Công Việc, Gia Đình và Vai Trò của Người Phụ Nữ
NEW YORK (Zenit.org).- Ngày thứ Tư, 8 tháng 3 vừa qua, là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, và theo truyền thống, đó là ngày để những người phụ nữ đòi hỏi quyền bình đẳng hơn. Ngày lễ kỷ niệm này cũng là dịp để cho xuất bản ra một số cuộc nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề của những người phụ nữ.
Trong suốt cuộc họp được tổ chức vào ngày 27 tháng 2 vừa qua tại Tổng Hành Dinh của Liên Hiệp Quốc ở New York, Liên Đoàn Lưỡng Quốc Hội đã trình bày các kết quả của cuộc nghiên cứu về sự tham gia của nữ giới trong môi trường chính trị. Tổ chức có trụ sở tại Geneva này cho biết rằng, hiện giờ có tới 20 Thượng Viện là nơi mà con số nữ giới tham chánh vượt quá 30%.
Trong số 20 quốc gia này, có 10 quốc gia tại Châu Âu và 5 tại Phi Châu. Năm quốc gia còn lại gồm: Irắc và một vài nước tại Mỹ Châu La Tinh. Trong một thông điệp gởi ra vào ngày thứ Tư (8/3/2006), Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho biết rằng, hiện nay có 11 vị nguyên thủ quốc gia là nữ giới.
Liên quan đến vài trò của nữ giới trong nền kinh tế, vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, Ủy Ban Châu Âu đã cho tiết lộ ra một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người phụ nữ tại Liên Hiệp Âu Châu có thu nhập kém nam giới chỉ chút ít, tức khoảng 15% mà thôi. Bản báo cáo cũng thu hút sự chú ý đến những khó khăn mà rất nhiều người phụ nữ phải diện đối trong việc đạt được một sự cân bằng vừa ý giữa công việc và đời sống gia đình. Những người phụ nữ tại Châu Âu giữ các vị trí giám đốc, chiếm tới khoảng 32%, và chiếm khoảng 10% trong các hội đồng quản trị của các công ty, và chỉ có 3% làm Chủ Tịch tại các công ty lớn.
Phản ứng của Na Uy trước tình huống này là việc nước này vừa mới ban hành ra một đạo luật đòi hỏi những người phụ nữ phải chiếm 40% trong các vị trí của các hội đồng quản trị công ty trong vòng hai năm tới.
Vào ngày 12 tháng 1, có một bài báo xuất hiện trên tờ New York Times trình thuật rằng, tuy rằng tại Âu Châu phụ nữ đã được công chúng biết tới trong đời sống chính trị, thế nhưng họ vẫn còn bị lép vế trong các vị trí cao cấp của các công ty. Trong số 30 công ty hàng đầu của thị trường chứng khoán Đức, chẳng hạn, chỉ có một thành viên trong hội đồng quản trị là phụ nữ mà thôi.
Lời Mời Gọi về Thiên Chức Làm Mẹ (Call of Motherhood)
Rõ ràng là trong khi sự kỳ thị vẫn còn đang diễn ra, việc thiếu vắng nữ giới tại các chức vụ cao cấp phản ánh đến những quyết định có cân nhắc của những người phụ nữ, để dành thời gian cho một vai trò quan trọng khác, chính là thiên chức làm mẹ.
Vào ngày 6 tháng 1 trên tờ báo Times có trụ sở tại Luân Đôn, đã tường thuật về quyết định của Cô Phoebe Philo, khi Cô quyết định từ chức trong nhiệm vụ hiện tại của Cô là Giám Đốc Sáng Tạo cho nhà tạo mẫu thời trang Chloé, để dành nhiều thời gian cho đứa con gái 1 tuổi của Cô là Maya. Cô Philô, 32 tuổi, được chọn là Nhà Tạo Mẫu Hàng Đầu của Anh Quốc Trong Năm 2004.
Bình luận viên của tờ Sunday Times là India Knight, trong một bài báo ngắn được viết ra hai ngày sau đó, đã quan sát rằng có một số cuộc nghiên cứu về việc giữ trẻ, tiết lộ cho thấy rằng có rất nhiều vấn nạn liên quan đến việc để lại các con trẻ trong các nhà giữ trẻ để cho các bà mẹ của trẻ đi làm.
