ĐÀ NẴNG -- Vừa rồi có dịp đi Đà Nẵng, tôi được người dân ở đây cho một địa chỉ mới và bảo nên đến. Là người có thích “dịch chuyển” - nói theo kiểu nhà văn Nguyễn Tuân- tôi theo lời hướng dẫn: từ thành phố Đà Nẵng, đi qua cây cầu nổi tiếng- cầu Quay trên sông Hàn- sang bên kia, đi khoảng 10 phút sẽ đến bờ biển Đà Nẵng, một màu xanh trải dài trước mắt, nhưng địa điểm mà tôi phải đến đó là qua bãi biển Mỹ Khê một chút. Bên tay trái của bạn giờ đây là biển, còn bên tay phải của bạn đó là một rừng thông bị cụt đầu (vì cơn bão Xangsane tháng 10. 2006 vừa qua), ở một góc rừng thông là một mái tôn với 4 cây sắt tuềnh toàng che mưa nắng cho tượng Đức Mẹ. Đó là Đức Mẹ Sao Biển.
Chẳng có chi là lạ lùng khi Mẹ vẫn đứng đó như trước tới giờ Mẹ vẫn đứng, nhưng vì sao người công giáo gần xa và cả người lương dân đều đến viếng Mẹ, ngồi dưới chân Mẹ thầm thĩ, hay mỗi cuối tháng lại chạy tới Mẹ. Một mái tôn che mưa nắng tạm thời cho Mẹ đứng bên bờ biển thì có gì mà phải đến? Câu chuyện bắt đầu khi cơn bão Xangsane tàn phá các tỉnh miền Trung, khi đó Đà Nẵng là tâm bão. Có khoảng gần 2 ngàn căn nhà bị bão đánh tan tành, vườn tược, nhà cửa, hoa màu tan hoang… đó là những điều mà chúng ta đã được biết qua các phương tiện truyền thông. Thế nhưng “ căn lều” của Mẹ ở bãi biển vẫn đứng yên, những cây thông trốc gốc, những cành thông gãy xơ xác… “căn lều” của Mẹ vẫn không hề hấn gì.
Trước đây Mẹ đứng nép trong góc tường tu viện các Soeur hưu dưỡng của Dòng Thánh Phaolô, nhưng từ ngày nhà nước làm đường ủi đất, bức tường bao quanh của Dòng không còn nữa, Mẹ đứng lộ thiên. Rồi những người lương dân xung quanh được ơn của Mẹ. Họ chẳng biết Mẹ là ai, vì tin những người chết trôi trên biển linh thiêng, họ nghĩ Mẹ cũng là một người chết trôi (!!?). Họ thường bảo bà đó trồi lên từ biển. Rồi họ mang hương hoa đến cúng kiếng và được Mẹ nhận lời. Sau đó họ đựơc giải thích đó là Mẹ Maria của đạo Công Giáo chứ không phải là người trồi lên từ biển…Bảng tạ ơn Mẹ lúc đó chỉ có vài tấm đặt dưới chân bệ đá với hàng chữ đơn giản: Tạ ơn Đức Mẹ Sao Biển đã nhận lời cầu xin của người con bên lương v.v…
Cơn bão thế kỷ Xangsane số 6 đến, “căn lều” của Mẹ dù trước biển vẫn đứng yên không hề suy suyển, tin rằng Mẹ đứng đó chở che cho mọi người, lúc này không chỉ người công giáo mà lương dân khắp nơi đến “thầm thĩ” cùng Mẹ.
Hôm tôi đến thăm “căn lều” Mẹ Sao Biển trời Đà Nẵng mưa lắc rắc, mưa không lớn để ướt áo, nhưng đủ để làm người ta lạnh, cộng thêm gió biển làm cho những giọt mưa tạt vào mặt, vào tay thật rát. Mới hơn 7g sáng đã có vài người ở bên Mẹ. Một lát sau, một thanh niên đi chiếc xe @ bóng loáng với hai giỏ hoa được cắm công phu. Anh thành kính tìm chỗ đặt hoa dưới chân Mẹ. Lúc này hoa đã kín mít, không tìm ra chỗ để đặt thêm giỏ hoa thứ hai. Thấy anh ái ngại, tôi đến sắp xếp các lẵng hoa và giúp anh đặt giỏ hoa còn lại. Sáng sớm, trời mưa khó chịu đến như thế, một thanh niên trẻ trung như vậy, hai giỏ hoa chắc chắn được mua ở cửa tiệm hoa và với một chiếc xe đời mới như thế mà anh lại đến đây, nơi hẻo lánh này dâng hoa cho Mẹ, một điều rất ít gặp ở người đàn ông. Tôi biết anh đã nhận được nơi Mẹ hồng ân. Đánh bạo tôi hỏi thăm anh về ơn Mẹ ban. Rất khiêm nhường và lịch sự anh cho tôi biết mình đã được ơn, nhưng xin giữ ơn đó trong lòng và bây giờ mỗi ngày anh đều đến đây tạ ơn Mẹ.
