SAN FRANCISCO – Gần 1000 người đã tham dự Hội Nghị Quốc Tế chống Nghèo Đói tại San Francisco trong 2 ngày 27-28/10/2006. Hôị nghị qui tụ các lãnh tụ các tôn giáo, kinh tế gia, và các chuyên viên về phát triển, các nhà khoa bảng, thương gia và lao động, đến từ khắp nơi trên thế giới.

TGM George H. Niederauer của San Francisco phát biểu rằng: “Chúng ta có trách nhiệm nêu lên bi kịch luân lý về sự nghèo đói trên toàn cầu. Chúng ta ngồi lại với nhau để đưa ra những điều quan tâm, động lực nguồn tài trợ và suy nghĩ làm thế nào đức tin của chúng ta sẽ biến thành hành động và xây dựng một thế giới mới công bằng hơn”.

TGP San Francisco đồng bảo trợ Hội Nghị này cùng với Văn Phòng Họi Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Mở đầu Hội Nghị, các diễn giả từ India, Kenya và Brazil đã trình bày cho thấy tình trạng nghèo đói tại Á châu, Phi châu và Nam Mỹ, những nơi mà phần lớn dân chúng sống trong cảnh nghèo đói nhất.

Qua màn truyền hình chuyển vận từ xa, giáo sư đại học Columbia là Jeffrey Sachs nói rằng “sự quyết tâm dấn thân từ các cuốc gia cho Mục Tiêu Phát Triển thiên Niên Kỷ (Millennium Development Goals) không phải là vấn đề các nước giầu giúp nước nghèo nhưng là mối liên hệ của con người với con người trong sự liên đới”.

Trong một thế giới mà hiện này phân nửa dân chúng sống trong nghèo đói và hơn 1 tỉ người phải sống chật vật nghèo đói từng ngày thì ý niệm loại trừ nghèo đói trên thế giới xem ra là một ảo tưởng.

Hoa Kỳ và các quốc gia khác cần thiết phải thực thi những điều hứa giúp phát triển các quốc gia nghèo mà 6 năm trước đây họ đã cam kết.

Vào năm 2000, Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc về Thiên Niên Kỷ đã đề ra “7 điểm” cần thi hành để xóa đói giảm nghèo vào năm 2015.

Các chính quyền và các quốc gia tân tiến đã đồng ý tăng trợ cấp cho các quốc gia nghèo – sự cam kết này là lấy ra 7 chấm của 1 phần trăm ngân sách quốc gia hằng năm để trợ cấp các quốc gia nghèo.

Ông Sachs nói: "Chúng ta đang nói tới việc trợ cấp chỉ có chưa đầy 1 phần trăm, có nghĩa là cứ 100 dollars, ngân qũi chính phủ tir1ch ra 70 xu mà thôi. Người nghèo trên thế giới cần sự giúp đỡ thực tế”.

Tuyên Ngôn Thiên Niêm Kỷ mới năm 2000 gồm những điểm quan trọng như sau: “xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho con em được đến trường, cổ võ vai trò phụ nữ, giảm số tử vong nơi trẻ em, thăng tiến dịch vụ y tế, chống bệnh HIV/AIDS; và bảo đảm môi trường sống.

Phần nửa các quốc gia cam kết tại Thượng Đỉnh năm 2000 đã dấn thân vào “7 điểm”, nhưng Hoa Kỳ là quốc gia tồi tệ nhất mới chỉ giúp chút ít cho việc thăng tiến xoá đói giảm nghèo. Chính vì thế mà Hôị Nghị lần này lấy chủ đề “Hoa Kỳ giữ lời cam kết sẽ làm cho nghèo đói đi vào dĩ vãng”.

Ngày nay có tới 300 triệu người có thể được bảo vệ khỏi nạn dịch muỗi nếu chúng ta cung ứng cho họ một manh chiếu trị giá $5 đollars một người!”. Ông nói tiếp: “Và nếu chúng ta dùng 1.5 tỉ đolla (bằng 1 ngày cho phí chiến tranh của Ngũ Giác Đài thì chúng ta có thể cung ứng dịch vụ cứu chữa cho tất cả các người dân Phi châu”.

Trong Hội Nghị này, ĐHY Renato Martino, chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình cũng tuyên bố như sau: truyền thống và giáo huấn xã hội Công giáo đối với người nghèo là cần cung ứng những gì thiết yếu nhất cho họ để bảo đảm họ được nuôi sống và nhận biết giá trị phẩm giá con người của họ. Sự nhận biết này dẫnt ới nhân quyền, công lý và hòa bình”.