Krakôvia - Cuốn “Các giáo sĩ Ba Lan và Służba Bezpieczeństwa” dày 588 trang của cha Tadeusz Isakowicz-Zaleski từng là tuyên úy cho Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã tố cáo với thế giới những thủ đoạn nham hiểm và sự đàn áp tàn bạo của cộng sản Ba Lan trên Giáo Hội Công Giáo tại nước này. Cuốn sách được chính thức ra mắt vào ngày thứ Tư 28/2/2007. Tuy nhiên, nhiều bài điểm sách đã xuất hiện trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác.
Cuốn sách của cha Tadeusz đã thu thập các bằng chứng, đặc biệt là các hồ sơ được tàng trữ trong viện Hồi Ức Quốc Gia. Trong phần đầu cuốn sách, cha Tadeusz đã trình bày các trường hợp mật vụ Ba Lan đã thất bại trong các kế hoạch ép buộc và khủng bố các linh mục để buộc các ngài làm việc cho chúng. Trong số các trường hợp được nêu trong cuốn sách có cha Kazimierz Jancarz và cha Adolf Chojnacki là các tuyên úy cho các phong trào công nhân Ba Lan. Những linh mục này đã phải chịu nhiều trận đòn, nhiều sự hành hạ cả về thể lý và tâm lý nhưng nhất định không khuất phục. Một số trường hợp khác có thể kể đến cha Jan Maciej Dyduch hiện là giám đốc Học Viện Thần Học Giáo Hoàng Krakôvia, cha Antoni Dziwisz, bào huynh của Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, cựu bí thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và hiện là Tổng Giám Mục Krakôvia.
Nơi chương 7, cha Isakowicz Zaleski đã liệt kê danh sách 39 giáo sĩ Ba Lan đã cộng tác với cộng sản Ba Lan vì không chịu đựng được những cám dỗ hay những cuộc khủng bố triền miên hết năm này sang năm khác. Trong số các giáo sĩ bị tố cáo có hai vị Giám Mục là Đức Cha Kazimierz Gorny của giáo phận Rzeszow và Đức Cha Wiktor Skworc của giáo phận Tarnow.
Đặc biệt cuốn sách nêu một trường hợp sa ngã nghiêm trọng là trường hợp Tổng Giám Mục Juliusz Paetz, người đã phải từ chức vào năm 2002. Tổng Giám Mục Juliusz Paetz đã làm việc cho cơ quan mật vụ cộng sản Ba Lan trong thời gian giữ một chức vụ không quan trọng trong phủ Giáo Hoàng.
Sinh năm 1935, cha Juliusz Paetz được thụ phong linh mục vào năm 1959 và được cử sang Rôma làm việc trong phòng khánh tiết phủ Giáo Hoàng từ năm 1976 đến 1982. Trong cuốn sách của cha Tadeusz, khi trở về Ba Lan năm 1982, cha Juliusz Paetz đã thôi không còn làm việc cho cộng sản nữa vì ngài không còn giá trị lợi dụng. Tuy nhiên, vì thiếu lòng đạo đức hay mất lòng trông cậy, dù đã được bổ nhiệm Giám Mục Łomża vào tháng 12/1982 và sau đó là Tổng Giám Mục Poznań tháng 4/1996, Tổng Giám Mục Juliusz Paetz đã sa ngã và gây ra gương mù thê thảm trong việc lạm dụng tính dục các linh mục và chủng sinh trong tổng giáo phận đến mức phải từ chức vào năm 2002.
Cuốn “Các giáo sĩ Ba Lan và Służba Bezpieczeństwa” đã được nhà xuất bản Công Giáo Znak in. Cha Isakowicz-Zaleski hiện nay đang coi sóc cộng đoàn Công Giáo Armenia tại Krakôvia và cũng là tuyên úy cho những người khuyết tật tại tổng giáo phận này. Trong thời gian vừa qua, ngài đã là một điểm gây tranh cãi trong Giáo Hội vì sự kiên quyết của ngài muốn xuất bản tập sách này.
