Thánh hoá những chia trí trong cầu nguyện
Cuộc sống hôm nay có quá nhiều thứ phải lo, nhiều cái phải để ý, từ chuyện trong nhà cho đến ngoài phố. Cuộc sống như vòng xoáy không bao giờ dừng, con người như những cái chong chóng cứ quay, quay miết… và không còn biết làm sao để dừng lại một chút để mà cầu nguyện, tĩnh tâm, lắng đọng.
Những người trẻ luôn bận rộn vì việc học và mang một ưu tư lo lắng cho một tương lai bấp bênh sau khi học xong. Họ còn được (bị) hấp dẫn và cuốn hút bởi những âm thanh được phát ra từ radio, truyền hình, băng dĩa. Họ còn trang bị cho mình những thiết bị nghe nhạc mini, trên lỗ tai không bao giờ thiếu headphone : nào là microphone của điện thoại mobile, hay mà headphone của Ipod, Sony, Samsung… với những giai điệu như rap, hit hop, jazz, slow… rất cuốn hút và thú vị. Sở hữu những thiết bị hiện đại như vậy, theo một số người, là sống văn minh, hiện đại và nhất là để khẳng định mình trước người khác.
Cũng không thiếu những người trẻ rất quảng đại và dấn thân trong những công việc xã hội, góp phần làm dịu những vết thương có nhiều khi không đổ máu nhưng lại rất đau và rất lâu lành nhưng rất dễ rướm máu trở lại. Những con người này lại được ít người nhìn thấy và có lẽ họ cũng không muốn « khoe khoang » sự đóng góp nhỏ của mình.
Những biểu hiện bên ngoài của người trẻ hôm nay, thể hiện một tâm hồn « trống vắng », trống rỗng cần được lấp đầy. Nhu cầu cần được lấp đầy trong tâm hồn cho phép chúng ta có thể hướng dẫn các bạn trẻ đi vào tương quan bạn hữu với Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói với những người tin vào Ngài : « Thầy gọi các con là bạn hữu của Thầy » (Ga 15, 15). Tương quan bằng hữu với Chúa Giêsu là bước khởi đầu quan trọng và cần thiết để cầu nguyện cá nhân trong tĩnh lặng giữa cuộc sống hôm nay.
Trong cuộc sống hôm nay, có một điều rất khó « hướng lòng lên cùng Chúa », đó là một tấm lòng trống rỗng, sợ thinh lặng. Để có thể cầu nguyện, những người hướng dẫn cầu nguyện thường nói với họ : anh chị em hãy cầm lòng cầm trí, bỏ qua một bên những ưu tư của cuộc sống, những lo lắng cho tương lai, những phiền muộn, niềm vui…, rồi « nâng tâm hồn » lên trời cao. Họ đã cố gắng rất nhiều lần. Rốt cuộc, họ rất mệt mỏi vì phải chống lại biết bao nhiêu là chia trí, là những hình ảnh qua lại trong tâm trí…Họ chẳng thấy Thiên Chúa đâu hết, không biết lời họ có tới được Thiên Chúa không. Họ rơi vào một sự thinh lặng nặng nề, trống rỗng và đi vào đêm tối như đêm 30.
Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa cao cả, quyền năng và đầy lòng thương xót, không có nghĩa là chúng ta luôn phải đặt Thiên Chúa ở một nơi xa tắp, không bao giờ và cũng không dám mơ có thể gặp được Ngài. Một khi chúng ta đặt Thiên Chúa ra ngoài hay bên trên cuộc sống của chúng ta, chúng ta vô tình đã quên rằng Thiên Chúa đã làm người và ở với chúng ta. Như vậy, chúng ta đã tách lời cầu nguyện ra khỏi cuộc sống. Chúng ta dạy cho các người trẻ, cách vô tình, sống và cầu nguyện như thể Con Thiên Chúa chưa bao giờ làm người và ở giữa những người tin vào Ngài.
Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện và dám tin vào một « Thiên Chúa là Tình yêu » và kêu lên : « Lạy Cha chúng con ở trên trời », nhờ vào Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu. Nói cụ thể hơn, chúng ta chỉ có thể cầu nguyện sau khi đã gặp gỡ Chúa Giêsu. Chính Người chỉ cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha và cũng chính Người dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa là của Thiên Chúa của Người và cũng là Thiên Chúa của chúng ta, là Cha của Người và cũng là Cha của chúng ta. Thánh Phaolô nói rõ cho chúng ta là, nhờ Thánh Thần mà chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha. Và cũng trong một Thánh Thần, chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa (x. Rm 8, 15). Như thế, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Không biết Chúa Giêsu, không gặp gỡ với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ không biết cầu nguyện, không bao giờ biết Thiên Chúa Ba ngôi và chưa thật sự là một người « có Đạo ».
Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ, nhưng với Chúa Giêsu, nhiều người đã thấy, đã chạm đến, đã nghe được lời của Thiên Chúa. Cũng như họ, chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, lắng nghe Ngài và đáp lại lời Ngài. Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa, Ngài ở với chúng ta, nói cho chúng ta và Lời Thiên Chúa không ở xa chúng ta, mà ở gần kề, ở ngay trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa trong tương quan bạn bè với Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa là chúng ta luôn đem theo mình những tâm tư, những lo lắng, những niềm vui trong cuộc sống khi đến với bạn Giêsu trong cầu nguyện. Chúng ta không còn sợ những chia trí chi phối vì những chia trí của chúng ta chính là quà tặng và của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha nhờ bạn Giêsu. Chính tình bạn này sẽ làm cho chúng ta sống và sống dồi dào hơn (x. Ga 10, 10) và chúng ta sẽ cảm nghiệm được thế nào người « môn đệ được Chúa yêu mến » như thánh Gioan Tông đồ.
Lm. Tôma Thiện Trần Quốc Hưng
Cuộc sống hôm nay có quá nhiều thứ phải lo, nhiều cái phải để ý, từ chuyện trong nhà cho đến ngoài phố. Cuộc sống như vòng xoáy không bao giờ dừng, con người như những cái chong chóng cứ quay, quay miết… và không còn biết làm sao để dừng lại một chút để mà cầu nguyện, tĩnh tâm, lắng đọng.
Những người trẻ luôn bận rộn vì việc học và mang một ưu tư lo lắng cho một tương lai bấp bênh sau khi học xong. Họ còn được (bị) hấp dẫn và cuốn hút bởi những âm thanh được phát ra từ radio, truyền hình, băng dĩa. Họ còn trang bị cho mình những thiết bị nghe nhạc mini, trên lỗ tai không bao giờ thiếu headphone : nào là microphone của điện thoại mobile, hay mà headphone của Ipod, Sony, Samsung… với những giai điệu như rap, hit hop, jazz, slow… rất cuốn hút và thú vị. Sở hữu những thiết bị hiện đại như vậy, theo một số người, là sống văn minh, hiện đại và nhất là để khẳng định mình trước người khác.
Cũng không thiếu những người trẻ rất quảng đại và dấn thân trong những công việc xã hội, góp phần làm dịu những vết thương có nhiều khi không đổ máu nhưng lại rất đau và rất lâu lành nhưng rất dễ rướm máu trở lại. Những con người này lại được ít người nhìn thấy và có lẽ họ cũng không muốn « khoe khoang » sự đóng góp nhỏ của mình.
Những biểu hiện bên ngoài của người trẻ hôm nay, thể hiện một tâm hồn « trống vắng », trống rỗng cần được lấp đầy. Nhu cầu cần được lấp đầy trong tâm hồn cho phép chúng ta có thể hướng dẫn các bạn trẻ đi vào tương quan bạn hữu với Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu. Thật vậy, chính Chúa Giêsu đã nói với những người tin vào Ngài : « Thầy gọi các con là bạn hữu của Thầy » (Ga 15, 15). Tương quan bằng hữu với Chúa Giêsu là bước khởi đầu quan trọng và cần thiết để cầu nguyện cá nhân trong tĩnh lặng giữa cuộc sống hôm nay.
