Vatican - Trong bài thuyết giảng tĩnh tâm Mùa Vọng trước Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI và các vị trong giáo triều Rôma hôm 22/12/2006, cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchin, giảng thuyết gia tại phủ Giáo Hoàng đã lên tiếng tố cáo một chiến dịch gần đây nhằm vận động loại bỏ các trưng bày công khai về Giáng Sinh. Ngài cho rằng đó là một mưu toan của nền văn hóa thế tục muốn loại tôn giáo ra ngoài lề xã hội.
Được biết, tại các nước Tây phương, theo truyền thống, các biểu tượng Giáng Sinh như hang đá, tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ và Thánh Giuse thường được trưng bày tại các công sở, các thư viện và rất nhiều nơi khác.
Trong số ra trung tuần tháng 12 vừa qua, tờ Quan Sát Viên Rôma, Công Báo của Tòa Thánh, đã phàn nàn rằng đang có những xu hướng bài Giáng Sinh khắp Âu Châu bao gồm việc loại bỏ các biểu tượng Giáng Sinh trên tem thư và cấm không cho các công sở trưng bày hang đá, tượng Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse.
Theo cha Cantalamessa, mưu toan nhằm hạn chế các biểu tượng Giáng Sinh này là một phần trong văn hóa chế riễu niềm tin tôn giáo.
“Thông thường những lý do được đưa ra là vì ao ước không muốn xúc phạm đến các tôn giáo khác đang sống giữa chúng ta, đặc biệt là Hồi Giáo. Nhưng đây chỉ là cái cớ, một lời bào chữa”.
“Trong thực tế, đó chính là một thế giới thế tục không muốn thấy những biểu hiện này, chứ không phải là người Hồi Giáo. Người Hồi Giáo không có gì mà phải chống lại Giáng Sinh của người Kitô Giáo cả, thực ra họ rất tôn trọng”.
Cha Cantalamessa trích dẫn một chương trong kinh Quran trong đó mô tả cách thế người Hồi Giáo mừng ngày sinh của Chúa Giêsu, Đấng người Hồi Giáo coi là một tiên tri.
“Chúng ta đi đến một tình trạng quái lạ trong đó nhiều người mừng sinh nhật Chúa Giêsu với máng cỏ trưng bày trong gia đình… trong khi đó những người khác tự xưng mình là Kitô hữu thì muốn biến ngày lễ Giáng Sinh thành một kỳ nghỉ đông, với đầy những xe nai và những chú gấu”.
Cha Cantalamessa nhận định rằng Đức Thánh Cha đã rất chí lý khi nêu ra trong sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới rằng sự kính trọng các niềm tin tôn giáo là một phần thiết yếu để xây dựng hòa bình.
Theo cha Cantalamessa, ngày nay, nghĩa vụ xây dựng hòa bình bao gồm một thách đố mới: thăng tiến hòa bình giữa các tôn giáo, giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, và cả giữa các tín hữu với những người vô tín ngưỡng.
Chủ trương đả phá các biểu tượng Giáng Sinh chẳng qua là cách thức áp đặt một thứ độc tài văn hóa của những kẻ vô tín ngưỡng lên các tín hữu của các tôn giáo.
Cha Cantalamessa ghi nhận rằng trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bày tỏ sự tôn trọng đối với các tín hữu Hồi Giáo và các tín hữu Chính Thống Giáo. Đó là một thí dụ về cách thế kiến tạo hòa bình.
Nhưng, cha Cantalamessa, nói tiếp: “Cái thế giới thế tục Tây Phương này là muốn có một hình thức ‘hòa bình tôn giáo’ khác trong đó mọi thứ tôn giáo phải biến mất.”
Cha Cantalamessa nhận xét rằng cái bài hát khá nổi tiếng hiện nay của John Lennon, bài “Imagine” (Tưởng tượng) trong đó y mơ ước một ngày thế giới này “được giải phóng” khỏi mọi thứ tôn giáo, mọi thứ niềm tin là điển hình cho thứ “hòa bình tôn giáo” đang được nhiều kẻ vô tín ngưỡng chủ trương.
Cha Cantalamessa đang thuyết trình |
Trong số ra trung tuần tháng 12 vừa qua, tờ Quan Sát Viên Rôma, Công Báo của Tòa Thánh, đã phàn nàn rằng đang có những xu hướng bài Giáng Sinh khắp Âu Châu bao gồm việc loại bỏ các biểu tượng Giáng Sinh trên tem thư và cấm không cho các công sở trưng bày hang đá, tượng Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse.
Theo cha Cantalamessa, mưu toan nhằm hạn chế các biểu tượng Giáng Sinh này là một phần trong văn hóa chế riễu niềm tin tôn giáo.
“Thông thường những lý do được đưa ra là vì ao ước không muốn xúc phạm đến các tôn giáo khác đang sống giữa chúng ta, đặc biệt là Hồi Giáo. Nhưng đây chỉ là cái cớ, một lời bào chữa”.
“Trong thực tế, đó chính là một thế giới thế tục không muốn thấy những biểu hiện này, chứ không phải là người Hồi Giáo. Người Hồi Giáo không có gì mà phải chống lại Giáng Sinh của người Kitô Giáo cả, thực ra họ rất tôn trọng”.
Cha Cantalamessa trích dẫn một chương trong kinh Quran trong đó mô tả cách thế người Hồi Giáo mừng ngày sinh của Chúa Giêsu, Đấng người Hồi Giáo coi là một tiên tri.
“Chúng ta đi đến một tình trạng quái lạ trong đó nhiều người mừng sinh nhật Chúa Giêsu với máng cỏ trưng bày trong gia đình… trong khi đó những người khác tự xưng mình là Kitô hữu thì muốn biến ngày lễ Giáng Sinh thành một kỳ nghỉ đông, với đầy những xe nai và những chú gấu”.
Cha Cantalamessa nhận định rằng Đức Thánh Cha đã rất chí lý khi nêu ra trong sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới rằng sự kính trọng các niềm tin tôn giáo là một phần thiết yếu để xây dựng hòa bình.
Theo cha Cantalamessa, ngày nay, nghĩa vụ xây dựng hòa bình bao gồm một thách đố mới: thăng tiến hòa bình giữa các tôn giáo, giữa các tín hữu của các tôn giáo khác nhau, và cả giữa các tín hữu với những người vô tín ngưỡng.
Chủ trương đả phá các biểu tượng Giáng Sinh chẳng qua là cách thức áp đặt một thứ độc tài văn hóa của những kẻ vô tín ngưỡng lên các tín hữu của các tôn giáo.
Cha Cantalamessa ghi nhận rằng trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bày tỏ sự tôn trọng đối với các tín hữu Hồi Giáo và các tín hữu Chính Thống Giáo. Đó là một thí dụ về cách thế kiến tạo hòa bình.
Nhưng, cha Cantalamessa, nói tiếp: “Cái thế giới thế tục Tây Phương này là muốn có một hình thức ‘hòa bình tôn giáo’ khác trong đó mọi thứ tôn giáo phải biến mất.”
Cha Cantalamessa nhận xét rằng cái bài hát khá nổi tiếng hiện nay của John Lennon, bài “Imagine” (Tưởng tượng) trong đó y mơ ước một ngày thế giới này “được giải phóng” khỏi mọi thứ tôn giáo, mọi thứ niềm tin là điển hình cho thứ “hòa bình tôn giáo” đang được nhiều kẻ vô tín ngưỡng chủ trương.