Dự án làm đường chỉ còn chờ phê duyệt từ thủ tướng chính phủ này là một đoạn của xa lộ Hồ Chí Minh dài trên 27 kilômét chạy từ Bắc vào Nam.
Xa lộ sẽ chạy qua khu bảo tồn thiên nhiên của vườn quốc gia Cúc Phương, một trong những khu rừng nguyên sinh còn sót lại ở miền Bắc Việt Nam. Có gần chục kilômét là chạy thẳng qua khu bảo tồn.
Các nhà môi trường học nhiều lần cảnh báo về những tác hại vô cùng to lớn mà công trình xây dựng này có thể gây ra thế nhưng dường như lần này thì các bên tham gia đã quyết tâm triển khai dự án.
Ông Ðào Văn Khương, giám đốc vườn quốc gia Cúc Phương, cho biết rằng tuy ban lãnh đạo vườn đã từng phản đối dự án này khá dữ dội.
Nhưng đến nay thì cũng chấp nhận phương án mà hội đồng khoa học nhà nước kết luận là đã sửa đổi để '"giảm thiểu" tác hại.
Ông Khương cho biết bây giờ chính phủ chưa có quyết định chính thức, hiện nay cũng chưa thi công con đường đó.
Việc 'giảm thiểu tác hại' này cụ thể là thay vì để cả đoạn đường chạy trên mặt đất, các nhà thiết kế đã cho vào khoảng ba cây số cầu vượt, dự kiến cách trên mặt đất từ 6-8m. Phần còn lại được đắp đất cao và trồng cây hai bên để giảm bớt tiếng ồn cho các loài động vật.
Chi phí vì vậy mà tăng lên gấp 5 lần so với để đường dưới thấp, lên tới khoảng 600 tỷ đồng, tức là trên 40 triệu đôla. Có lẽ chính một phần sự tăng vọt vốn đầu tư này đã thuyết phục được các nhà quản lý rừng rằng phía dự án đã có quan tâm tới khía cạnh môi trường của việc xây dựng con đường.
Nhơng phương án cuối cùng đã mang lại nỗi thất vọng cho nhiều người làm công tác môi trường và bảo tồn quốc tế. Theo kế hoạch thì công trình xây đường qua rừng Cúc Phương sẽ được khởi công vào đầu năm tới.
Ông Frank Momberg, đại diện trưởng của tổ chức Flora and Fauna International, FFI, một tổ chức từng tham vấn bảo tồn rừng Cúc Phương, cay đắng nhận xét rằng các nỗ lực để vận động ngăn chặn việc xây đường được tiến hành quá muộn.
Ông Frank Momberg nói rằng bài học quan trọng rút ra được từ dự án này là quá trình thảo luận diễn ra quá trễ, đáng lẽ ra việc thiết kế tuyến đường và các hậu quả về môi trường của nó phải được mang ra bàn công khai ngay từ những bước đầu tiên.
Người ta quyết định xây đường trước rồi mới nghĩ đến khía cạnh môi trường trong khi đáng ra phải làm ngược lại. Và như ông quan sát thì gần như không có việc hợp tác giữa các cơ quan chức năng như Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường.
Cũng theo ông Frank Momberg, khó có thể xác định hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng như thế nào tại khu rừng mà trong nhiều năm nay cũng đang khốn đốn vì nạn săn bắn trộm và buôn bán thú quý.
Chỉ hy vọng là vài chục năm nữa, rừng Cúc Phương vẫn còn tồn tại trên bản đồ du lịch sinh thái thưa thớt của Việt Nam. (BBC)
Xa lộ sẽ chạy qua khu bảo tồn thiên nhiên của vườn quốc gia Cúc Phương, một trong những khu rừng nguyên sinh còn sót lại ở miền Bắc Việt Nam. Có gần chục kilômét là chạy thẳng qua khu bảo tồn.
Các nhà môi trường học nhiều lần cảnh báo về những tác hại vô cùng to lớn mà công trình xây dựng này có thể gây ra thế nhưng dường như lần này thì các bên tham gia đã quyết tâm triển khai dự án.
Ông Ðào Văn Khương, giám đốc vườn quốc gia Cúc Phương, cho biết rằng tuy ban lãnh đạo vườn đã từng phản đối dự án này khá dữ dội.
Nhưng đến nay thì cũng chấp nhận phương án mà hội đồng khoa học nhà nước kết luận là đã sửa đổi để '"giảm thiểu" tác hại.
Ông Khương cho biết bây giờ chính phủ chưa có quyết định chính thức, hiện nay cũng chưa thi công con đường đó.
Việc 'giảm thiểu tác hại' này cụ thể là thay vì để cả đoạn đường chạy trên mặt đất, các nhà thiết kế đã cho vào khoảng ba cây số cầu vượt, dự kiến cách trên mặt đất từ 6-8m. Phần còn lại được đắp đất cao và trồng cây hai bên để giảm bớt tiếng ồn cho các loài động vật.
Chi phí vì vậy mà tăng lên gấp 5 lần so với để đường dưới thấp, lên tới khoảng 600 tỷ đồng, tức là trên 40 triệu đôla. Có lẽ chính một phần sự tăng vọt vốn đầu tư này đã thuyết phục được các nhà quản lý rừng rằng phía dự án đã có quan tâm tới khía cạnh môi trường của việc xây dựng con đường.
Nhơng phương án cuối cùng đã mang lại nỗi thất vọng cho nhiều người làm công tác môi trường và bảo tồn quốc tế. Theo kế hoạch thì công trình xây đường qua rừng Cúc Phương sẽ được khởi công vào đầu năm tới.
Ông Frank Momberg, đại diện trưởng của tổ chức Flora and Fauna International, FFI, một tổ chức từng tham vấn bảo tồn rừng Cúc Phương, cay đắng nhận xét rằng các nỗ lực để vận động ngăn chặn việc xây đường được tiến hành quá muộn.
Ông Frank Momberg nói rằng bài học quan trọng rút ra được từ dự án này là quá trình thảo luận diễn ra quá trễ, đáng lẽ ra việc thiết kế tuyến đường và các hậu quả về môi trường của nó phải được mang ra bàn công khai ngay từ những bước đầu tiên.
Người ta quyết định xây đường trước rồi mới nghĩ đến khía cạnh môi trường trong khi đáng ra phải làm ngược lại. Và như ông quan sát thì gần như không có việc hợp tác giữa các cơ quan chức năng như Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường.
Cũng theo ông Frank Momberg, khó có thể xác định hệ sinh thái sẽ bị ảnh hưởng như thế nào tại khu rừng mà trong nhiều năm nay cũng đang khốn đốn vì nạn săn bắn trộm và buôn bán thú quý.
Chỉ hy vọng là vài chục năm nữa, rừng Cúc Phương vẫn còn tồn tại trên bản đồ du lịch sinh thái thưa thớt của Việt Nam. (BBC)