Cha Isakowicz-Zaleski sinh năm 1956 tại Krakôvia. Năm 1975, ngài bị gọi thi hành nghĩa vụ quân sự. Từ năm 1977, ngài gia nhập Đại Chủng Viện Krakôvia và được thụ phong linh mục năm 1983. Từ năm 1980, ngài đã bí mật sinh hoạt trong Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Do đó, sau khi thụ phong linh mục, ngài là tuyên úy cho phong trào này. Từ năm 1985, ngài bắt đầu bị theo dõi ráo riết, bị bắt và bị đánh đập dã man nhiều lần.
Đầu năm 2005, Viện Ký Ức Quốc Gia thông báo cho ngài biết là mật vụ cộng sản đã thiết lập nhiều tài liệu liên quan đến cá nhân ngài và ngài được phép tham khảo các tài liệu này. Trong khi đọc các tài liệu này, ngài cũng tìm thấy các liên hệ đến một số giáo sĩ đã cộng tác với mật vụ cộng sản. Từ đó ngài đặt ra quyết tâm muốn công khai hóa tên các giáo sĩ đã cộng tác với cộng sản.
Đã có nhiều tiếng nói bày tỏ sự quan ngại rằng cuốn sách của cha Isakowicz-Zaleski sẽ làm cho tình hình xấu đi sau vụ tai tiếng liên quan đến Đức Cha Stanislaw Wielgus. Nhiều người lo ngại cuốn sách của ngài có thể đi đến chỗ xuyên tạc hình ảnh các linh mục Ba Lan.
Tuy nhiên, cha Isakowicz-Zaleski tin rằng việc tiết lộ toàn bộ sự thật là tốt hơn cho Giáo Hội tại Ba Lan để tránh những tai tiếng nghiêm trọng như trong trường hợp Đức Cha Wielgus. Cha nói: “Tôi đã viết cuốn sách này chính là để muốn tránh những tai tiếng như thế”.
Hệ quả gần như hiển nhiên và tức khắc của việc xuất bản cuốn sách này là các giáo sĩ được nêu tên trong cuốn sách như là những người đã từng cộng tác với chế độ cộng sản hầu như không còn lựa chọn nào khác hơn là từ bỏ các chức vụ đang nắm giữ trong Giáo Hội, ít nhất là với các công việc mục vụ dành cho anh chị em giáo dân.
Ban đầu, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, nguyên bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tổng Giám Mục Krakôvia không đồng tình với việc xuất bản cuốn sách này. Đức Hồng Y Jozef Glemp, giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ba Lan, cũng đưa ra một vài nhận xét tiêu cực về việc xuất bản cuốn sách. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của cuộc khủng hoảng vừa qua, cả hai vị và nhiều Giám Mục khác đều thấy việc xuất bản cuốn sách này có thể có những giá trị tích cực giúp Giáo Hội vượt qua gánh nặng quá khứ; đặc biệt trước quyết tâm muốn loại bỏ tất cả những giáo sĩ đã có dính líu với chế độ cộng sản.
Cha Isakowicz-Zaleski |
Nơi chương 7, cha Isakowicz Zaleski đã liệt kê danh sách 39 giáo sĩ Ba Lan đã cộng tác với cộng sản Ba Lan vì không chịu đựng được những cám dỗ hay những cuộc khủng bố triền miên hết năm này sang năm khác. Trong số các giáo sĩ bị tố cáo có hai vị Giám Mục là Đức Cha Kazimierz Gorny của giáo phận Rzeszow và Đức Cha Wiktor Skworc của giáo phận Tarnow.
Đặc biệt cuốn sách nêu một trường hợp sa ngã nghiêm trọng là trường hợp Tổng Giám Mục Juliusz Paetz, người đã phải từ chức vào năm 2002. Tổng Giám Mục Juliusz Paetz đã làm việc cho cơ quan mật vụ cộng sản Ba Lan trong thời gian giữ một chức vụ không quan trọng trong phủ Giáo Hoàng.
