Phỏng vấn Phóng viên Nhà báo, Orazio Petrosillo
VATICAN 1/1/2003 (Zenit. org). - Sự thánh thiện, tội lỗi, lời ngôn sứ và sự bắt bớ là 4 tíếng mà một quan sát viên Vatican dùng để tổng kết năm 2002 như được sống bởi Giáo hội Công giáo.
Orazio Petrosillo, phóng viên Vatican của tờ báo Roman II Messagero, làm cuộc tổng kết này trên Đài Vatican
Tại sao ông chọn 4 tiếng này?
Petrosillo: sự Thánh thiện, bởi vì năm 2002 là năm phong thánh những gương mặt lớn.
Tội lỗi, tôi muốn thấy gần như cách biểu trưng trong sự thăng trầm của một số linh mục mắc thói đồng tình luyến ái. Những thăng trầm khủng khiếp cho Giáo hội, mặc dầu sự kiện là trường hợp đó bị các phương tiện truyền thông phóng đại hoàn toàn quá cỡ.
Lời Ngôn sứ thì tôi thấy hơn hết trong huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II, trong việc ngài chống đối chiến tranh, trong việc ngài đòi quyền của Chúa và của tôn giáo, trong việc kêu gọi ghi nhớ rõ ràng càc nguồn gốc Kitô hữu trong một Hiến pháp tương lai châu Âu.
Sau cùng, sự bắt bớ tiếp tục nên bánh hằng ngày của Giáo hội, bánh có thể vấy máu trong những nước với chế độ cộng sản hay do những người theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo cai trị. Nhưng, sự bắt bớ cũng có thể có tính hành chánh, không gây nhiều ồn ào, tuy cũng là thật: trong những nước Hồi giáo ôn hòa, đời sống Giáo hội thật khó. Hơn nữa, cũng có sự bắt bớ văn hóa.
Những biến cố nào trong năm 2002 ảnh hưởng nhiều nhất tương lai của Giáo hội?
Petrosillo: Những cuộc hành trình của Ðức Giáo Hoàng. Ví dụ, Toronto. Ngày Thế giới Giới trẻ là một chặng đường mới trong sự gặp gỡ giữa Giáo hoàng và tương lai của Giáo hội, giới trẻ.
Mexico và Guatemala hàm ý việc nghĩ lại về sự thánh thiện với hai gương mặt: Juan Diego, người có thị kiến tại Guadalupe, và Pedro de Betancourt.
Bulgaria là một sân khấu mới trong lời ngôn sứ đại kết của Đức Thánh Cha hướng về các Giáo hội Chính thống, mợt lời ngôn sứ của những cái ôm, của sự cống hiến tình bạn và cũng của sự tha thứ.
Và rồi có cuộc hành trình tới Balan. Với việc cung hiến Đền Lòng Thương xót của Chúa, Ðức Giáo Hoàng ước mong đề nghị tình yêu, lòng thương xót của Chúa như chìa khóa để giải thích tương lai ngàn năm thứ ba này.
Sau cùng, và đồng thời, phải nhấn mạnh đến ý muốn của Ðức Giáo Hoàng đi tới tận những gốc rễ của kinh nghiệm Kitô hữu và xin Đức Trinh Nữ trợ giúp để tiến bước. Không nên quên rằng năm nay hàm ý sự bắt đầu của năm thứ 25 triều giáo hoàng của ngài.
Cái gì trong đời sống của Giáo hội gây nên quan tâm nhất đối với các phương tiện truyền thông?
Petrosillo: Đó là câu hỏi khó. Các phương tiện truyền thông đời rất quan tâm về gương mặt Ðức Giáo Hoàng, và những năm này Ðức Giáo Hoàng đưa tin vì những đau đớn của ngài. Có một sự tọc mạch ám ảnh nào đó về điều có thể là những viễn tượng tương lai Thỉnh thoảng, đó là một sự quan tâm bịnh hoạn.
Các phương tiện truyền thông sẽ chăm chú theo dõi năm thứ 25 triều giáo hoàng này, một mục tiêu mà chỉ có ba vị Giáo hoàng đạt được, nếu chúng ta không kể thánh Phêrô. Do đó, gương mặt của Đức Thánh Cha sẽ luôn luôn là trung tâm của sự chú ý. Chúng ta hãy hy vọng rằng các phương tiện truyền thông sẽ quan tâm vào lời ngôn sứ của ngài, hơn là những chi tiết bên ngoài của những thăng trầm nhân bản và giáo hoàng của ngài.