Trong cuộc sống hôm nay, có một điều rất khó « hướng lòng lên cùng Chúa », đó là một tấm lòng trống rỗng, sợ thinh lặng. Để có thể cầu nguyện, những người hướng dẫn cầu nguyện thường nói với họ : anh chị em hãy cầm lòng cầm trí, bỏ qua một bên những ưu tư của cuộc sống, những lo lắng cho tương lai, những phiền muộn, niềm vui…, rồi « nâng tâm hồn » lên trời cao. Họ đã cố gắng rất nhiều lần. Rốt cuộc, họ rất mệt mỏi vì phải chống lại biết bao nhiêu là chia trí, là những hình ảnh qua lại trong tâm trí…Họ chẳng thấy Thiên Chúa đâu hết, không biết lời họ có tới được Thiên Chúa không. Họ rơi vào một sự thinh lặng nặng nề, trống rỗng và đi vào đêm tối như đêm 30.
Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa cao cả, quyền năng và đầy lòng thương xót, không có nghĩa là chúng ta luôn phải đặt Thiên Chúa ở một nơi xa tắp, không bao giờ và cũng không dám mơ có thể gặp được Ngài. Một khi chúng ta đặt Thiên Chúa ra ngoài hay bên trên cuộc sống của chúng ta, chúng ta vô tình đã quên rằng Thiên Chúa đã làm người và ở với chúng ta. Như vậy, chúng ta đã tách lời cầu nguyện ra khỏi cuộc sống. Chúng ta dạy cho các người trẻ, cách vô tình, sống và cầu nguyện như thể Con Thiên Chúa chưa bao giờ làm người và ở giữa những người tin vào Ngài.
Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện và dám tin vào một « Thiên Chúa là Tình yêu » và kêu lên : « Lạy Cha chúng con ở trên trời », nhờ vào Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu. Nói cụ thể hơn, chúng ta chỉ có thể cầu nguyện sau khi đã gặp gỡ Chúa Giêsu. Chính Người chỉ cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha và cũng chính Người dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa là của Thiên Chúa của Người và cũng là Thiên Chúa của chúng ta, là Cha của Người và cũng là Cha của chúng ta. Thánh Phaolô nói rõ cho chúng ta là, nhờ Thánh Thần mà chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha. Và cũng trong một Thánh Thần, chúng ta tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa (x. Rm 8, 15). Như thế, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Không biết Chúa Giêsu, không gặp gỡ với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ không biết cầu nguyện, không bao giờ biết Thiên Chúa Ba ngôi và chưa thật sự là một người « có Đạo ».
Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ, nhưng với Chúa Giêsu, nhiều người đã thấy, đã chạm đến, đã nghe được lời của Thiên Chúa. Cũng như họ, chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, lắng nghe Ngài và đáp lại lời Ngài. Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa, Ngài ở với chúng ta, nói cho chúng ta và Lời Thiên Chúa không ở xa chúng ta, mà ở gần kề, ở ngay trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa trong tương quan bạn bè với Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa là chúng ta luôn đem theo mình những tâm tư, những lo lắng, những niềm vui trong cuộc sống khi đến với bạn Giêsu trong cầu nguyện. Chúng ta không còn sợ những chia trí chi phối vì những chia trí của chúng ta chính là quà tặng và của lễ dâng lên Thiên Chúa Cha nhờ bạn Giêsu. Chính tình bạn này sẽ làm cho chúng ta sống và sống dồi dào hơn (x. Ga 10, 10) và chúng ta sẽ cảm nghiệm được thế nào người « môn đệ được Chúa yêu mến » như thánh Gioan Tông đồ.
Lm. Tôma Thiện Trần Quốc Hưng