BOSTON – Vị cựu đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Vatican là ông Ray Flynn đã tóm lược cuộc đời ĐGH John Paul II cách giản dị như sau: “là một linh mục khiêm cung và có viễn kiến”.
Trong cuộc nói truyện với chừng 200 người tại nhà thờ giáo xứ St. Maron tại Torrington vào hôm Chúa Nhật 5.11.2006 hôm qua, ông Ray Flynn cũng giới thiệu, kí sách và ra mắt cuốn sách của ông có tựa đề: "Đức Giáo Hoàng John Paul II: Hình ảnh riêng về Đức Giáo Hoàng và Con Người – Pope John Paul II: A Personal Portrait of the Pope and the Man." Đây là cuốn sách thứ hai mà vị đại sứ Hoa Kỳ này viết về Đức Giáo Hoàng John Paul II.
Ông Flynn nói với cử tọa rằng: "Các bạn trẻ đã đi bộ suốt đêm để đến nhìn được Ngài. Họ biết rằng Ngài nói sự thật”.
Tông thống Bill Clinton đã bổ nhiệm ông Ray Flynn làm Đại sứ Hoa kỳ tại Vatican và ông đã ở chức vụ đó từ năm 1993 tới 1997, tuy nhiên tình bạn hữu giữa ông Flynn và đức cố Giáo Hoàng đã được hình thành suốt thời gian trên 30 năm.
Ông Flynn tuyên bố: "Tôi muốn để cho lịch sử phán xét về việc này, nhưng tôi nghĩ Đức John Paul II chính là người đã phá vỡ được sự khống chế của Công sản tại Đông Âu. Ngài đã dẹp tan được bức màn sắt”.
“Với tư cách là vị lãnh đạo thế giới, ĐGH John Paul II có can đảm, lòng thương cảm và niềm tin sắt son, đó là những dấu hiệu của những nhà lãnh đạo đại tài, thế nhưng Ngài cũng là một linh mục đơn giản và tiếp tục phục vụ cho từng người khi cần đến. Ngài là người rất mực tế nhị và biết những rung cảm của người khác. Trên diễn đàn công cộng, Ngài cũng có thể làm được tất cả những gì mà các vua chúa và các tổng thống thường làm”.
Chính Đức John Paul II đã giúp đỡ con trai đại sứ Flynn làm thế nào để đối diện với cơn khủng hoảng của mình bằng cách đưa cậu sang Vatican. ĐGH John Paul đã dâng thánh lễ riêng cho cậu ta, trò truyện và để vị bác sĩ riêng của Ngài chăm sóc cho cậu ta.
Ông Flynn nói: "Ngài đã giúp con trai tôi. Đó chính là cách mà Ngài đối xử với quần chúng, luôn luôn rao giảng Lời của Đức Kitô”.
Ông Flynn nói tiếp rằng: “Vào lúc cuối đời, ĐGH John Paul II đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng để truyền đạt lời Chúa và chúc lành trong các thánh lễ tại Roma. Tôi có mặt với ở đó với ngài trong ngày Chúa Nhật Lễ Thương Khó (Lễ Lá). Khi đó Ngài được vực lên đưa ra cửa sổ phòng của Ngài trước máy microphone để chúc lành cho dân chúng. Ngài không nói được. Ngài không còn hơi để ban phép lành cuối cùng cho dân chúng. Vì thế Ngài rất buồn.
Trong cuộc đời làm ngoại giao, lúc đầu ông Flynn được ĐGH John Paul gửi sang Ấn độ để đứng đầu chương trình cứu tế nhân đạo sau trận động đất này 29.9.1993. Trận động đất giết chết chừng 20,000 người Ấn độ. Và lúc đó TT Clinton cũng bổ nhiệm ông là người liên lạc của Hoa Kỳ trong thời gian khủng hoảng về trận động đất này.
Ông Flynn nắc lại rằng: "Đức Giáo Hoàng nói với tôi ‘đại sứ hãy giúp cho tất cả những người đó. Và tôi nghĩ đây là lần đầu tiên một người được đại diện cho cả Vatican và Hoa Kỳ”.
Cựu đại sứ Flynn trước khi làm đại sứ Vatican thì cũng là thị trưởng của thành phố Boston. Hiện nay ông vẫn sống tại Boston với gia đình của Ông.
"Trong 50 năm trong chình trường, tôi luôn luon lằng nghe tiếng nói luân lý của Giáo hội Công giáo. Tôn giáo của tôi thực ra không là vấn đề trong việc phục vụ công cộng, nếu như những gì bạn làm đều là vì danh của Chúa”.