VATICAN 1/1/2003 (Zenit. org). - Sự thánh thiện, tội lỗi, lời ngôn sứ và sự bắt bớ là 4 tíếng mà một quan sát viên Vatican dùng để tổng kết năm 2002 như được sống bởi Giáo hội Công giáo.
Orazio Petrosillo, phóng viên Vatican của tờ báo Roman II Messagero, làm cuộc tổng kết này trên Đài Vatican
Tại sao ông chọn 4 tiếng này?
Petrosillo: sự Thánh thiện, bởi vì năm 2002 là năm phong thánh những gương mặt lớn.
Tội lỗi, tôi muốn thấy gần như cách biểu trưng trong sự thăng trầm của một số linh mục mắc thói đồng tình luyến ái. Những thăng trầm khủng khiếp cho Giáo hội, mặc dầu sự kiện là trường hợp đó bị các phương tiện truyền thông phóng đại hoàn toàn quá cỡ.
Lời Ngôn sứ thì tôi thấy hơn hết trong huấn quyền của Đức Gioan Phaolô II, trong việc ngài chống đối chiến tranh, trong việc ngài đòi quyền của Chúa và của tôn giáo, trong việc kêu gọi ghi nhớ rõ ràng càc nguồn gốc Kitô hữu trong một Hiến pháp tương lai châu Âu.
Sau cùng, sự bắt bớ tiếp tục nên bánh hằng ngày của Giáo hội, bánh có thể vấy máu trong những nước với chế độ cộng sản hay do những người theo chủ nghĩa chính thống Hồi giáo cai trị. Nhưng, sự bắt bớ cũng có thể có tính hành chánh, không gây nhiều ồn ào, tuy cũng là thật: trong những nước Hồi giáo ôn hòa, đời sống Giáo hội thật khó. Hơn nữa, cũng có sự bắt bớ văn hóa.
Những biến cố nào trong năm 2002 ảnh hưởng nhiều nhất tương lai của Giáo hội?
Petrosillo: Những cuộc hành trình của Ðức Giáo Hoàng. Ví dụ, Toronto. Ngày Thế giới Giới trẻ là một chặng đường mới trong sự gặp gỡ giữa Giáo hoàng và tương lai của Giáo hội, giới trẻ.
Mexico và Guatemala hàm ý việc nghĩ lại về sự thánh thiện với hai gương mặt: Juan Diego, người có thị kiến tại Guadalupe, và Pedro de Betancourt.
Bulgaria là một sân khấu mới trong lời ngôn sứ đại kết của Đức Thánh Cha hướng về các Giáo hội Chính thống, mợt lời ngôn sứ của những cái ôm, của sự cống hiến tình bạn và cũng của sự tha thứ.
Và rồi có cuộc hành trình tới Balan. Với việc cung hiến Đền Lòng Thương xót của Chúa, Ðức Giáo Hoàng ước mong đề nghị tình yêu, lòng thương xót của Chúa như chìa khóa để giải thích tương lai ngàn năm thứ ba này.
Sau cùng, và đồng thời, phải nhấn mạnh đến ý muốn của Ðức Giáo Hoàng đi tới tận những gốc rễ của kinh nghiệm Kitô hữu và xin Đức Trinh Nữ trợ giúp để tiến bước. Không nên quên rằng năm nay hàm ý sự bắt đầu của năm thứ 25 triều giáo hoàng của ngài.
Cái gì trong đời sống của Giáo hội gây nên quan tâm nhất đối với các phương tiện truyền thông?
Petrosillo: Đó là câu hỏi khó. Các phương tiện truyền thông đời rất quan tâm về gương mặt Ðức Giáo Hoàng, và những năm này Ðức Giáo Hoàng đưa tin vì những đau đớn của ngài. Có một sự tọc mạch ám ảnh nào đó về điều có thể là những viễn tượng tương lai Thỉnh thoảng, đó là một sự quan tâm bịnh hoạn.
Các phương tiện truyền thông sẽ chăm chú theo dõi năm thứ 25 triều giáo hoàng này, một mục tiêu mà chỉ có ba vị Giáo hoàng đạt được, nếu chúng ta không kể thánh Phêrô. Do đó, gương mặt của Đức Thánh Cha sẽ luôn luôn là trung tâm của sự chú ý. Chúng ta hãy hy vọng rằng các phương tiện truyền thông sẽ quan tâm vào lời ngôn sứ của ngài, hơn là những chi tiết bên ngoài của những thăng trầm nhân bản và giáo hoàng của ngài.