Góp Ý:
Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. (Mt 9,36)
Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ. (Mt 14, 14)
Đức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường." (Mt 15, 32)
Kính thưa quý Đức Cha, quý Cha, qúi Tu sĩ và Anh Chị Em:
Tiếp theo ý kiến của Đức Ông Tài (Giám đốc Đài Chân Lý Á Châu) Cha Nghị (Giám đốc VietCatholic), Cha Việt Châu (Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu) Cha Lưu (chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu) và Cha Quảng (Chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu), con xin đóng góp thêm một vài ý kiến cụ thể như sau:
Trong nhiều dịp khác nhau, Chúa Giêsu đã “chạnh lòng thương” đám đông dân chúng lầm than vất vưởng. Trong 10 năm qua, con có duyên may được có dịp làm việc chung với quý cha trong ngành truyền thông để có thể cảm nhận được tâm tình những mục tử nhân lành vì “chạnh lòng thương” mà dấn bước trong lãnh vực này, một việc không Giám Mục hay bề trên nào bắt làm nhưng hoàn toàn trong tinh thần tự nguyện. Xin mượn những dòng này để cám ơn tất cả những “Priests never say No” trước nhu cầu thiêng liêng của anh chị em giáo dân chúng con.
Biến cố Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hợp tác chung với nhau là một bước tiến xa hơn nữa đáp ứng nhu cầu “đám đông dân chúng lầm than vất vưởng” chúng con. Thật vậy, trong tình cảnh trăm hoa đua nở, nhiều “Thầy”, nhiều “ngôn sứ” như hiện nay, người giáo dân chúng con quả là lúng túng khi cần phân biệt giữa những diễn giải của những giáo lý chuyên biệt, những thực hành đạo đức cá nhân, những tranh luận về ý thức hệ mang nhãn hiệu Công Giáo với những lập trường chân thật của Giáo Hội.
Ngoài tác dụng nêu rõ được lập trường của Giáo Hội, trong một thế giới chao đảo, thật giả lẫn lộn như hiện nay, biến cố này còn mở ra nhiều triển vọng lớn lao cho những đề án từ trước đến nay được thảo luận nhiều trong giới truyền thông Công Giáo nhưng vẫn không sao làm được.
Đặc biệt, con muốn đề cập đến một vấn đề cụ thể mà thực sự đang làm chùn bước nhiều anh chị em giáo dân và cả những linh mục trẻ mong muốn tham gia vào ngành truyền thông. Đó là vấn đề phiên dịch sang Việt Ngữ hay cụ thể hơn là nhu cầu một cuốn Từ Điển Báo Chí Công Giáo. Giải quyết được vấn đề này sẽ mở ra khả năng giải quyết khó khăn về nhân sự trong ngành truyền thông.
Nhu cầu của một cuốn từ điển Báo Chí Công Giáo gần như hiển nhiên. Nhiều điều đã xảy ra từ khi khai mở Công Đồng Vatican II vào năm 1962. Chính Công Đồng, như Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khẳng định, đã là một biến cố lịch sử với 16 văn kiện ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của các tín hữu. Hệ quả là nhiều từ mới và nhiều thành ngữ mới đã đi vào từ vựng Công Giáo và nhiều từ vốn có trước đây nay mặc lấy những ý nghĩa mới hơn và sâu sắc hơn.
Hơn thế nữa, thế giới trong đó các tín hữu sống đã trải qua những thay đổi lớn lao, nhiều ý thức hệ ra đời, nhiều phương tiện kỹ thuật bùng nổ thay đổi sâu sắc xã hội và thế giới. Chủ nghĩa thế tục không còn chỉ là một thứ lý thuyết xuông, nó trở thành một lựa chọn lối sống của nhiều xã hội phương Tây. Hôn nhân và gia đình đang trải qua những thử thách; phá thai, an tử, kết hiệp đồng tính đang trên đà được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tất cả những điều này đặt ra những vấn nạn với Công Giáo và ảnh hưởng của chúng được thể hiện trong một quang phổ rộng rãi của tư duy và thực hành, cố nhiên, với những hệ quả sâu sắc trong từ ngữ của con người. Chẳng hạn, chữ “Pro-Choice” thường được dịch là “Phò Lựa Chọn”. Người Anh Mỹ hiểu “Pro-Choice” là phò phá thai, chẳng qua là kiểu chơi chữ đánh lận con đen, nhưng người Việt có thể không hiểu. Cho nên, có vị email hỏi “Phò Sinh” thì Giáo Hội bênh vực là đúng rồi tại sao Giáo Hội lại chống kịch liệt “Phò Lựa Chọn”?