Sinh năm 1935, cha Juliusz Paetz được thụ phong linh mục vào năm 1959 và được cử sang Rôma làm việc trong phòng khánh tiết phủ Giáo Hoàng từ năm 1976 đến 1982. Trong cuốn sách của cha Tadeusz, khi trở về Ba Lan năm 1982, cha Juliusz Paetz đã thôi không còn làm việc cho cộng sản nữa vì ngài không còn giá trị lợi dụng. Tuy nhiên, vì thiếu lòng đạo đức hay mất lòng trông cậy, dù đã được bổ nhiệm Giám Mục Łomża vào tháng 12/1982 và sau đó là Tổng Giám Mục Poznań tháng 4/1996, Tổng Giám Mục Juliusz Paetz đã sa ngã và gây ra gương mù thê thảm trong việc lạm dụng tính dục các linh mục và chủng sinh trong tổng giáo phận đến mức phải từ chức vào năm 2002.
Cuốn “Các giáo sĩ Ba Lan và Służba Bezpieczeństwa” đã được nhà xuất bản Công Giáo Znak in. Cha Isakowicz-Zaleski hiện nay đang coi sóc cộng đoàn Công Giáo Armenia tại Krakôvia và cũng là tuyên úy cho những người khuyết tật tại tổng giáo phận này. Trong thời gian vừa qua, ngài đã là một điểm gây tranh cãi trong Giáo Hội vì sự kiên quyết của ngài muốn xuất bản tập sách này.
Cha Isakowicz-Zaleski sinh năm 1956 tại Krakôvia. Năm 1975, ngài bị gọi thi hành nghĩa vụ quân sự. Từ năm 1977, ngài gia nhập Đại Chủng Viện Krakôvia và được thụ phong linh mục năm 1983. Từ năm 1980, ngài đã bí mật sinh hoạt trong Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan. Do đó, sau khi thụ phong linh mục, ngài là tuyên úy cho phong trào này. Từ năm 1985, ngài bắt đầu bị theo dõi ráo riết, bị bắt và bị đánh đập dã man nhiều lần.
Đầu năm 2005, Viện Ký Ức Quốc Gia thông báo cho ngài biết là mật vụ cộng sản đã thiết lập nhiều tài liệu liên quan đến cá nhân ngài và ngài được phép tham khảo các tài liệu này. Trong khi đọc các tài liệu này, ngài cũng tìm thấy các liên hệ đến một số giáo sĩ đã cộng tác với mật vụ cộng sản. Từ đó ngài đặt ra quyết tâm muốn công khai hóa tên các giáo sĩ đã cộng tác với cộng sản.
Đã có nhiều tiếng nói bày tỏ sự quan ngại rằng cuốn sách của cha Isakowicz-Zaleski sẽ làm cho tình hình xấu đi sau vụ tai tiếng liên quan đến Đức Cha Stanislaw Wielgus. Nhiều người lo ngại cuốn sách của ngài có thể đi đến chỗ xuyên tạc hình ảnh các linh mục Ba Lan.
Tuy nhiên, cha Isakowicz-Zaleski tin rằng việc tiết lộ toàn bộ sự thật là tốt hơn cho Giáo Hội tại Ba Lan để tránh những tai tiếng nghiêm trọng như trong trường hợp Đức Cha Wielgus. Cha nói: “Tôi đã viết cuốn sách này chính là để muốn tránh những tai tiếng như thế”.
Hệ quả gần như hiển nhiên và tức khắc của việc xuất bản cuốn sách này là các giáo sĩ được nêu tên trong cuốn sách như là những người đã từng cộng tác với chế độ cộng sản hầu như không còn lựa chọn nào khác hơn là từ bỏ các chức vụ đang nắm giữ trong Giáo Hội, ít nhất là với các công việc mục vụ dành cho anh chị em giáo dân.
Ban đầu, Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Dziwisz, nguyên bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tổng Giám Mục Krakôvia không đồng tình với việc xuất bản cuốn sách này. Đức Hồng Y Jozef Glemp, giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ba Lan, cũng đưa ra một vài nhận xét tiêu cực về việc xuất bản cuốn sách. Tuy nhiên, dưới ánh sáng của cuộc khủng hoảng vừa qua, cả hai vị và nhiều Giám Mục khác đều thấy việc xuất bản cuốn sách này có thể có những giá trị tích cực giúp Giáo Hội vượt qua gánh nặng quá khứ; đặc biệt trước quyết tâm muốn loại bỏ tất cả những giáo sĩ đã có dính líu với chế độ cộng sản.