Bảng tạ ơn Mẹ Sao Biển rất độc đáo, ở dưới chân Mẹ không còn chỗ để, ai đó đã có sáng kiến tạm thời quây chỗ Mẹ đứng như một cái “chuồng bò” (con xin lỗi Mẹ), nhưng đúng là như thế, tận dụng những cây thông được trồng lại chung quanh “căn lều” người ta cột thêm những cành thông vây quanh chỗ Mẹ đứng để lấy chỗ treo bảng tạ ơn. Độc đáo chưa thấy ở một nơi nào!
Còn hoa tươi thì rất nhiều, hoa huệ, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa ly… được đặt cung kính dưới chân Mẹ nhiều hơn một cửa hàng bán hoa tươi trên chợ đầu mối hoa tươi ở chợ Hồ Thị Kỷ -Sài Gòn. Tôi không biết mỗi ngày có bao nhiêu người đến với Mẹ, nhưng nhìn những bình hoa tươi nhiều như thế này, tôi tin rằng nhiều người đã đến đây, đã gặp được Mẹ, đã cảm nhận được niềm an ủi từ Mẹ, đã nghe lời Mẹ nói, đã nhận từ Mẹ sự khích lệ và tình thương mến. Được biết riêng chiều thứ sáu và ngày thứ bảy hoa tươi quá nhiều nên mang lên nhà thờ giáo xứ gần đó cắm giùm !!!
“ Nhìn Mẹ hiền hậu ẵm Giêsu trên tay, đầu hơi cúi xuống như muốn hỏi các con cần gì, tôi cảm thấy Mẹ thật gần gũi”, đó là lời tâm sự của một Soeur nói về Mẹ.
Hiện nay giáo quyền chưa nói gì về Đức Mẹ Sao Biển. Dầu vậy bà con cả lương lẫn giáo gần xa chẳng ai bảo ai vẫn hàng ngày đến với Mẹ. Mẹ có ban ơn cho những người đến đó không, người viết không có cơ hội hỏi trực tiếp, nhưng nhìn những tấm bảng tạ ơn được treo chung quanh “căn lều”của Mẹ, tất cả những ai đến đây đều đặt nơi Mẹ một niềm trông cậy.
Tôi là khách lạ, chỉ đến Đà Nẵng trong chốc lát, không thể nói nhiều thêm về Mẹ.
Bạn phải đến nơi đây, tận mắt chứng kiến “căn lều” của Mẹ, tay bạn có thể rung “căn lều” lung lay, tận mắt nhìn thấy những cây thông trốc gốc vừa được trồng lại, và cảm nhận được sức mạnh hàng ngày của gió biển, tận mắt chứng kiến những căn nhà sụp đổ sau cơn bão chưa có khả năng phục hồi được, tận mắt nhìn thấy “chuồng bò” tạ ơn của Mẹ, tận mắt nhìn thấy những lẵng hoa như một cửa hàng hoa thật lớn bạn mới có thể cảm nghiệm được. Hãy đến mà xem !
Dâng Mẹ Tháng Hoa, ngày 01/5/2007
Chẳng có chi là lạ lùng khi Mẹ vẫn đứng đó như trước tới giờ Mẹ vẫn đứng, nhưng vì sao người công giáo gần xa và cả người lương dân đều đến viếng Mẹ, ngồi dưới chân Mẹ thầm thĩ, hay mỗi cuối tháng lại chạy tới Mẹ. Một mái tôn che mưa nắng tạm thời cho Mẹ đứng bên bờ biển thì có gì mà phải đến? Câu chuyện bắt đầu khi cơn bão Xangsane tàn phá các tỉnh miền Trung, khi đó Đà Nẵng là tâm bão. Có khoảng gần 2 ngàn căn nhà bị bão đánh tan tành, vườn tược, nhà cửa, hoa màu tan hoang… đó là những điều mà chúng ta đã được biết qua các phương tiện truyền thông. Thế nhưng “ căn lều” của Mẹ ở bãi biển vẫn đứng yên, những cây thông trốc gốc, những cành thông gãy xơ xác… “căn lều” của Mẹ vẫn không hề hấn gì.
Trước đây Mẹ đứng nép trong góc tường tu viện các Soeur hưu dưỡng của Dòng Thánh Phaolô, nhưng từ ngày nhà nước làm đường ủi đất, bức tường bao quanh của Dòng không còn nữa, Mẹ đứng lộ thiên. Rồi những người lương dân xung quanh được ơn của Mẹ. Họ chẳng biết Mẹ là ai, vì tin những người chết trôi trên biển linh thiêng, họ nghĩ Mẹ cũng là một người chết trôi (!!?). Họ thường bảo bà đó trồi lên từ biển. Rồi họ mang hương hoa đến cúng kiếng và được Mẹ nhận lời. Sau đó họ đựơc giải thích đó là Mẹ Maria của đạo Công Giáo chứ không phải là người trồi lên từ biển…Bảng tạ ơn Mẹ lúc đó chỉ có vài tấm đặt dưới chân bệ đá với hàng chữ đơn giản: Tạ ơn Đức Mẹ Sao Biển đã nhận lời cầu xin của người con bên lương v.v…
Cơn bão thế kỷ Xangsane số 6 đến, “căn lều” của Mẹ dù trước biển vẫn đứng yên không hề suy suyển, tin rằng Mẹ đứng đó chở che cho mọi người, lúc này không chỉ người công giáo mà lương dân khắp nơi đến “thầm thĩ” cùng Mẹ.