Trong hoàn cảnh cụ thể của người Công Giáo Việt Nam đang sống khắp nơi trên thế giới, chúng ta còn có những khó khăn cụ thể khác. Chẳng hạn, ngôn ngữ trong nước phát triển. Nhiều từ mới trong nước anh em bên ngoài không biết. Nhiều từ không mới nhưng anh em bên ngoài mới vào ngành truyền thông cũng không biết luôn. Thí dụ có anh dịch chữ “Aspotolic Administrator” là “Giám Chức Quản Trị” thay vì “Giám Quản Tông Tòa”. Sau khi được nhắc nhở, anh hãi quá không còn nghĩ đến chuyện tham gia nữa mặc dù anh có bằng Thần Học và rất có lòng với Giáo Hội.
Quan điểm của Giáo Hội đối với các phương tiện truyền thông là rất tích cực: “Giáo Hội tìm thấy nơi các phương tiện truyền thông một sự trợ giúp quý báu cho việc truyền bá Tin Mừng và các giá trị tôn giáo, cho việc cổ võ đối thoại, sự hợp tác đại kết và liên tôn, và cho cả sự bảo vệ những nguyên tắc cứng rắn thiết yếu cho việc kiến tạo một xã hội tôn trọng phẩm giá con người và chú ý đến thiện ích chung. Giáo Hội sẵn lòng sử dụng những phương tiện truyền thông này để đưa ra những thông tin về chính mình và mở rộng các biên giới truyền giáo, giáo lý và đào tạo, trong khi xem việc sử dụng chúng như một lời đáp trả cho lệnh truyền của Chúa: ‘Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.’ (Mc 16:15)”. (Thông Điệp Những Phát Triển Nhanh Chóng).
Trong chiều hướng đó, con thiết nghĩ biến cố Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hợp tác chung với nhau là một trong những biến cố lớn của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2006 này.
Niềm hy vọng mong chờ vào sự Hợp Tác Truyền Thông Công Giáo
Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. (Mt 9,36)
Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu trông thấy một đoàn người đông đảo thì chạnh lòng thương, và chữa lành các bệnh nhân của họ. (Mt 14, 14)
Đức Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường." (Mt 15, 32)
Kính thưa quý Đức Cha, quý Cha, qúi Tu sĩ và Anh Chị Em:
Tiếp theo ý kiến của Đức Ông Tài (Giám đốc Đài Chân Lý Á Châu) Cha Nghị (Giám đốc VietCatholic), Cha Việt Châu (Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu) Cha Lưu (chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu) và Cha Quảng (Chủ nhiệm Nguyệt san Dân Chúa Úc Châu), con xin đóng góp thêm một vài ý kiến cụ thể như sau:
Trong nhiều dịp khác nhau, Chúa Giêsu đã “chạnh lòng thương” đám đông dân chúng lầm than vất vưởng. Trong 10 năm qua, con có duyên may được có dịp làm việc chung với quý cha trong ngành truyền thông để có thể cảm nhận được tâm tình những mục tử nhân lành vì “chạnh lòng thương” mà dấn bước trong lãnh vực này, một việc không Giám Mục hay bề trên nào bắt làm nhưng hoàn toàn trong tinh thần tự nguyện. Xin mượn những dòng này để cám ơn tất cả những “Priests never say No” trước nhu cầu thiêng liêng của anh chị em giáo dân chúng con.
Biến cố Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hợp tác chung với nhau là một bước tiến xa hơn nữa đáp ứng nhu cầu “đám đông dân chúng lầm than vất vưởng” chúng con. Thật vậy, trong tình cảnh trăm hoa đua nở, nhiều “Thầy”, nhiều “ngôn sứ” như hiện nay, người giáo dân chúng con quả là lúng túng khi cần phân biệt giữa những diễn giải của những giáo lý chuyên biệt, những thực hành đạo đức cá nhân, những tranh luận về ý thức hệ mang nhãn hiệu Công Giáo với những lập trường chân thật của Giáo Hội.
Ngoài tác dụng nêu rõ được lập trường của Giáo Hội, trong một thế giới chao đảo, thật giả lẫn lộn như hiện nay, biến cố này còn mở ra nhiều triển vọng lớn lao cho những đề án từ trước đến nay được thảo luận nhiều trong giới truyền thông Công Giáo nhưng vẫn không sao làm được.
