Aparecida - Giáo Hội Công Giáo Canada có nhiều điểm chung với Giáo Hội các nước Mỹ Châu La Tinh bao gồm cả thách đố “thuyết phục dân chúng rằng một khi họ được rửa tội họ có nghĩa vụ trở thành môn đệ và thừa sai”. Đức Cha Martin Currie của giáo phận Grand Falls, Newfoundland đã cho biết như trên hôm 23/5/2007.
Đức Cha Martin Currie, thành viên trong đoàn đại biểu Giáo Hội Canada tham dự Đại Hội Đồng Các Giám Mục Mỹ Châu La Tinh và vùng Caribê (CELAM) lần thứ 5, cho biết thêm là di dân, môi trường và quan hệ với những người thổ dân là những quan tâm chung khác.
Theo Đức Cha Currie, trách vụ gay go nhất hiện nay là làm sao đào sâu đức tin trong lòng người Công Giáo:
“Chúng ta rửa tội quá dễ dàng, và khi một người được rửa lễ lần đầu, việc nhận lãnh bí tích thêm sức cũng quá chóng vánh. Nhưng chúng ta không khởi động họ để họ có một tương quan với Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài? Đây là vấn nạn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối phó”.
Với con số 250,000 người nhập cư Canada mỗi năm, việc mục vụ trở nên phức tạp vì sự phân hóa cao độ trong cộng đoàn Công Giáo Canada. Cộng đoàn trong một thánh lễ Chúa Nhật tại các thành phố lớn như Toronto nói ‘từ 35 đến 40 thứ tiếng’ khác nhau”.
Một trong số các giải pháp là khích lệ các linh mục các sắc dân phục vụ cho những sắc dân ấy như các linh mục Việt Nam phục vụ cho người Việt Nam, các linh mục Ba Lan phục vụ cho người Ba Lan. Tuy nhiên, cũng có những vấn nạn cho giải pháp này. Đức Cha Currie giải thích:
“Mỹ Châu La Tinh cần các linh mục hơn là Canada. Ở đây dân số trẻ hơn và tỷ lệ người Công Giáo cũng cao hơn tại Canada. Thêm vào đó, các linh mục nhập cư vào Canada đối diện với những khó khăn trong việc làm quen với một môi trường văn hóa xa lạ”.
Đức Cha Currie cho biết thêm hiện nay đang có một làn sóng di cư nội địa tại Canada. Dân chúng từ các vùng hẻo lánh quy tụ về 6 thành phố lớn của Canada. Nhiều người di cư là thành viên của các nhóm thổ dân.
Vấn đề người thổ dân là một gánh nặng cho Giáo Hội tại Canada. Trong quá khứ, chính quyền Canada theo đuổi một chính sách đồng hóa người thổ dân. Một số quyết định cụ thể về chính sách đồng hóa này có thể hiểu được trong bối cảnh lúc bấy giờ nhưng ngày nay bị kết án nghiêm trọng. Chẳng hạn, việc tách trẻ con người di dân khỏi gia đình chúng để theo học tại các trường nội trú do nhà nước hoặc Giáo Hội đảm trách.
Đức Cha Currie cho biết: “Nếu nói là Giáo Hội có lỗi thì cũng chẳng qua là vì Giáo Hội đã dựa theo chính sách đồng hóa của chính quyền”.
Năm 2010, Canada sẽ cử hành năm thứ 400 phép rửa tội đầu tiên cho một người thổ dân được thực hiện. Đức Cha Currie hy vọng biến cố này sẽ đem lại cơ hội để “xây những nhịp cầu với các cộng đoàn thổ dân”.
Tại Canada cũng như tại nhiều phần của Mỹ Châu La Tinh, nhiều người thổ dân đã quay lại với những tôn giáo thờ vật linh truyền thống của họ. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cảnh cáo về khuynh hướng này trong diễn từ khai mạc CELAM tại Aparecida hôm 13/5.
Đức Cha Currie nhận định “Xu hướng này buộc chúng ta phải tự hỏi cách thức chúng ta mang Tin Mừng đến cho họ”. Theo Đức Cha Currie, một trong những thái độ truyền giáo trước đây là “mang Chúa đến cho họ. Nhưng Thiên Chúa đã hiện diện ở đó với họ lâu rồi. Nhưng vì não trạng chúng ta có trong buổi đầu truyền giáo tại đây, chúng ta đã phạm sai lầm”.
“Chúng ta đã học được nhiều điều trong 400 năm qua, và hy vọng là chúng ta có thể thấy những điều tốt đẹp trong tôn giáo của họ, đặc biệt trong quan điểm của người thổ dân về thiên nhiên, Thiên Chúa và tính chất thánh thiêng của đất và nước”.
Theo Đức Cha Currie, trong quá khứ “Nhiều khi chúng ta hướng các chương trình giáo lý đến việc lãnh nhận các phép bí tích hơn là đến việc xây dựng cho họ quan hệ với Chúa Giêsu”.
Các giáo xứ rộng lớn và tình trạng thiếu linh mục cũng khiến cho khó khăn trong việc tạo cho “các cộng đoàn Kitô hữu cảm giác họ đang ở trong nhà mình”. Nhiều người Công Giáo bỏ theo Tin Lành vì “họ cho dân chúng cảm giác thuộc về, rằng họ là thành phần của cái gì đó”.