Cô Knight cũng đề nghị rằng thay vì “cứ thầm thì lẫm bẩm về chế độ gia trưởng,” (patriarchy) thì những người phụ nữ nên tự hỏi chính họ về một số câu hỏi khó và nghiêm túc như: liệu họ có thể có một sự nghiệp (chứ không phải chỉ một công việc đơn giản) và đồng thời nuôi các con nhỏ có được không.
Cô cũng bình luận thêm rằng, những người phụ nữ “cần cảm thấy hài hòng và tự hào về chính bản thân của họ vì những gì mà họ đang chọn lựa, nếu họ quyết định ở nhà để chăm sóc cho các con của họ.”
Cô nói thêm, những người phụ nữ khác phải nên chấm dứt việc biến cho những người phụ nữ nào quyết định ở nhà để chu toàn cho chức vụ làm mẹ, cảm thấy giống vẽ như họ là những con người “đáng thương hay nhạt nhẽo” gì đó.
Sự thật cho thấy rằng, sự tham gia của giới nữ vào lực lượng lao động của Hoa Kỳ đã giảm xuống đáng kể trong những năm vừa qua, theo như trình thuật của tờ New York Times vào ngày 2 tháng 3 vừa qua. Đỉnh cao chính là vào năm 2000, khi có đến 77% phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 54, tham gia vào lực lượng lao động. Con số này, ngày hôm nay, chỉ còn khoảng 75% mà thôi.
Suzanne Bianchi, một nhà xã hội học tại trường Đại Học Maryland, lưu ý rằng ngoài việc dùng các dịch vụ giữ trẻ, những người phụ nữ làm việc bên ngoài căn nhà của họ, thì lại ngủ ít hơn những người phụ nữ không đi làm việc, và nhìn chung, họ cảm thấy rất khó để mà quản lý thời gian của họ một cách nghiêm túc. Có lẽ, đối với họ, thời gian đã trở nên quá ngắn ngũi đi.
Thái độ cũng thay đổi đi nhiều trong số các phụ nữ trẻ tuổi. Tờ New York Times, trong bài viết của ngày 20 tháng 9, cho biết: con số những phụ nữ trẻ đang học tại các trường Đại Học danh tiếng nhất của Hoa Kỳ ngày càng tăng cho biết rằng họ sẳn sàng để nghề nghiệp của họ sang một bên để lo nuôi nấng, và dạy dổ các con cái của họ. Những ý kiến này được thâu thập qua những buổi phỏng vấn với các sinh viên thuộc nhóm nhỏ các trường Đại Học Danh Tiếng (Ivy League).
Tờ báo quan sát rằng các số liệu lấy từ những cuộc nghiên cứu khác về sự tham gia vào thị trường lao động của những người phụ nữ tốt nghiệp đại học trong những năm qua, cho thấy rằng, những người phụ nữ trước kia thì mong muốn có những công việc đòi hỏi cao, thế nhưng những mong ước đó bị giảm xuống dần sau khi họ có con. Ngược lại, những người phụ nữ trong thế hệ các sinh viên thời nay lại xem việc có công ăn việc làm chỉ là thứ phụ, còn việc sinh con đẻ cái mới là chuyện quan trọng, và ưu tiên hàng đầu.
Tìm Kiếm Hạnh Phúc (Finding Happiness)
Một tờ báo của Úc Châu vào ngày 29 tháng 9 năm qua, tường thuật rằng: sự thay đổi trong những mong ước, vọng kỳ của những người phụ nữ, trong thực tế, đang dẫn đến một sự đồng ý rộng lớn hơn. Bài báo tóm tắt những khám phá của một bài viết nghiên cứu có chủ đề là: “Liệu Các Công Việc Bán Thời Gian Có Làm Cho Gia Đình Hạnh Phúc Không?” của hai tác giả Jan van Ours và Alison Booth.
