Cầu nguyện : cuộc trò chuyện
Trong cuộc sống hôm nay, những tiến bộ về kỹ thuật đã góp phần làm cho con người sống dồi dào hơn, cuộc sống con người được kéo dài thêm. Con người có nhiều điều kiện để xích lại gần hơn và trái đất như nhỏ hơn nhờ những thiết bị viễn thông tân tiến. Nếu như trong lãnh vực sản xuất, kỹ thuật quyết định chất lượng và số lượng sản phẩm, thì kỹ thuật có chỗ đứng trong đời sống tâm linh, mà cụ thể là trong việc cầu nguyện không ? Thưa, vừa có và vừa không có.
Một mặt, chúng ta thường nghe rất nhiều, đôi khi đã tham dự buổi cầu nguyện nhờ những kỹ thuật như : thiền, yoga, hay cầu nguyện theo cách của cộng đoàn Taizé, Béatitude (cộng đoàn Phúc thật), Chemin neuf (Con đường mới)…Những buổi tổ chức cầu nguyện như thế càng ngày càng được nhiều nơi tổ chức và hấp dẫn nhiều người vì những lợi ích sau : làm cho chúng ta dễ « nâng lòng lên cùng Chúa », tạo cho chúng ta những bầu khí và tâm tình sốt sắng, ham thích cầu nguyện và thấy như Thiên chúa ở bên chúng ta, lắng nghe chúng ta và an ủi chúng ta thật nhiều. Tóm lại, những kỹ thuật này góp phần tích cực cho việc tổ chức buổi cầu nguyện. Điều này không ai có thể chối cãi.
Mặt khác, những kỹ thuật này có tính quyết định trong khi cầu nguyện không ? Thưa rằng Không ! Chính ước muốn cầu nguyện trong chúng ta, trước hết là do sự thúc đẩy của Thiên chúa. Cầu nguyện là ân huệ của Thiên chúa, « chính Thần khí của Thiên chúa cầu thay nguyện giúp chúng ta…theo đúng ý Thiên chúa » (x. Rm 8, 24-25). Cầu nguyện cho « ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời » và « xin đừng theo ý Con mà theo ý Cha » như Chúa Giêsu, mới đích thực là cầu nguyện. Cầu nguyện như thế không bao giờ là kết quả do kỹ thuật đem lại. Kỹ thuật, nếu có thể nói, có chăng chỉ giúp tạo môi trường thuận lợi giúp cho chúng ta dễ cầu nguyện. Khổ nỗi, đôi khi chúng ta lại quá chú trọng đến những kỹ thuật, đến cử chỉ khi cầu nguyện.
Cầu nguyện là cuộc trò chuyện với Chúa Giêsu như bạn bè. Cũng như tình bạn không cần kỹ thuật, cầu nguyện cũng không theo một kỹ thuật nào hết. Thú thật, tôi không phải là một người cầu nguyện sốt sắng. Tôi rất hay chia trí trong cầu nguyện. Việc cầm trí cầm lòng để sốt sáng cầu nguyện như người ta vẫn khuyên, là một chuyện thật khó khăn, nếu không muốn nói là một việc không thể làm được đối với tôi. Rất thường, tôi đi vào nhà thờ chỉ để ngồi và ở lại với Chúa trong thinh lặng. Trong tâm trí, tôi có quá nhiều thứ để quan tâm, lo lắng nào là việc học hành, làm bài, thi cử, rồi công việc hàng ngày, những việc cần phải làm, và còn bản thân tôi nữa….Tôi đem những thứ này vào trong lời cầu nguyện của tôi, tôi thưởng thức những giây phút ngắn ngủi bên Thiên chúa, tôi tận hưởng sự êm đềm của tình bạn, học biết lắng nghe nhiều hơn. Cầu nguyện, đối với tôi, không phải là thời gian để suy nghĩ, hay nhớ đến Chúa. Mà thật vậy, khi tôi ở với bạn bè, tôi đâu có nghĩ hay nhớ đến họ, mà là tôi đang ở bên họ, vui với họ, nghe họ nói…Cầu nguyện chính là ở lại với Thiên chúa là vậy. Và tôi cảm nghiệm sự ấm áp của lời Chúa Giêsu nói với các Tông đồ trước khi chịu thương khó : « Anh em hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. » (Ga 15, 4)
Trong cuộc sống hôm nay, những tiến bộ về kỹ thuật đã góp phần làm cho con người sống dồi dào hơn, cuộc sống con người được kéo dài thêm. Con người có nhiều điều kiện để xích lại gần hơn và trái đất như nhỏ hơn nhờ những thiết bị viễn thông tân tiến. Nếu như trong lãnh vực sản xuất, kỹ thuật quyết định chất lượng và số lượng sản phẩm, thì kỹ thuật có chỗ đứng trong đời sống tâm linh, mà cụ thể là trong việc cầu nguyện không ? Thưa, vừa có và vừa không có.