Đặc biệt, con muốn đề cập đến một vấn đề cụ thể mà thực sự đang làm chùn bước nhiều anh chị em giáo dân và cả những linh mục trẻ mong muốn tham gia vào ngành truyền thông. Đó là vấn đề phiên dịch sang Việt Ngữ hay cụ thể hơn là nhu cầu một cuốn Từ Điển Báo Chí Công Giáo. Giải quyết được vấn đề này sẽ mở ra khả năng giải quyết khó khăn về nhân sự trong ngành truyền thông.
Nhu cầu của một cuốn từ điển Báo Chí Công Giáo gần như hiển nhiên. Nhiều điều đã xảy ra từ khi khai mở Công Đồng Vatican II vào năm 1962. Chính Công Đồng, như Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục khẳng định, đã là một biến cố lịch sử với 16 văn kiện ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy của các tín hữu. Hệ quả là nhiều từ mới và nhiều thành ngữ mới đã đi vào từ vựng Công Giáo và nhiều từ vốn có trước đây nay mặc lấy những ý nghĩa mới hơn và sâu sắc hơn.
Hơn thế nữa, thế giới trong đó các tín hữu sống đã trải qua những thay đổi lớn lao, nhiều ý thức hệ ra đời, nhiều phương tiện kỹ thuật bùng nổ thay đổi sâu sắc xã hội và thế giới. Chủ nghĩa thế tục không còn chỉ là một thứ lý thuyết xuông, nó trở thành một lựa chọn lối sống của nhiều xã hội phương Tây. Hôn nhân và gia đình đang trải qua những thử thách; phá thai, an tử, kết hiệp đồng tính đang trên đà được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tất cả những điều này đặt ra những vấn nạn với Công Giáo và ảnh hưởng của chúng được thể hiện trong một quang phổ rộng rãi của tư duy và thực hành, cố nhiên, với những hệ quả sâu sắc trong từ ngữ của con người. Chẳng hạn, chữ “Pro-Choice” thường được dịch là “Phò Lựa Chọn”. Người Anh Mỹ hiểu “Pro-Choice” là phò phá thai, chẳng qua là kiểu chơi chữ đánh lận con đen, nhưng người Việt có thể không hiểu. Cho nên, có vị email hỏi “Phò Sinh” thì Giáo Hội bênh vực là đúng rồi tại sao Giáo Hội lại chống kịch liệt “Phò Lựa Chọn”?
Trong hoàn cảnh cụ thể của người Công Giáo Việt Nam đang sống khắp nơi trên thế giới, chúng ta còn có những khó khăn cụ thể khác. Chẳng hạn, ngôn ngữ trong nước phát triển. Nhiều từ mới trong nước anh em bên ngoài không biết. Nhiều từ không mới nhưng anh em bên ngoài mới vào ngành truyền thông cũng không biết luôn. Thí dụ có anh dịch chữ “Aspotolic Administrator” là “Giám Chức Quản Trị” thay vì “Giám Quản Tông Tòa”. Sau khi được nhắc nhở, anh hãi quá không còn nghĩ đến chuyện tham gia nữa mặc dù anh có bằng Thần Học và rất có lòng với Giáo Hội.
Quan điểm của Giáo Hội đối với các phương tiện truyền thông là rất tích cực: “Giáo Hội tìm thấy nơi các phương tiện truyền thông một sự trợ giúp quý báu cho việc truyền bá Tin Mừng và các giá trị tôn giáo, cho việc cổ võ đối thoại, sự hợp tác đại kết và liên tôn, và cho cả sự bảo vệ những nguyên tắc cứng rắn thiết yếu cho việc kiến tạo một xã hội tôn trọng phẩm giá con người và chú ý đến thiện ích chung. Giáo Hội sẵn lòng sử dụng những phương tiện truyền thông này để đưa ra những thông tin về chính mình và mở rộng các biên giới truyền giáo, giáo lý và đào tạo, trong khi xem việc sử dụng chúng như một lời đáp trả cho lệnh truyền của Chúa: ‘Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.’ (Mc 16:15)”. (Thông Điệp Những Phát Triển Nhanh Chóng).
Trong chiều hướng đó, con thiết nghĩ biến cố Truyền Thông Công Giáo Việt Nam hợp tác chung với nhau là một trong những biến cố lớn của Giáo Hội Việt Nam trong năm 2006 này.