Cô van Ours nói: “Các cặp vợ-chồng Úc Châu hạnh phúc nhất khi người đàn ông làm việc toàn thời gian.” Cô giải thích rằng khi một người đàn ông làm việc toàn thời gian, thì người phụ nữ có một chọn lựa là nên đi làm hay ở nhà, đặc biệt nếu như người phụ nữ đó có con. Về phần những người phụ nữ, họ hạnh phúc nhất khi làm việc chỉ có 21 đến 34 tiếng trong một tuần.
Những kết quả nghiên cứu này đã được khẳng định thêm qua việc cho xuất bản ra một cuộc thăm dò mới đây có nhan đề “Tình Yêu Có Dính Dáng Gì? Sự Công Bình, Tính Vô Tư, Sự Cam Kết và Chất Lượng Hôn Nhân của Những Người Phụ Nữ” (What’s Love Got to Do With It? Equality, Equity, Commitment, and Women’s Marital Quality). Cuộc nghiên cứu, được viết bởi Bradford Wilcox và Steven Nock từ trường Đại Học Virginia, đã được xuất bản trong số ra Tháng 3 của tập san Các Yếu Tố Xã Hội (Social Forces).
Hai tác giả trên bắt đầu bằng việc chú ý vào việc có bao nhiêu học giả chuyên về gia đình cho rằng “những cuộc hôn nhân theo chủ nghĩa quân bình” (egalitarian marriages) chính là những cuộc hôn nhân có chất lượng cao, những cuộc hiệp kết bền ổn, về lâu về dài. Cái mô hình quân bình này, với việc vợ và chồng cùng chia sẽ các trách nhiệm cho nhau và cả hai đều có sự nghiệp, tương phản với kiểu mô hình hôn nhân xưa củ mà người phụ nữ thường có khuynh hướng ở nhà.
Tuy nhiên, theo hai tác giả này, thì cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy có một sự xáo trộn liên kết giữa tính bình đẳng trong hôn nhân và chất lượng của hôn nhân. Một số cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng kiểu hôn nhân truyền thống, xưa củ, làm cho những người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn. Xét về những lý do đằng sau kết luận này, Wilcox và Nock quan sát rằng, trong thời đại ngày nay, một yếu tố quan trọng đằng sau một cuộc hôn nhân thành công, chính là việc đạt được sự hổ trợ về mặt tinh thần giữa cặp vợ-chồng với nhau.
Những người nam nào thích kiểu gia đình truyền thống sẽ cảm thấy “có trách nhiệm lớn hơn về mặt đạo đức, và luân lý từ đó phát ra những tín hiệu cho những người đàn ông khác rằng tính bất khả xâm phạm của hôn nhân chính là việc đầu tư thật nhiều tình cảm vào trong các cuộc hôn nhân của họ.”
Sự hạnh phúc trong hôn nhân, và một trách nhiệm rộng lớn hơn, cũng sẽ lớn ra thêm nữa khi cặp vợ-chồng có tham dự vào cộng đồng, tức có được những mối quan hệ gia đình mở rộng, và tích cực hơn trong tôn giáo.
Và tương phản với những việc đòi hỏi thường xuyên về việc nam giới cần phải sẽ chia và biết gánh vác các công việc nội trợ gia đình một cách đồng đều với những người vợ của họ, thì cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng: “về mặt khách quan, sự bất quân bình trong việc chia sẽ các công việc gia đình rất ít khi dẫn đến những ý niệm cho rằng thiếu công bằng, hay cảm thấy không được hạnh phúc cho lắm, về phía những người phụ nữ.”
Cuộc nghiên cứu kết luận rằng: “Những người phụ nữ không có hạnh phúc hơn trong những cuộc hôn nhân theo mô hình quân bình.” Và hai tác giả trên cũng còn lưu ý thêm rằng, việc tránh xa kiểu mô hình gia đình truyền thống (tức người chồng chính là người kiếm tiền cho gia đình, còn người vợ thì ở nhà trông giữ con cái) chỉ khiến cho việc làm giảm thêm nữa chất lượng của những cuộc hôn nhân mà thôi.
