Sinh-đạo đức học được làm nổi bật như một quan tâm chìa khóa
VATICAN 5/12/2002 (Zenit. org). - Đức Gioan Phaolô II kêu gọi các đại học Công giáo khắp thế giới cống hiến sự đóng góp khoa học và nhân đạo để nhân tính hoá quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Đức Giáo hoàng đưa ra đề nghị này hôm nay khi ngài gặp các tham dự viên đại hội về "Toàn Cầu hoá và Giáo dục Công giáo Cao hơn: những Hy vọng và Thách đố. "Đại hội 5 ngày, bế mạc ngày thứ Sáu, được tổ chức do Bộ Vatican Giáo dục Công giáo và Liên đoàn Quốc tế các Đại học Công giáo.
Khi ngõ lời với các vị quản trị, các giáo sư và sinh viên, Đức Thánh Cha khuyến khích họ "thức tỉnh, thấy trong sự phát triển khoa học và kỹ thuật, và cũng trong hiện tượng toàn cầu hóa, điều mang lại hứa hẹn cho con ngưởi và cho nhân loại, nhưng cũng thấy những nguy hirểm chúng kéo theo trong tương lai. "
Nói trong 4 thứ tiếng, Đức Giáo hoàng chỉ rõ những chủ đề ngài coi là quan trọng nhất trong thời buổi này: " những chủ đề trực tiếp liên quan với phẩm giá con người và những quyền cơ bản của nó, những vấn đề quan trọng về sinh-đạo đức học liên quan chặc chẻ với những quyền cơ bản đó.
Cách riêng, Đức Gioan Phaolô II kêu gọi sự chú ý đến "tình trạng phôi nhân bản và những tế bào gốc, mà hôm nay là chủ đích của những cuộc thí nghiệm và những cuộc vận động quấy rối, không luôn luôn được biện minh về mặt luân lý hay khoa học. "
"Sự toàn cầu hóa hầu như thường là hậu quả những yếu tố kinh tế, mà nay hơn bao giờ hết hình thành những quyết định chính trị, luật pháp và sinh-đạo đức học, thường là gây hại cho những quan tâm nhân bản và xã hội, ".
Ngài nói thêm "Thế giới đại học phải cố gắng phân tích những yếu tố ẩn dưới những quyết định này và tới phiên mình góp phần làm cho chúng trở nên những hành vi thật sự luân lý, những hành vi xứng đáng với con người."
"Điều này có nghĩa là nhấn mạnh cách mãnh liệt tính trung tâm của phẩm giá không thể nhân nhượng thuộc về con người, trong cuộc nghiên cúu khoa học và trong những chính sách xã hội".
Muốn hoàn thành mục tiêu này, ngài nói các giáo sư cũng như các sinh viên "được kêu gọi làm chứng cho đức tin mình trước cộng đồng khoa học, chứng tỏ sự cam kết của họ cho chân lý và chứng tỏ sự tôn rọng của họ đối với con người. "
Cuối cùng Ðức Thánh Cha nhấn mạnh "Đối với các người Kitô hữu, sự nghiên cứu thật sự phải được thực thi trong ánh sáng đức tin ăn rễ sâu trong sự cầu nguyện, trong sự nghe lời Chúa, trong Truyền thống và trong huấn giáo của Huấn quyền".
VATICAN 5/12/2002 (Zenit. org). - Đức Gioan Phaolô II kêu gọi các đại học Công giáo khắp thế giới cống hiến sự đóng góp khoa học và nhân đạo để nhân tính hoá quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Đức Giáo hoàng đưa ra đề nghị này hôm nay khi ngài gặp các tham dự viên đại hội về "Toàn Cầu hoá và Giáo dục Công giáo Cao hơn: những Hy vọng và Thách đố. "Đại hội 5 ngày, bế mạc ngày thứ Sáu, được tổ chức do Bộ Vatican Giáo dục Công giáo và Liên đoàn Quốc tế các Đại học Công giáo.
Khi ngõ lời với các vị quản trị, các giáo sư và sinh viên, Đức Thánh Cha khuyến khích họ "thức tỉnh, thấy trong sự phát triển khoa học và kỹ thuật, và cũng trong hiện tượng toàn cầu hóa, điều mang lại hứa hẹn cho con ngưởi và cho nhân loại, nhưng cũng thấy những nguy hirểm chúng kéo theo trong tương lai. "
Nói trong 4 thứ tiếng, Đức Giáo hoàng chỉ rõ những chủ đề ngài coi là quan trọng nhất trong thời buổi này: " những chủ đề trực tiếp liên quan với phẩm giá con người và những quyền cơ bản của nó, những vấn đề quan trọng về sinh-đạo đức học liên quan chặc chẻ với những quyền cơ bản đó.
Cách riêng, Đức Gioan Phaolô II kêu gọi sự chú ý đến "tình trạng phôi nhân bản và những tế bào gốc, mà hôm nay là chủ đích của những cuộc thí nghiệm và những cuộc vận động quấy rối, không luôn luôn được biện minh về mặt luân lý hay khoa học. "
"Sự toàn cầu hóa hầu như thường là hậu quả những yếu tố kinh tế, mà nay hơn bao giờ hết hình thành những quyết định chính trị, luật pháp và sinh-đạo đức học, thường là gây hại cho những quan tâm nhân bản và xã hội, ".
Ngài nói thêm "Thế giới đại học phải cố gắng phân tích những yếu tố ẩn dưới những quyết định này và tới phiên mình góp phần làm cho chúng trở nên những hành vi thật sự luân lý, những hành vi xứng đáng với con người."
"Điều này có nghĩa là nhấn mạnh cách mãnh liệt tính trung tâm của phẩm giá không thể nhân nhượng thuộc về con người, trong cuộc nghiên cúu khoa học và trong những chính sách xã hội".
Muốn hoàn thành mục tiêu này, ngài nói các giáo sư cũng như các sinh viên "được kêu gọi làm chứng cho đức tin mình trước cộng đồng khoa học, chứng tỏ sự cam kết của họ cho chân lý và chứng tỏ sự tôn rọng của họ đối với con người. "
Cuối cùng Ðức Thánh Cha nhấn mạnh "Đối với các người Kitô hữu, sự nghiên cứu thật sự phải được thực thi trong ánh sáng đức tin ăn rễ sâu trong sự cầu nguyện, trong sự nghe lời Chúa, trong Truyền thống và trong huấn giáo của Huấn quyền".