Những vấn đề mà Giáo Hội Hoa Kỳ đang phải đối diện
Vào trung tuần tháng 10 năm 2006 khi Đức Cha William Skylstad, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ sang Roma tham dự kỳ họp cứ 2 năm một lần của các viên chức Hội Đồng GMHK với Vatican, ông John Allen, đặc phái viên của tớ báo National Catholic Reporter đã phỏng vấn Đức Cha Chủ tịch Skylsatd về một số những vấn đề mà Giáo Hội Hoa Kỳ hiện đang phải đương đầu. Bài phỏng vấn dài, và sau đây chúng tôi xin được tóm lược những câu hỏi và phần trả lời chính như sau:
Báo NCR: Thưa Đức Cha, Đức cha tới Roma trong thời điễm giữa lúc có vụ khủng hoảng Regensburg và chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tới Thổ nhĩ kì. Đối với Hồi Giáo thì Đức Cha có nhận định gì?
GM William Skylstad: - Điều mà Đức Thánh Cha trình bày tại Regensburg đã gây ra nhiều cuộc bàn cãi, một số ủng hộ, một số phê bình, nhưng cảm tưởng của tôi là ĐTC cương quyết rằng cuộc đối thoại với Hồi giáo phải được tiếp tục... Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với ĐHY Paul Poupard (Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn hóa và Đối thoại Liên tôn), và ngài đã mạnh mẽ ủng hộ những gì mà chúng tôi đã và đang thực hiện liên quan tới cuộc đối thoại Công giáo – Hồi giáo tại Hoa Kỳ. Chúng tôi có 3 cuộc đối thoại lớn, một tại Miền Tây, một tại Miền Trung và một tại Miền Đông Hoa kỳ. ĐHY Poupard nói với chúng tôi rằng Tòa Thánh rất tán đồng công việc này và thúc đẩy chúng tôi cứ tiếp tục.
Về việc Đức Thánh Cha thăm viếng Hoa Kỳ thì thế nào?
- Cũng đã có vài cuộc bàn thảo về khả năng có thể có cuộc tông du của ĐGH tới Liên Hiệp Quốc, nhưng khó mà có thể nói thời gian khi nào sẽ xẩy ra. Điều này tùy thuộc vào lãnh đạo mới của LHQ và cũng tùy thuộc vào ai sẽ là Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và ý tưởng của vị này ra sao.
Đức Cha nghĩ cuộc ĐTC Benedictô XVI thăm Hoa Kỳ tùy thuộc vào chuyến thăm LHQ?
- Tôi thiết nghĩ như vậy, ít là trong lúc khởi đầu.
Cách tổng quát thì Đức Cha đã thảo luận với Vatican về những điều gì trong tuần khi ở đây?
- Điều quan trọng là dự kiến của chúng tôi muốn tái cầu trúc lại Hội Đồng Giám Mục của chúng tôi... có thể là sẽ thu gọn củng cố lại các văn phòng, giảm thiểu các Ủy ban... Mục tiêu là trở thành những nhà quản trị tốt cho những nguồn nhân lực, nhưng cũng muốn chắc là chúng tôi trọng tâm tới sứ mạng của mình... Một trong những hậu quả là về tài chánh đối với Tòa Thánh. Nếu chúng tôi cắt giảm những chi phí mà các giáo phận góp vào cho Hội Đồng Giám Mục, vậy thì liệu điều này có ý nghĩa gì theo giáo luật số 1271 về việc đóng góp cho Tòa Thánh mỗi năm không? Con số sẽ lên cao hay giảm xuống? Điều này chúng tôi còn cần phải tính toán và coi xem sẽ ra sao.
Nhìn trước về cuộc bầu cử năm 2008, Đức cha có nghĩ rằng mình sẽ trở lại thời năm 2004, khi mà mỗi giám mục sẽ quyết định riêng là có nên cho chịu lễ (trao Mình Thánh Chúa) cho các ứng cử viên đi ngược lại giáo huấn của Giáo hội không?
- Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất trong lúc này. Dĩ nhiên có nhiều nhiều nhậy cảm trong lãnh vực đặc biệt này. Một đàng hiện có nhu cầu minh định những mong ước của chúng ta đối với các nhà dân cử dân biểu Công giáo, đàng khác cũng cần tìm ra cách đối thoại với những người trong thành phần lãnh đạo chính trị.