Những Giảng Dạy của Giáo Hội (Church Teachings)
Những kết quả từ các cuộc nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với những điểm được nêu ra trong Cuốn Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Các Mục Từ Số 145 đến 147 nói về tầm quan trọng của sự bình đẳng và việc đảm bảo cho những người phụ nữ có nhân phẩm như những người nam. Theo các Mục này thì những người nam và nữ đều luôn hổ trợ và bổ khuyết cho nhau, để trong mối dây hiệp kết giữa người nam và người nữ, “tình yêu và sự đoàn kết” luôn là điều cần đến, chứ không phải “tính luận lý hóa của cái tôi và sự tự cao, tự đại” (logic of self-centeredness and self-affirmation).
Trong các Mục Số 248-251, Cuốn Toát Yếu triển khai về một ý nghĩa rộng lớn và bao quát hơn về chủ đề có liên quan đến gia đình và công việc. Thay vì chỉ nói về những nghề nghiệp của các cá nhân, nó xoáy vào tầm quan trọng của mức lương thu nhập của gia đình, vốn có thể cho phép toàn bộ gia đình sống một cách đàng hoàng, tử tế, khôn buôn gian bán lận, vân vân… Thay vì chú trọng vào những quyền lợi cá nhân, thì cái cốt lõi của việc thỏa mãn lâu dài chính là một đời sống gia đình có cân bằng, giữa người chồng và người vợ, để cả hai cùng trở nên những chứng tá về tình yêu của Thiên Chúa nơi trần gia sa đọa này.
NEW YORK (Zenit.org).- Ngày thứ Tư, 8 tháng 3 vừa qua, là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, và theo truyền thống, đó là ngày để những người phụ nữ đòi hỏi quyền bình đẳng hơn. Ngày lễ kỷ niệm này cũng là dịp để cho xuất bản ra một số cuộc nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề của những người phụ nữ.
Trong suốt cuộc họp được tổ chức vào ngày 27 tháng 2 vừa qua tại Tổng Hành Dinh của Liên Hiệp Quốc ở New York, Liên Đoàn Lưỡng Quốc Hội đã trình bày các kết quả của cuộc nghiên cứu về sự tham gia của nữ giới trong môi trường chính trị. Tổ chức có trụ sở tại Geneva này cho biết rằng, hiện giờ có tới 20 Thượng Viện là nơi mà con số nữ giới tham chánh vượt quá 30%.
Trong số 20 quốc gia này, có 10 quốc gia tại Châu Âu và 5 tại Phi Châu. Năm quốc gia còn lại gồm: Irắc và một vài nước tại Mỹ Châu La Tinh. Trong một thông điệp gởi ra vào ngày thứ Tư (8/3/2006), Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cho biết rằng, hiện nay có 11 vị nguyên thủ quốc gia là nữ giới.
Liên quan đến vài trò của nữ giới trong nền kinh tế, vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, Ủy Ban Châu Âu đã cho tiết lộ ra một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người phụ nữ tại Liên Hiệp Âu Châu có thu nhập kém nam giới chỉ chút ít, tức khoảng 15% mà thôi. Bản báo cáo cũng thu hút sự chú ý đến những khó khăn mà rất nhiều người phụ nữ phải diện đối trong việc đạt được một sự cân bằng vừa ý giữa công việc và đời sống gia đình. Những người phụ nữ tại Châu Âu giữ các vị trí giám đốc, chiếm tới khoảng 32%, và chiếm khoảng 10% trong các hội đồng quản trị của các công ty, và chỉ có 3% làm Chủ Tịch tại các công ty lớn.
Phản ứng của Na Uy trước tình huống này là việc nước này vừa mới ban hành ra một đạo luật đòi hỏi những người phụ nữ phải chiếm 40% trong các vị trí của các hội đồng quản trị công ty trong vòng hai năm tới.
Vào ngày 12 tháng 1, có một bài báo xuất hiện trên tờ New York Times trình thuật rằng, tuy rằng tại Âu Châu phụ nữ đã được công chúng biết tới trong đời sống chính trị, thế nhưng họ vẫn còn bị lép vế trong các vị trí cao cấp của các công ty. Trong số 30 công ty hàng đầu của thị trường chứng khoán Đức, chẳng hạn, chỉ có một thành viên trong hội đồng quản trị là phụ nữ mà thôi.
