hội, khi theo đuổi sự phát triển, bởi vì nhiều nữ tu và linh mục đã chủ động trong phong trào độc lập. Một số vị còn chết để bênh vực quyền lợi của nhân dân..
Tổng thống hứa ông sẽ yêu cầu chính phủ và quốc hội mới phải nhìn đến Giáo hội, và Giáo hội dự phần trong phát triển cả thiêng liêng lẫn vật chất. Ông đánh giá cuộc khủng hoảng đầy bạo lực năm ngoái tạo ra đặc tính là thiếu hòa hợp giữa Giáo Hội và nhà nước.
Bạo lực thôn xã bùng lên vào tháng Năm, sau khi cựu thủ tướng Mari Alktiri của chính phủ do Fretilin lãnh đạo đã sa thải hơn một phần ba quân đội. Các quân sĩ bị bãi chức, từ miền Tây quốc gia, đã phản đối cho rằng người miền Đông kỳ thị chống lại họ. Người miền Đông coi họ mới là xương sống lưng phe kháng chiến chống lại chế độ cai trị của Nam Dương.
Những cuộc đụng độ giữa các nhóm đòi đại diện cho người bên Đông và bên Tây đem đến kết quả là ít nhất 20 người chết và 100.000 người phải tản cư. Các người tản cư tá túc trong các trại, trong số đó có nhiều người được sắp xếp đến ở tại nhiều nhà thờ và trung tâm Công Giáo.
Sau khi từ nhiệm tháng Sáu năm 2006, ông Alkatiri tố cáo Giáo hội dính dấp vào một loạt những vụ âm mưu chống lại chính phủ. Ramos-Horta, khi đó làm ngoại trưởng, lên nắm quyền làm thủ tướng. Ông đươc bầu làm Tổng thống thắng ứng viên tổng thống Fretilin trong cuộc tuyển cử tổng thống ngày 9/5 năm nay
Giáo hội đã cay đắng chống lại chính quyền Akiriti rõ rệt có toan tính tạo nên tình trạng Giáo Hội tách ly với nhà nước, và hạn chế vai trò giáo dục tôn giáo trong các trường công lập.
Trong khi đó, Giám Mục Dili là Alberto Ricardo da Silva thôi thúc các lãnh tụ chính trị không nên lăng mạ nhau, khi trình bày các cương lĩnh chính trị của họ lúc tranh cử. Nói với giới truyền thông ngày 15/6, các lãnh tụ Giáo hội thôi thúc dân chúng tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội và tôn trọng lựa chọn của nhau.
Cuộc tuyển cử quốc hội đầu tiên của Timor Leste được tổ chức tạm quyền tạm thời của Liên Hiệp Quốc điều hợp. Trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới như một xứ sở độc lập, 12 chính đảng cạnh tranh nhau cho 60 ghế. Luật pháp đòi quốc hội phải có được giữa 52 và 65 ghế, với các thành viên được nhân dân chọn lựa qua cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ năm năm.
Tổng thống nói với giới truyền thông, sau khi tham dự Thánh Lễ tại Nhà Thơ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Becora ở Dili ngày 15/6. “Nhà nước phải cộng tác chặt chẽ với Giáo Hội Công Giáo, vì chỉ có Giáo Hội và nhà nuớc cộng tác với nhau mới giữ được hòa bình và thống nhất quốc gia tại xứ này”, ông nói.
Những giá trị đạo đức mạnh mẽ chịu dựng được trong xứ bi bạo lực xâu xé này, bởi vì Giáo hội đã giảng dậy các giá trị ấy trong nhiều thế kỷ, ông quả quyết. Nếu quốc gia phải lấy lại hòa bình, ổn định và được thịnh vượng, ông tiếp, thì hôm nay và tương lai Giáo hội phải đóng một vai trò cụ thể.
Theo Ramos-Horta, người đồng trúng giải Nobel Hòa Bình năm 1996, nước Timor Leste non trẻ cần có Giáo hội yểm trợ để phát triển nền đạo lý của đất nước.