Theo Đức Cha Currie, “Ý thức biết đến Thiên Chúa phải được thực hiện qua gia đình. Nếu chúng ta làm tốt việc dạy giáo lý cho người lớn, chính họ sẽ giúp Giáo Hội giáo dục con cái họ và cứ thế đức tin được truyền lại từ đời này sang đời khác”.
Đức Cha Martin Currie |
Theo Đức Cha Currie, trách vụ gay go nhất hiện nay là làm sao đào sâu đức tin trong lòng người Công Giáo:
“Chúng ta rửa tội quá dễ dàng, và khi một người được rửa lễ lần đầu, việc nhận lãnh bí tích thêm sức cũng quá chóng vánh. Nhưng chúng ta không khởi động họ để họ có một tương quan với Chúa Giêsu và Giáo Hội của Ngài? Đây là vấn nạn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối phó”.
Với con số 250,000 người nhập cư Canada mỗi năm, việc mục vụ trở nên phức tạp vì sự phân hóa cao độ trong cộng đoàn Công Giáo Canada. Cộng đoàn trong một thánh lễ Chúa Nhật tại các thành phố lớn như Toronto nói ‘từ 35 đến 40 thứ tiếng’ khác nhau”.
Một trong số các giải pháp là khích lệ các linh mục các sắc dân phục vụ cho những sắc dân ấy như các linh mục Việt Nam phục vụ cho người Việt Nam, các linh mục Ba Lan phục vụ cho người Ba Lan. Tuy nhiên, cũng có những vấn nạn cho giải pháp này. Đức Cha Currie giải thích:
“Mỹ Châu La Tinh cần các linh mục hơn là Canada. Ở đây dân số trẻ hơn và tỷ lệ người Công Giáo cũng cao hơn tại Canada. Thêm vào đó, các linh mục nhập cư vào Canada đối diện với những khó khăn trong việc làm quen với một môi trường văn hóa xa lạ”.
Đức Cha Currie cho biết thêm hiện nay đang có một làn sóng di cư nội địa tại Canada. Dân chúng từ các vùng hẻo lánh quy tụ về 6 thành phố lớn của Canada. Nhiều người di cư là thành viên của các nhóm thổ dân.
Vấn đề người thổ dân là một gánh nặng cho Giáo Hội tại Canada. Trong quá khứ, chính quyền Canada theo đuổi một chính sách đồng hóa người thổ dân. Một số quyết định cụ thể về chính sách đồng hóa này có thể hiểu được trong bối cảnh lúc bấy giờ nhưng ngày nay bị kết án nghiêm trọng. Chẳng hạn, việc tách trẻ con người di dân khỏi gia đình chúng để theo học tại các trường nội trú do nhà nước hoặc Giáo Hội đảm trách.
Đức Cha Currie cho biết: “Nếu nói là Giáo Hội có lỗi thì cũng chẳng qua là vì Giáo Hội đã dựa theo chính sách đồng hóa của chính quyền”.
Năm 2010, Canada sẽ cử hành năm thứ 400 phép rửa tội đầu tiên cho một người thổ dân được thực hiện. Đức Cha Currie hy vọng biến cố này sẽ đem lại cơ hội để “xây những nhịp cầu với các cộng đoàn thổ dân”.
Tại Canada cũng như tại nhiều phần của Mỹ Châu La Tinh, nhiều người thổ dân đã quay lại với những tôn giáo thờ vật linh truyền thống của họ. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã cảnh cáo về khuynh hướng này trong diễn từ khai mạc CELAM tại Aparecida hôm 13/5.
Đức Cha Currie nhận định “Xu hướng này buộc chúng ta phải tự hỏi cách thức chúng ta mang Tin Mừng đến cho họ”. Theo Đức Cha Currie, một trong những thái độ truyền giáo trước đây là “mang Chúa đến cho họ. Nhưng Thiên Chúa đã hiện diện ở đó với họ lâu rồi. Nhưng vì não trạng chúng ta có trong buổi đầu truyền giáo tại đây, chúng ta đã phạm sai lầm”.
“Chúng ta đã học được nhiều điều trong 400 năm qua, và hy vọng là chúng ta có thể thấy những điều tốt đẹp trong tôn giáo của họ, đặc biệt trong quan điểm của người thổ dân về thiên nhiên, Thiên Chúa và tính chất thánh thiêng của đất và nước”.
Theo Đức Cha Currie, trong quá khứ “Nhiều khi chúng ta hướng các chương trình giáo lý đến việc lãnh nhận các phép bí tích hơn là đến việc xây dựng cho họ quan hệ với Chúa Giêsu”.
Các giáo xứ rộng lớn và tình trạng thiếu linh mục cũng khiến cho khó khăn trong việc tạo cho “các cộng đoàn Kitô hữu cảm giác họ đang ở trong nhà mình”. Nhiều người Công Giáo bỏ theo Tin Lành vì “họ cho dân chúng cảm giác thuộc về, rằng họ là thành phần của cái gì đó”.
Theo Đức Cha Currie, “Ý thức biết đến Thiên Chúa phải được thực hiện qua gia đình. Nếu chúng ta làm tốt việc dạy giáo lý cho người lớn, chính họ sẽ giúp Giáo Hội giáo dục con cái họ và cứ thế đức tin được truyền lại từ đời này sang đời khác”.