Lời Mời Gọi về Thiên Chức Làm Mẹ (Call of Motherhood)
Rõ ràng là trong khi sự kỳ thị vẫn còn đang diễn ra, việc thiếu vắng nữ giới tại các chức vụ cao cấp phản ánh đến những quyết định có cân nhắc của những người phụ nữ, để dành thời gian cho một vai trò quan trọng khác, chính là thiên chức làm mẹ.
Vào ngày 6 tháng 1 trên tờ báo Times có trụ sở tại Luân Đôn, đã tường thuật về quyết định của Cô Phoebe Philo, khi Cô quyết định từ chức trong nhiệm vụ hiện tại của Cô là Giám Đốc Sáng Tạo cho nhà tạo mẫu thời trang Chloé, để dành nhiều thời gian cho đứa con gái 1 tuổi của Cô là Maya. Cô Philô, 32 tuổi, được chọn là Nhà Tạo Mẫu Hàng Đầu của Anh Quốc Trong Năm 2004.
Bình luận viên của tờ Sunday Times là India Knight, trong một bài báo ngắn được viết ra hai ngày sau đó, đã quan sát rằng có một số cuộc nghiên cứu về việc giữ trẻ, tiết lộ cho thấy rằng có rất nhiều vấn nạn liên quan đến việc để lại các con trẻ trong các nhà giữ trẻ để cho các bà mẹ của trẻ đi làm.
Cô Knight cũng đề nghị rằng thay vì “cứ thầm thì lẫm bẩm về chế độ gia trưởng,” (patriarchy) thì những người phụ nữ nên tự hỏi chính họ về một số câu hỏi khó và nghiêm túc như: liệu họ có thể có một sự nghiệp (chứ không phải chỉ một công việc đơn giản) và đồng thời nuôi các con nhỏ có được không.
Cô cũng bình luận thêm rằng, những người phụ nữ “cần cảm thấy hài hòng và tự hào về chính bản thân của họ vì những gì mà họ đang chọn lựa, nếu họ quyết định ở nhà để chăm sóc cho các con của họ.”
Cô nói thêm, những người phụ nữ khác phải nên chấm dứt việc biến cho những người phụ nữ nào quyết định ở nhà để chu toàn cho chức vụ làm mẹ, cảm thấy giống vẽ như họ là những con người “đáng thương hay nhạt nhẽo” gì đó.
Sự thật cho thấy rằng, sự tham gia của giới nữ vào lực lượng lao động của Hoa Kỳ đã giảm xuống đáng kể trong những năm vừa qua, theo như trình thuật của tờ New York Times vào ngày 2 tháng 3 vừa qua. Đỉnh cao chính là vào năm 2000, khi có đến 77% phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 54, tham gia vào lực lượng lao động. Con số này, ngày hôm nay, chỉ còn khoảng 75% mà thôi.
Suzanne Bianchi, một nhà xã hội học tại trường Đại Học Maryland, lưu ý rằng ngoài việc dùng các dịch vụ giữ trẻ, những người phụ nữ làm việc bên ngoài căn nhà của họ, thì lại ngủ ít hơn những người phụ nữ không đi làm việc, và nhìn chung, họ cảm thấy rất khó để mà quản lý thời gian của họ một cách nghiêm túc. Có lẽ, đối với họ, thời gian đã trở nên quá ngắn ngũi đi.
Thái độ cũng thay đổi đi nhiều trong số các phụ nữ trẻ tuổi. Tờ New York Times, trong bài viết của ngày 20 tháng 9, cho biết: con số những phụ nữ trẻ đang học tại các trường Đại Học danh tiếng nhất của Hoa Kỳ ngày càng tăng cho biết rằng họ sẳn sàng để nghề nghiệp của họ sang một bên để lo nuôi nấng, và dạy dổ các con cái của họ. Những ý kiến này được thâu thập qua những buổi phỏng vấn với các sinh viên thuộc nhóm nhỏ các trường Đại Học Danh Tiếng (Ivy League).
