New Delhi 05/04/07 – Tin của Công Giáo Á Châu cho biết việc buôn bán thiếu nhi đang trở thành nạn dịch nghiêm trọng tại các làng mạc nghèo ở Ấn Độ.

Ông Bhuvan Ribhu trong Phong Trào Hãy Cứu Vớt Thiếu Nhi có tên là Bachpan Bachao Andolan đã nói với phóng viên của hãng thông tấn Reuters rằng trong dịch nạn buôn bán người ở Ấn Độ, số trẻ em chiếm tới 40 hay 50%.

Ông nói tiếp: Thiếu nhi bị chính gia đình các em bán cho nhửng người cần người làm trong gia đình, nông trại, các xưởng dệt thảm, hay làm trong các nhà chứa buôn bán tình dục.

Điều đau xót theo ôn Bhuvan Ribhu là giá bán một thiếu nhi còn rẻ hơn súc vật. Ông nói: “trong khi giá bán một con trâu là 15,000 RS (Roupies) thì giá một em bé chỉ từ 500 đến 2000 Rs (Roupies)

Ông đưa ra một thì dụ điển hình có hai anh em ở Bihar bị cha mẹ bán đi mỗi em chỉ với giá 250 RS tức 6 Mỹ Kim

Tờ báo Deccan Herald cho biết mới đây một cặp vợ chồng trong vùng Deccan đã bán đi đứa con gái sơ sinh. Được hỏi lý do tại sao bán con, cặp vợ chồng trả lời họ không đủ sức nuôi con nên đã bán con.

Một trường hợp mới nhất là là ông Ramaswamy 38 tuổi làm nghề thợ nề và bà vợ là Sakkibai 26 tuổi đã bán đứ con mới sinh được 15 ngày cho gia đình một bác sĩ ỡ Bangalore.

Ông Ramaswamy trả lời báo Deccan: “Mỗi ngày tôi chỉ kiếm được 30 đền 40 đồng RS thì làm sao tôi nuôi sống gia đình với 3 đứa con gái?”

Giống như câu chuyện trên ông bà Pandunayaka đã bán con. Ông nói: “Đến chúng tôi còn chưa có căn nhà để ở và đã có 2 đứa con rồi thì làm sao nuôi được đứa thứ ba”. Đứa thứ ba mới 2 tháng tuổi đã bị cho đi.

Vấn nạn xã hội nghiệm trọng trên đây, theo các nhà hoạt động xã hội tại Ấn là do tình trạng giai cấp xã hội gây nên. Giai cấp cùng đinh thường là người trong các bộ lạc, tiêu biểu là người Dalit. Họ nghèo, mê tín, thiếu giáo dục, đường xá và điện lực không có đã kìm hãm họ nơi tối tăm, không thoát ra được đến chỗ văn minh. Ngoài ra, dù có các chương trình phát triển của chính phủ, nhưng chương trình đó không đến được với những người nghèo khổ vì nạn đảng phái chính trị ở Ấn Độ có lập trường phân biêt giai cấp và tôn giáo.