Trong khi tại Úc Châu đang có những cuộc tranh cãi liên quan đến việc thi hành án tử hình Saddam Hussein, Đức Hồng Y George Pell đưa ra nhận xét rằng người ta không nên khóc thương Saddam nhưng hãy thương khóc những nạn nhân của y.
Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, nhận định rằng tuy việc hành hình Hussein “không đúng đắn hoàn toàn”, “cảm tình của chúng ta nên hướng đầu tiên đến nhiều nạn nhân của ông ta. Không giống như hầu hết trong số họ, ông ta còn có một nấm mồ được đánh dấu tại quê hương của mình”, trong khi những nạn nhân của ông chết mất xác, chỉ được chôn cất qua loa.
Theo Đức Hồng Y, 47% người dân Úc tán thành án tù chung thân dành cho Hussein hơn là tử hình. Giáo huấn Công Giáo cũng cực lực chống lại án tử hình. Nhưng dù thế, Đức Hồng Y cũng không thể nhỏ lệ trước cái chết của Hussein.
“Tôi không tin rằng ông ta là nhà độc tài tệ hại nhất trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20 khi so sánh với các đối thủ khác như Stalin, Mao và Pol Pot, nhưng ông ta ở hàng tiên phong của những kẻ làm chuyện gian ác”.
Đức Hồng Y đã cho biết như trên trong mục thường xuyên của ngài trên tờ Sunday Telegraph số ra ngày 14/1/2007.
“Cả triệu người chết trong chiến tranh của ông ta với Iran; ông ta đã xâm lược Kuwait; đàn áp và thủ tiêu có hệ thống người Kurd; giết chính đồng bào Iraq và ngay cả với những con rể với những lời hứa giảo quyệt và tử hình họ chỉ trong 3 ngày”.
Dịp này Đức Hồng Y cũng đề cập đến mục đích của hình phạt theo giáo lý Công Giáo: “Hình phạt các phạm nhân là một vấn nạn nhức nhối và chúng ta phải tranh đấu để tránh hai thái cực”. Thái cực thứ nhất chỉ chuyên chú vào hình phạt như một hình thức trả thù. Thái cực thứ hai phủ nhận hình phạt và đề cao việc giam cầm như phương thế hữu hiệu nhất. Ngài nói: “Thông thường, công luận rất nghiêng về công lý, nhưng một số chỉ muốn trả thù – mắt đền mắt, răng đền răng. Thái cực thứ hai là từ khước hình phạt và coi giam cầm chủ yếu là một cố gắng cải tạo phạm nhân”.
“Giáo huấn truyền thống của Kitô Giáo thì phức tạp hơn. Những ai tin nơi Thiên Chúa Tạo Hóa chấp nhận rằng tội ác nghiêm trọng làm xáo trộn và méo mó trật tự thiên nhiên đúng đắn. Hình phạt được đề ra để uốn nắn rối loạn này và khi người vi phạm tự nguyện chấp nhận hình phạt của mình, điều này giúp cho sự quay lại trạng thái quân bình. Hình phạt phải là phương thuốc giúp tái hình thành nhân cách phạm nhân”.
ĐHY George Pell |
Theo Đức Hồng Y, 47% người dân Úc tán thành án tù chung thân dành cho Hussein hơn là tử hình. Giáo huấn Công Giáo cũng cực lực chống lại án tử hình. Nhưng dù thế, Đức Hồng Y cũng không thể nhỏ lệ trước cái chết của Hussein.
“Tôi không tin rằng ông ta là nhà độc tài tệ hại nhất trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20 khi so sánh với các đối thủ khác như Stalin, Mao và Pol Pot, nhưng ông ta ở hàng tiên phong của những kẻ làm chuyện gian ác”.
Đức Hồng Y đã cho biết như trên trong mục thường xuyên của ngài trên tờ Sunday Telegraph số ra ngày 14/1/2007.
“Cả triệu người chết trong chiến tranh của ông ta với Iran; ông ta đã xâm lược Kuwait; đàn áp và thủ tiêu có hệ thống người Kurd; giết chính đồng bào Iraq và ngay cả với những con rể với những lời hứa giảo quyệt và tử hình họ chỉ trong 3 ngày”.
Dịp này Đức Hồng Y cũng đề cập đến mục đích của hình phạt theo giáo lý Công Giáo: “Hình phạt các phạm nhân là một vấn nạn nhức nhối và chúng ta phải tranh đấu để tránh hai thái cực”. Thái cực thứ nhất chỉ chuyên chú vào hình phạt như một hình thức trả thù. Thái cực thứ hai phủ nhận hình phạt và đề cao việc giam cầm như phương thế hữu hiệu nhất. Ngài nói: “Thông thường, công luận rất nghiêng về công lý, nhưng một số chỉ muốn trả thù – mắt đền mắt, răng đền răng. Thái cực thứ hai là từ khước hình phạt và coi giam cầm chủ yếu là một cố gắng cải tạo phạm nhân”.
“Giáo huấn truyền thống của Kitô Giáo thì phức tạp hơn. Những ai tin nơi Thiên Chúa Tạo Hóa chấp nhận rằng tội ác nghiêm trọng làm xáo trộn và méo mó trật tự thiên nhiên đúng đắn. Hình phạt được đề ra để uốn nắn rối loạn này và khi người vi phạm tự nguyện chấp nhận hình phạt của mình, điều này giúp cho sự quay lại trạng thái quân bình. Hình phạt phải là phương thuốc giúp tái hình thành nhân cách phạm nhân”.