Rất ít người có thể nhận thấy sự kết hợp đặc biệt giữa thế giới thương mại và đời sống tinh thần, giữa việc kinh doanh và đức tin, giữa tiền bạc và luân lý. Không phải chỉ những nhà thần học nghi ngờ về vịệc tìm kiếm lợi lộc khó mà đi đôi với luân lý mà chính những thương gia cũng có những thắc mắc về vấn đề luân lý trong việc việc kinh doanh của mình.

Nhiều người ở đây đã là những hỗ trợ viên trung kiên cho Viện Aston trong 12 năm qua, cho sự sinh tồn của Viện. Sự hiện hữu của chúng tôi là để nối lại nhịp cầu mà nhiều ngưởi nghĩ là chuyện rất khó khăn. Ðối với chúng tôi, có sự hòa hợp giữa thương trường và luân lý, trừ ra những việc làm xấu xa ô nhục đã xẩy ra mà chúng ta đã chứng kiến. Việc xấu xa đã đưọc giới truyền thông chú ý khai thác và trở thành mối ám ảnh cho tập thể và người ta liên tưởng đó là phương thức của những kinh doanh thương mại.

Những ý tưởng đó là sai lầm, khi chúng tôi có những nhà kinh doanh mẫu mực đã thành công trong thương trường và có một đời sống cá nhân thánh thiện và chính công việc họ cũng giúp cho họ thánh hóa.

Vậy cho phép chúng tôi được tỏ lòng biết ơn về sự hiện của quý vị hôm nay và những thành quả của công việc và sứ vụ của Viện Acton. Trong không khí đó, tôi chân thành cám ơn ông Bob Mc Teer đã hiện diện với chúng tôi tối nay. Ông Mc Teer là hình ảnh trung thực chúng tôi vừa đề cập ở trên. Ông là người rất thành công trên thương trưòng và có một tinh thần đạo đức rất cao, nhân ái đối với nhân loại, đã đóng góp một tiếng nói quan trọng trong vấn đề phát triển nền kinh tế quốc gia.

Tôi xin góp tiếng với những người khác trong niềm hy vọng là gương sáng lãnh đạo sẽ gia tăng trong tương lai để cỗ võ cho những chính sách cần thiết cho một nền kinh tế lành mạnh và an sinh cho xã hội chúng ta.

Bà Kris Mauren và tôi, nhân danh Viên Aston tổ chức buổi họp này gồm những người có uy tín trên hoàn cầu. Những cuộc gặp gỡ những người trong mọi tầng lớp giai cấp đã đóng góp vào công việc của chúng tôi trong việc đề cao một nền văn hóa tôn trọng tự do của mỗi cá nhân..Những người đầu tư vào tự do vào với tất cả lòng tin tưởng và cảm tình.

Chúng tôi gặp gỡ nhiều tầng lớp nhân dân với nhiều cá biệt, các thuơng gia, các nhà chính trị, những người hữu thần cũng như vô thần. Chúng tôi đã gặp những nhà lãnh đạo tôn giáo, mục sư, giám mục, linh mục v.v. Trong những cuộc gặp gỡ đó, chưa có một cuộc gặp gỡ nào đã để lại trong tôi một kỷ niệm tốt đẹp bằng một buổi chiều năm 1992 ở ngoại thành Roma, khi tôi được gặp gỡ lần đầu tiên ÐứcTổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận.

Trước khi gặp ngài, tôi được nghe kể nhiều câu chuyện về ngài, một người đã bị giam cầm trong ngục tù cộng sản trong 13 năm, mà 9 năm đã bị giam trong ngục tối, và khi bước ra khỏi tù thì đức tin còn mạnh hơn là khi mới bước chân vào. Khi chúng tôi gặp ngài thì ngài đang là tuyên úy cho một nhà Dòng Nữ Tu, vì ngài bị cấm trở về quê hương Việt Nam nên đành phải sống kiếp lưu đày.

Câu chuyện về một người đơn sơ sống ẩn dật kín đáo được mọi người biết đến khi Tổng Giám Mục Thuận được Ðức Gioan Phao lồ II phong chức Hồng Y vào tháng 2 năm 2001. Một trong những bức hình đáng ghi nhớ là bức hình của ngài đứng trong thánh đường Thánh Phêrô vắng.vẻ. Ngoài kia thì có hàng ngàn người chờ đợi để chiêm ngưỡng các đấng được nhận lãnh chiếc mũ đỏ vinh dự lớn lao. Hồng Y mang màu đỏ tượng trung sự trung thành tuyệt đối với Giáo Hội dù phải đổ máu đào. Hồng Y Thuận biết rõ ơn gọi này hơn ai hết.

Ngài thuộc dòng dỏi các thánh tử đạo. Ngài là con cháu Thánh Phao lồ Tống Viết Bường, một vị quan tử đạo dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1833 và được phong hiển thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988. Từ năm 1885 đến 1988 hàng chục ngàn người Công giáo bị những nhóm Văn Thân giết hại, trong đó có tổ tiên của Ðức Hồng Y Thuận.

Ðức Hồng Y Thuận thường kể về mẹ mình đã gắn đức tin sâu thẳm trong tim của ngài. Có lần ngài nói: “Từ nhỏ mỗi đêm mẹ tôi thường kể cho tôi nghe những câu truyện trong Kinh Thánh, những câu chuyện về các thánh tử đạo Việt Nam, về tổ tiên của ngài. Me tôi dạy cho tôi yêu mến quê hương. Mẹ tôi là người rất can đảm, đã chôn cất các em mình khi bị bọn phản loạn giết chết với lòng quảng đại tha thứ.”