Một mặt, chúng ta thường nghe rất nhiều, đôi khi đã tham dự buổi cầu nguyện nhờ những kỹ thuật như : thiền, yoga, hay cầu nguyện theo cách của cộng đoàn Taizé, Béatitude (cộng đoàn Phúc thật), Chemin neuf (Con đường mới)…Những buổi tổ chức cầu nguyện như thế càng ngày càng được nhiều nơi tổ chức và hấp dẫn nhiều người vì những lợi ích sau : làm cho chúng ta dễ « nâng lòng lên cùng Chúa », tạo cho chúng ta những bầu khí và tâm tình sốt sắng, ham thích cầu nguyện và thấy như Thiên chúa ở bên chúng ta, lắng nghe chúng ta và an ủi chúng ta thật nhiều. Tóm lại, những kỹ thuật này góp phần tích cực cho việc tổ chức buổi cầu nguyện. Điều này không ai có thể chối cãi.
Mặt khác, những kỹ thuật này có tính quyết định trong khi cầu nguyện không ? Thưa rằng Không ! Chính ước muốn cầu nguyện trong chúng ta, trước hết là do sự thúc đẩy của Thiên chúa. Cầu nguyện là ân huệ của Thiên chúa, « chính Thần khí của Thiên chúa cầu thay nguyện giúp chúng ta…theo đúng ý Thiên chúa » (x. Rm 8, 24-25). Cầu nguyện cho « ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời » và « xin đừng theo ý Con mà theo ý Cha » như Chúa Giêsu, mới đích thực là cầu nguyện. Cầu nguyện như thế không bao giờ là kết quả do kỹ thuật đem lại. Kỹ thuật, nếu có thể nói, có chăng chỉ giúp tạo môi trường thuận lợi giúp cho chúng ta dễ cầu nguyện. Khổ nỗi, đôi khi chúng ta lại quá chú trọng đến những kỹ thuật, đến cử chỉ khi cầu nguyện.
Cầu nguyện là cuộc trò chuyện với Chúa Giêsu như bạn bè. Cũng như tình bạn không cần kỹ thuật, cầu nguyện cũng không theo một kỹ thuật nào hết. Thú thật, tôi không phải là một người cầu nguyện sốt sắng. Tôi rất hay chia trí trong cầu nguyện. Việc cầm trí cầm lòng để sốt sáng cầu nguyện như người ta vẫn khuyên, là một chuyện thật khó khăn, nếu không muốn nói là một việc không thể làm được đối với tôi. Rất thường, tôi đi vào nhà thờ chỉ để ngồi và ở lại với Chúa trong thinh lặng. Trong tâm trí, tôi có quá nhiều thứ để quan tâm, lo lắng nào là việc học hành, làm bài, thi cử, rồi công việc hàng ngày, những việc cần phải làm, và còn bản thân tôi nữa….Tôi đem những thứ này vào trong lời cầu nguyện của tôi, tôi thưởng thức những giây phút ngắn ngủi bên Thiên chúa, tôi tận hưởng sự êm đềm của tình bạn, học biết lắng nghe nhiều hơn. Cầu nguyện, đối với tôi, không phải là thời gian để suy nghĩ, hay nhớ đến Chúa. Mà thật vậy, khi tôi ở với bạn bè, tôi đâu có nghĩ hay nhớ đến họ, mà là tôi đang ở bên họ, vui với họ, nghe họ nói…Cầu nguyện chính là ở lại với Thiên chúa là vậy. Và tôi cảm nghiệm sự ấm áp của lời Chúa Giêsu nói với các Tông đồ trước khi chịu thương khó : « Anh em hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. » (Ga 15, 4)