Trong cuộc nói truyện với chừng 200 người tại nhà thờ giáo xứ St. Maron tại Torrington vào hôm Chúa Nhật 5.11.2006 hôm qua, ông Ray Flynn cũng giới thiệu, kí sách và ra mắt cuốn sách của ông có tựa đề: "Đức Giáo Hoàng John Paul II: Hình ảnh riêng về Đức Giáo Hoàng và Con Người – Pope John Paul II: A Personal Portrait of the Pope and the Man." Đây là cuốn sách thứ hai mà vị đại sứ Hoa Kỳ này viết về Đức Giáo Hoàng John Paul II.
Ông Flynn nói với cử tọa rằng: "Các bạn trẻ đã đi bộ suốt đêm để đến nhìn được Ngài. Họ biết rằng Ngài nói sự thật”.
Tông thống Bill Clinton đã bổ nhiệm ông Ray Flynn làm Đại sứ Hoa kỳ tại Vatican và ông đã ở chức vụ đó từ năm 1993 tới 1997, tuy nhiên tình bạn hữu giữa ông Flynn và đức cố Giáo Hoàng đã được hình thành suốt thời gian trên 30 năm.
Ông Flynn tuyên bố: "Tôi muốn để cho lịch sử phán xét về việc này, nhưng tôi nghĩ Đức John Paul II chính là người đã phá vỡ được sự khống chế của Công sản tại Đông Âu. Ngài đã dẹp tan được bức màn sắt”.
“Với tư cách là vị lãnh đạo thế giới, ĐGH John Paul II có can đảm, lòng thương cảm và niềm tin sắt son, đó là những dấu hiệu của những nhà lãnh đạo đại tài, thế nhưng Ngài cũng là một linh mục đơn giản và tiếp tục phục vụ cho từng người khi cần đến. Ngài là người rất mực tế nhị và biết những rung cảm của người khác. Trên diễn đàn công cộng, Ngài cũng có thể làm được tất cả những gì mà các vua chúa và các tổng thống thường làm”.
Chính Đức John Paul II đã giúp đỡ con trai đại sứ Flynn làm thế nào để đối diện với cơn khủng hoảng của mình bằng cách đưa cậu sang Vatican. ĐGH John Paul đã dâng thánh lễ riêng cho cậu ta, trò truyện và để vị bác sĩ riêng của Ngài chăm sóc cho cậu ta.
Ông Flynn nói: "Ngài đã giúp con trai tôi. Đó chính là cách mà Ngài đối xử với quần chúng, luôn luôn rao giảng Lời của Đức Kitô”.
Ông Flynn nói tiếp rằng: “Vào lúc cuối đời, ĐGH John Paul II đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng để truyền đạt lời Chúa và chúc lành trong các thánh lễ tại Roma. Tôi có mặt với ở đó với ngài trong ngày Chúa Nhật Lễ Thương Khó (Lễ Lá). Khi đó Ngài được vực lên đưa ra cửa sổ phòng của Ngài trước máy microphone để chúc lành cho dân chúng. Ngài không nói được. Ngài không còn hơi để ban phép lành cuối cùng cho dân chúng. Vì thế Ngài rất buồn.
Trong cuộc đời làm ngoại giao, lúc đầu ông Flynn được ĐGH John Paul gửi sang Ấn độ để đứng đầu chương trình cứu tế nhân đạo sau trận động đất này 29.9.1993. Trận động đất giết chết chừng 20,000 người Ấn độ. Và lúc đó TT Clinton cũng bổ nhiệm ông là người liên lạc của Hoa Kỳ trong thời gian khủng hoảng về trận động đất này.
Ông Flynn nắc lại rằng: "Đức Giáo Hoàng nói với tôi ‘đại sứ hãy giúp cho tất cả những người đó. Và tôi nghĩ đây là lần đầu tiên một người được đại diện cho cả Vatican và Hoa Kỳ”.
Cựu đại sứ Flynn trước khi làm đại sứ Vatican thì cũng là thị trưởng của thành phố Boston. Hiện nay ông vẫn sống tại Boston với gia đình của Ông.
"Trong 50 năm trong chình trường, tôi luôn luon lằng nghe tiếng nói luân lý của Giáo hội Công giáo. Tôn giáo của tôi thực ra không là vấn đề trong việc phục vụ công cộng, nếu như những gì bạn làm đều là vì danh của Chúa”.