Ngày 24 tháng 4 năm 1975 , Ðức Giáo Hoàng Paul VI cử ngài làm Tổng Giám Mục Phó Saigon, cộng sản không cho ngài đến nhiệm sở vì là cháu của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và bắt giam ngài và không hề xét xử.

Chính trong lúc ở tù ngài đã viết những bài giảng trên giấy loại và tìm cách đưa những bài này đến cộng đồng giáo dân. Những suy tư truyền bá trong giáo dân được đóng thành tập sách “Đường Hy Vọng” rồi đến tập “Kinh Hy vọng” gồm những bài thơ làm trong tù. Các người lính canh gác trở nên bạn thân của ngài đã giúp ngài làm một chiếc thánh giá bằng gỗ và sợi dây đeo bằng dây kẽm gai.

Khi tôi đến thăm ngài ở Roma, mặc dầu trước chỗ ngài ở có nhiều nhà hàng ngon lành nhưng ngài vẫn dùng món ăn đạm bạc xứ Huế của ngài. Từ những bữa ăn đó, tôi đã nhận biết ngài là một vị thánh.

Ngài ít khi nhắc nhở đến những năm tù đày, theo như tôi biết thì không bao giờ ngài tỏ ra oán hận hoặc thù ghét những ngườ đã bò tù cùng đày đọa ngài.

Hồng Y Thuận là người đầy lòng nhân ái, yêu thương mọi người, ngài yêu mến quê hương nên ngài hiểu rõ tầm quan trọng tự do của con người. Vâng, chính ở điểm đó mà ngài thấu hiểu những vấn đề của nhân loại như tự do, công bình, nhân quyền, xã hội là điều cần thiết chứ không phải chỉ là những ý tưởng.

Có thể một vài người cho ngài là ào tưởng, nhưng tôi có thể nói ngài là người chất phát và thông minh. Những băn khoăn của ngài là đúng đường lối của lý tưởng Công Giáo về nhân phẩm của con người. Ngài chỉ là người không phe phái chính trị và vỏ đoán về ý tưởng.

Khi tôi đến Roma năm 1999, tôi trọ tại nhà vãng lai của các linh mục thì tôi thường xem sổ ghi lại những người gọi điện thoại cho tôi , tôi thấy số điện thoại quen thuộc với tên “Povero Francesco” Phanxicô nghèo khó. Tôi nghĩ ngài thật là kín đáo. Khi tôi gọi lại thì ngài thì thầm kín đáo với tôi: “Tôi vừa dùng cơm trưa với Ðức Thánh Cha.” Tôi nóng lòng chờ đợi ngài nói tiếp. Nói bằng tiếng Ý, ngài nói khi dùng cơm thì Ðức Thánh Cha nghiêng mình nói nhỏ và ngài lập lại nhỏ nhẹ lời Ðức Thánh Cha: “Cha nghĩ là năm Thánh này Cha muốn một người Việt Nam giảng tỉnh tâm cho Giáo triều.”

Và ngài đã giảng tỉnh tâm và sau đó một quyển sách đã ra đời.

Sau khi nhận lãnh chức Hồng Y, nhiều báo đã đề cập việc ngài có thể là một trong những người đáng đưọc kế vị Ðức GiáoHoàng Gioan Phao lồ II.

Tôi hy vọng được đón tiếp ngài đến tại Grands Rapids trong tối nay. Ngài đã đến đây một lần trong cuộc hội thảo được tổ chức bởi Calvin College và Viện Acton về tư tưởng của Abraham Kuyper và Ðức Leo XIII. Cuộc thảo luận này đã có sư hiện diện của hai Hồng Y tương lai của Giáo Hôi Công giáo đó là Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và Ðức Hồng Y Avery Dulles, chứng tỏ cuộc hội thảo về hiệp thông tôn giáo quan trọng như thế nào. Và Ðức Hồng Y Thuận đã đọcmột bài diễn văn trong bữa ăn trưa vào “Ngày Cải Cách.”

Mùa hè vừa qua, tôi đã thăm ngài nhiều lần ở Roma và tôi báo cho ngài biết là Viện Aston muốn trao tặng giải thưởng cho ngài. Ngài đã mĩm cười và tôi xin ngài nếu ngài không thể đến được thì xin cho bào muội đến nhận thế ngài.

Mùa hè vừa qua, tôi đã nhiều lần đến viếng thăm ngài ở Roma. Phòng bệnh của ngài là một nơi thật an bình. Tôi có cảm tưởng phảng phất sự hiện điện của Thiên Chúa. Lần cuối cùng tôi đến thăm ngài vào cuối hè. Tôi bước vào phòng thì thấy ngài đã quá ư tàn tạ. Trong bầu không khí thinh lặng ngài xin tôi ban phép lành cho ngài. Anh chị có thể tưởng tượng, một Hồng Y xin một linh mục như tôi ban phép lành cho ngài. Tôi đã ban phép lành và cầu nguyện cho ngài. Chúng tôi đã cùng lặng thinh nhìn nhau trong hơn một tiếng đồng hồ.

Tôi không còn được đến thăm và dùng cơm và chuyện trò với ngài nữa. Đó là những lời cuối cùng mà tôi có thể bày tỏ.

Ðức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận qua đời vì bệnh ung thư ngày 16 tháng 9 năm 2002, hưởng thọ 74 tuổi.

Ngày 20 tháng 9, tại thánh đường Thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha Gioan Phao lồ II đã chủ tọa và giảng trong thánh lễ đám tang. Và bây giờ có thể đoan chắc là hồ sơ xin phong thánh cho ngài đang đưọc mở ra tại Vatican.