Các nhà phê bình cho rằng điều này xem như có vẻ chia rẽ và làm tín hữu lúng túng. Có cách nào mà các giám mục cùng nhau nói như một tiếng nói chung không?
- Đây quả là tình trạng hóc búa. Mỗi giám mục có trách nhiệm trong địa hạt riêng của các ngài và mỗi giám mục phải làm quyết định riêng trong những tình huống đặc biệt cụ thể. Đàng khác, trên phương diện là Giáo hội tại Hoa kỳ, hiển nhiên là chúng tôi có liên hệ với nhau trong nhiều mặt, và bất cứ quyết định nào bởi một vì giám mục nào đó cũng có thể phản ánh trên toàn thể Hội đồng Giám mục và ngay cả Giáo hội hoàn vũ nữa... Tôi nghĩ chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đối thoại, nhưng cuối cùng mà nói thì chúng tôi phải kính trọng những tình huống đặc biệt của từng nố một.
Đức cha có nghĩ rằng Tòa Thánh rồi đây sẽ can thiệp về việc này không?
- Không, tôi nghĩ là không. Có một số người đã nghĩ rằng có thể Tòa Thánh sẽ can thiệp cách nào đó, nhưng cho đến nay tôi chưa thấy dấu hiệu nào như vậy cả.
Mỗi lần quay đi quay lại về vấn đề khủng hoảng lạm dụng tính dục, thì lại thấy một địa phận nào đó làm đơn phá sản hay là lại có xì-căng-đan khác bùng lên. Khi nào thì vấn đề này chấm dứt được?
- Chúng ta sẽ luôn phải đối diện với vần đề này tới một mức nào đó. Nên chúng ta cần phải rất thận trọng khi nói rằng “Vấn đề này đã qua rồi”... Tôi có thể nói rằng các nỗ lực của chúng tôi mong bảo vệ các trẻ em và vị thành niên thì rất là nhiều và tốt đẹp. Tỉ dụ chiến dịch “Môi trường An lành” hay là thường xuyên kiểm tra lại vấn đề này... Tất cả đòi hỏi một sự dấn thân thật là lớn và bao la, các giám mục cho tôi biết là ch1ung tôi đã thực thi những gì cần phải làm... Nhưng như chúng ta biết hệ thống sẽ không bao giờ hoàn hảo, dầu chúng ta có cố gắng cách mấy chăng nữa.
Sẽ còn có thêm các giáo phận khác phải khai phả sản không?
- Không thể nào nói là không có được... Điều này tùy thuộc vấn đề tài chánh sẽ ra sao, các vụ dàn xếp được quyết định ở mức độ tiền bạc nào. Chúng ta phải đối đãi công bằng chừng mực với nạn nhân, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải bảo toàn sứ mạng của Giáo hội. Và tôi nghĩ vụ việc mới đây giáo phận Davenport quyết định khai phá sản đều giải quyết được cho hai vấn đề nêu trên.
Ý kiến của Đức cha thế nào về sự sử dụng rộng rãi hơn thánh lễ (tiếng La tin) trước Công Đồng Vatican II?
- Chúng ta là Giáo hội của sự hiệp nhất và thờ phượng chung. Điểm nhấn của Công Đồng Vatican II là kêu gọi sự tham dự tích cực hơn của người tín hữu vào phụng phụ, và từ góc độ nhìn của tôi, cứ tiếp tục tiến theo chiều hướng đó sẽ giúp ích nhiều hơn. Đàng khác, Đức Thánh Cha đang cố gắng hòa giải với nhóm Lefebvre, những người theo nhóm này cố gắng bảo trì thánh lễ kiểu xưa. Cho đến nay, những nỗ lực đã không thành công, nhưng vị thế của Giáo hội chúng ta sẽ luôn là sẵn sàng đối thoại, chữa lành và hiệp nhất. Có lẽ rồi đây một vài thay đổi nào đó có thể tìm ra được... Giám mục phải quyết định khi nào và nơi đây điều này sẽ mang hiệu lực khi đứng về khía cạnh mục vụ.
Như vậy Đức cha không muốn một ‘luật trừ nào đó cho phép cử hành lễ tiếng La tinh’ (universal indult) trên toàn thế giới mà không cần sự chấp thuận của Đấng bản quyền địa phương?
- Tôi mong ước có thể là sẽ có sự khích lệ hay một chỉ dẫn chung nào đó mà dựa vào đó giám mục địa phương có thể làm quyết định về đời sống phụng tự trong giáo phận của mình.