Cả Mỹ lẫn Anh đều chưa đưa ra một nhận định chính thức nào về tài liệu của Iraq – được gọi là bản tuyên bố toàn diện về các chương trình vũ khí sinh hóa, hạt nhân và tên lửa. Nhưng dường như cả hai chính phủ đã tiến gần hơn đến việc phủ nhận bản tuyên bố này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell chưa phát biểu gì nhiều, nhưng cho biết dấu hiệu ban đầu cho thấy tài liệu của Iraq cung cấp có vấn đề.
Phát ngôn viên của thủ tướng Anh Tony Blair nói việc kiểm tra bản tuyên bố vẫn đang tiếp tục, họ đang tiếp cận nó với sự nghi ngờ lớn; và chưa có gì trong những công việc từ đầu cho tới nay khiến họ thay đổi quan điểm này.
Phát ngôn viên này nói bước tiếp theo là bản báo cáo sơ bộ cho Hội đồng Bảo an vào hôm thứ Năm do ông Hans Blix, trưởng thanh tra vũ khí LHQ thực hiện.
Theo tờ Thời báo Tài chính, một số quan chức Anh không nêu tên đã nói có rất nhiều thứ còn thiếu trong bản tuyên bố của Iraq. Họ nói nó đã lờ đi những cáo buộc của Anh về các chương trình vũ khí của Iraq và không nói đến những chất sinh học và hóa học bị mất khi các thanh tra vũ khí LHQ dời đi vào năm 1998.
Những báo cáo trước đây trích dẫn các quan chức Mỹ đều nói cùng điểm này, rằng Iraq không giải thích được điều gì đã xảy ra đổi với hàng trăm vỏ đạn chứa đầy các chất gas mù-tạc và các quả bom sinh học khác.
Trước đó, sau khi hội đàm với tổng thống Assad của Syria tại Luân Đôn về những chuyện như Iraq, Trung Đông và khủng bố, thủ tướng Tony Blair nói điều quan trọng là cần phải tiếp tục đối thoại mặc dù có những bất đồng giữa hai nước. Syria là một trong những nước đóng vai trò chiến lược nếu có xảy ra chiến tranh với Iraq.
Trình bày quan điểm của Syria về vấn đề Iraq, tổng thống Bashar al-Assad nói ông không nghĩ là ai muốn có chiến tranh, cho dù với bất kỳ lý do nào.
"Vì vậy cơ bản là cố gắng phòng ngừa hơn là tìm cách giải quyết một tình thế đã rồi. Chúng ta đã có một nghị quyết thật rõ ràng của Hội đồng Bảo an, hãy thực thi nghị quyết. Syria biểu quyết cho nghị quyết đó. Anh quốc và các nước khác cũng vậy."
"Điều đó có nghĩa là hãy để cho các thanh tra vũ khí có cơ hội làm công việc của họ. Chúng tôi thấy chính phủ Iraq hợp tác tốt, chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục hợp tác, và hy vọng cuộc khủng hoảng này được giải quyết một cách hòa hoãn." (BBC)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell chưa phát biểu gì nhiều, nhưng cho biết dấu hiệu ban đầu cho thấy tài liệu của Iraq cung cấp có vấn đề.
Phát ngôn viên của thủ tướng Anh Tony Blair nói việc kiểm tra bản tuyên bố vẫn đang tiếp tục, họ đang tiếp cận nó với sự nghi ngờ lớn; và chưa có gì trong những công việc từ đầu cho tới nay khiến họ thay đổi quan điểm này.
Phát ngôn viên này nói bước tiếp theo là bản báo cáo sơ bộ cho Hội đồng Bảo an vào hôm thứ Năm do ông Hans Blix, trưởng thanh tra vũ khí LHQ thực hiện.
Theo tờ Thời báo Tài chính, một số quan chức Anh không nêu tên đã nói có rất nhiều thứ còn thiếu trong bản tuyên bố của Iraq. Họ nói nó đã lờ đi những cáo buộc của Anh về các chương trình vũ khí của Iraq và không nói đến những chất sinh học và hóa học bị mất khi các thanh tra vũ khí LHQ dời đi vào năm 1998.
Những báo cáo trước đây trích dẫn các quan chức Mỹ đều nói cùng điểm này, rằng Iraq không giải thích được điều gì đã xảy ra đổi với hàng trăm vỏ đạn chứa đầy các chất gas mù-tạc và các quả bom sinh học khác.
Trước đó, sau khi hội đàm với tổng thống Assad của Syria tại Luân Đôn về những chuyện như Iraq, Trung Đông và khủng bố, thủ tướng Tony Blair nói điều quan trọng là cần phải tiếp tục đối thoại mặc dù có những bất đồng giữa hai nước. Syria là một trong những nước đóng vai trò chiến lược nếu có xảy ra chiến tranh với Iraq.
Trình bày quan điểm của Syria về vấn đề Iraq, tổng thống Bashar al-Assad nói ông không nghĩ là ai muốn có chiến tranh, cho dù với bất kỳ lý do nào.
"Vì vậy cơ bản là cố gắng phòng ngừa hơn là tìm cách giải quyết một tình thế đã rồi. Chúng ta đã có một nghị quyết thật rõ ràng của Hội đồng Bảo an, hãy thực thi nghị quyết. Syria biểu quyết cho nghị quyết đó. Anh quốc và các nước khác cũng vậy."
"Điều đó có nghĩa là hãy để cho các thanh tra vũ khí có cơ hội làm công việc của họ. Chúng tôi thấy chính phủ Iraq hợp tác tốt, chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục hợp tác, và hy vọng cuộc khủng hoảng này được giải quyết một cách hòa hoãn." (BBC)