Hôm tôi đến thăm “căn lều” Mẹ Sao Biển trời Đà Nẵng mưa lắc rắc, mưa không lớn để ướt áo, nhưng đủ để làm người ta lạnh, cộng thêm gió biển làm cho những giọt mưa tạt vào mặt, vào tay thật rát. Mới hơn 7g sáng đã có vài người ở bên Mẹ. Một lát sau, một thanh niên đi chiếc xe @ bóng loáng với hai giỏ hoa được cắm công phu. Anh thành kính tìm chỗ đặt hoa dưới chân Mẹ. Lúc này hoa đã kín mít, không tìm ra chỗ để đặt thêm giỏ hoa thứ hai. Thấy anh ái ngại, tôi đến sắp xếp các lẵng hoa và giúp anh đặt giỏ hoa còn lại. Sáng sớm, trời mưa khó chịu đến như thế, một thanh niên trẻ trung như vậy, hai giỏ hoa chắc chắn được mua ở cửa tiệm hoa và với một chiếc xe đời mới như thế mà anh lại đến đây, nơi hẻo lánh này dâng hoa cho Mẹ, một điều rất ít gặp ở người đàn ông. Tôi biết anh đã nhận được nơi Mẹ hồng ân. Đánh bạo tôi hỏi thăm anh về ơn Mẹ ban. Rất khiêm nhường và lịch sự anh cho tôi biết mình đã được ơn, nhưng xin giữ ơn đó trong lòng và bây giờ mỗi ngày anh đều đến đây tạ ơn Mẹ.
Bảng tạ ơn Mẹ Sao Biển rất độc đáo, ở dưới chân Mẹ không còn chỗ để, ai đó đã có sáng kiến tạm thời quây chỗ Mẹ đứng như một cái “chuồng bò” (con xin lỗi Mẹ), nhưng đúng là như thế, tận dụng những cây thông được trồng lại chung quanh “căn lều” người ta cột thêm những cành thông vây quanh chỗ Mẹ đứng để lấy chỗ treo bảng tạ ơn. Độc đáo chưa thấy ở một nơi nào!
Còn hoa tươi thì rất nhiều, hoa huệ, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa ly… được đặt cung kính dưới chân Mẹ nhiều hơn một cửa hàng bán hoa tươi trên chợ đầu mối hoa tươi ở chợ Hồ Thị Kỷ -Sài Gòn. Tôi không biết mỗi ngày có bao nhiêu người đến với Mẹ, nhưng nhìn những bình hoa tươi nhiều như thế này, tôi tin rằng nhiều người đã đến đây, đã gặp được Mẹ, đã cảm nhận được niềm an ủi từ Mẹ, đã nghe lời Mẹ nói, đã nhận từ Mẹ sự khích lệ và tình thương mến. Được biết riêng chiều thứ sáu và ngày thứ bảy hoa tươi quá nhiều nên mang lên nhà thờ giáo xứ gần đó cắm giùm !!!
“ Nhìn Mẹ hiền hậu ẵm Giêsu trên tay, đầu hơi cúi xuống như muốn hỏi các con cần gì, tôi cảm thấy Mẹ thật gần gũi”, đó là lời tâm sự của một Soeur nói về Mẹ.
Hiện nay giáo quyền chưa nói gì về Đức Mẹ Sao Biển. Dầu vậy bà con cả lương lẫn giáo gần xa chẳng ai bảo ai vẫn hàng ngày đến với Mẹ. Mẹ có ban ơn cho những người đến đó không, người viết không có cơ hội hỏi trực tiếp, nhưng nhìn những tấm bảng tạ ơn được treo chung quanh “căn lều”của Mẹ, tất cả những ai đến đây đều đặt nơi Mẹ một niềm trông cậy.
Tôi là khách lạ, chỉ đến Đà Nẵng trong chốc lát, không thể nói nhiều thêm về Mẹ.
Bạn phải đến nơi đây, tận mắt chứng kiến “căn lều” của Mẹ, tay bạn có thể rung “căn lều” lung lay, tận mắt nhìn thấy những cây thông trốc gốc vừa được trồng lại, và cảm nhận được sức mạnh hàng ngày của gió biển, tận mắt chứng kiến những căn nhà sụp đổ sau cơn bão chưa có khả năng phục hồi được, tận mắt nhìn thấy “chuồng bò” tạ ơn của Mẹ, tận mắt nhìn thấy những lẵng hoa như một cửa hàng hoa thật lớn bạn mới có thể cảm nghiệm được. Hãy đến mà xem !
Dâng Mẹ Tháng Hoa, ngày 01/5/2007