Người Công giáo chiếm tỷ lệ 96% trong dân số 1 triệu người ở Timor Teste, từng đối mặt với nhiều thập niên bạo lực. Nhiều thế kỷ cai trị thuộc địa Bồ Đào Nha đã chấm dứt năm 1975, nhưng chỉ ít lâu sau khi người Bồ rút đi năm 1976, thì Nam Dương gửi quân tới. Năm 1976, Nam Dương thôn tính lãnh thổ.
Nam Dương tiếp tục chiếm đóng tới năm 1999, khi kết quả trưng cầu dân ý cho thấy dân chúng rõ ràng muốn độc lập. Theo sau cuộc bầu cử và giành giật bạo động từ phía dân quân thân Jakarta, một Ban Quản Trị Liên Hiệp Quốc nhận trách nhiệm điều hành cho đến khi nước này trở nên hoàn toàn độc lập năm 2002.
Ramos-Horta nhấn mạnh rằng nhà nước không nên từ khước hay bỏ quên Giáo hội, khi theo đuổi sự phát triển, bởi vì nhiều nữ tu và linh mục đã chủ động trong phong trào độc lập. Một số vị còn chết để bênh vực quyền lợi của nhân dân..
Tổng thống hứa ông sẽ yêu cầu chính phủ và quốc hội mới phải nhìn đến Giáo hội, và Giáo hội dự phần trong phát triển cả thiêng liêng lẫn vật chất. Ông đánh giá cuộc khủng hoảng đầy bạo lực năm ngoái tạo ra đặc tính là thiếu hòa hợp giữa Giáo Hội và nhà nước.
Bạo lực thôn xã bùng lên vào tháng Năm, sau khi cựu thủ tướng Mari Alktiri của chính phủ do Fretilin lãnh đạo đã sa thải hơn một phần ba quân đội. Các quân sĩ bị bãi chức, từ miền Tây quốc gia, đã phản đối cho rằng người miền Đông kỳ thị chống lại họ. Người miền Đông coi họ mới là xương sống lưng phe kháng chiến chống lại chế độ cai trị của Nam Dương.
Những cuộc đụng độ giữa các nhóm đòi đại diện cho người bên Đông và bên Tây đem đến kết quả là ít nhất 20 người chết và 100.000 người phải tản cư. Các người tản cư tá túc trong các trại, trong số đó có nhiều người được sắp xếp đến ở tại nhiều nhà thờ và trung tâm Công Giáo.
Sau khi từ nhiệm tháng Sáu năm 2006, ông Alkatiri tố cáo Giáo hội dính dấp vào một loạt những vụ âm mưu chống lại chính phủ. Ramos-Horta, khi đó làm ngoại trưởng, lên nắm quyền làm thủ tướng. Ông đươc bầu làm Tổng thống thắng ứng viên tổng thống Fretilin trong cuộc tuyển cử tổng thống ngày 9/5 năm nay
Giáo hội đã cay đắng chống lại chính quyền Akiriti rõ rệt có toan tính tạo nên tình trạng Giáo Hội tách ly với nhà nước, và hạn chế vai trò giáo dục tôn giáo trong các trường công lập.
Trong khi đó, Giám Mục Dili là Alberto Ricardo da Silva thôi thúc các lãnh tụ chính trị không nên lăng mạ nhau, khi trình bày các cương lĩnh chính trị của họ lúc tranh cử. Nói với giới truyền thông ngày 15/6, các lãnh tụ Giáo hội thôi thúc dân chúng tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội và tôn trọng lựa chọn của nhau.
Cuộc tuyển cử quốc hội đầu tiên của Timor Leste được tổ chức tạm quyền tạm thời của Liên Hiệp Quốc điều hợp. Trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới như một xứ sở độc lập, 12 chính đảng cạnh tranh nhau cho 60 ghế. Luật pháp đòi quốc hội phải có được giữa 52 và 65 ghế, với các thành viên được nhân dân chọn lựa qua cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ năm năm.