Tờ báo quan sát rằng các số liệu lấy từ những cuộc nghiên cứu khác về sự tham gia vào thị trường lao động của những người phụ nữ tốt nghiệp đại học trong những năm qua, cho thấy rằng, những người phụ nữ trước kia thì mong muốn có những công việc đòi hỏi cao, thế nhưng những mong ước đó bị giảm xuống dần sau khi họ có con. Ngược lại, những người phụ nữ trong thế hệ các sinh viên thời nay lại xem việc có công ăn việc làm chỉ là thứ phụ, còn việc sinh con đẻ cái mới là chuyện quan trọng, và ưu tiên hàng đầu.
Tìm Kiếm Hạnh Phúc (Finding Happiness)
Một tờ báo của Úc Châu vào ngày 29 tháng 9 năm qua, tường thuật rằng: sự thay đổi trong những mong ước, vọng kỳ của những người phụ nữ, trong thực tế, đang dẫn đến một sự đồng ý rộng lớn hơn. Bài báo tóm tắt những khám phá của một bài viết nghiên cứu có chủ đề là: “Liệu Các Công Việc Bán Thời Gian Có Làm Cho Gia Đình Hạnh Phúc Không?” của hai tác giả Jan van Ours và Alison Booth.
Cô van Ours nói: “Các cặp vợ-chồng Úc Châu hạnh phúc nhất khi người đàn ông làm việc toàn thời gian.” Cô giải thích rằng khi một người đàn ông làm việc toàn thời gian, thì người phụ nữ có một chọn lựa là nên đi làm hay ở nhà, đặc biệt nếu như người phụ nữ đó có con. Về phần những người phụ nữ, họ hạnh phúc nhất khi làm việc chỉ có 21 đến 34 tiếng trong một tuần.
Những kết quả nghiên cứu này đã được khẳng định thêm qua việc cho xuất bản ra một cuộc thăm dò mới đây có nhan đề “Tình Yêu Có Dính Dáng Gì? Sự Công Bình, Tính Vô Tư, Sự Cam Kết và Chất Lượng Hôn Nhân của Những Người Phụ Nữ” (What’s Love Got to Do With It? Equality, Equity, Commitment, and Women’s Marital Quality). Cuộc nghiên cứu, được viết bởi Bradford Wilcox và Steven Nock từ trường Đại Học Virginia, đã được xuất bản trong số ra Tháng 3 của tập san Các Yếu Tố Xã Hội (Social Forces).
Hai tác giả trên bắt đầu bằng việc chú ý vào việc có bao nhiêu học giả chuyên về gia đình cho rằng “những cuộc hôn nhân theo chủ nghĩa quân bình” (egalitarian marriages) chính là những cuộc hôn nhân có chất lượng cao, những cuộc hiệp kết bền ổn, về lâu về dài. Cái mô hình quân bình này, với việc vợ và chồng cùng chia sẽ các trách nhiệm cho nhau và cả hai đều có sự nghiệp, tương phản với kiểu mô hình hôn nhân xưa củ mà người phụ nữ thường có khuynh hướng ở nhà.
Tuy nhiên, theo hai tác giả này, thì cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy có một sự xáo trộn liên kết giữa tính bình đẳng trong hôn nhân và chất lượng của hôn nhân. Một số cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng kiểu hôn nhân truyền thống, xưa củ, làm cho những người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc hơn. Xét về những lý do đằng sau kết luận này, Wilcox và Nock quan sát rằng, trong thời đại ngày nay, một yếu tố quan trọng đằng sau một cuộc hôn nhân thành công, chính là việc đạt được sự hổ trợ về mặt tinh thần giữa cặp vợ-chồng với nhau.
Những người nam nào thích kiểu gia đình truyền thống sẽ cảm thấy “có trách nhiệm lớn hơn về mặt đạo đức, và luân lý từ đó phát ra những tín hiệu cho những người đàn ông khác rằng tính bất khả xâm phạm của hôn nhân chính là việc đầu tư thật nhiều tình cảm vào trong các cuộc hôn nhân của họ.”
Sự hạnh phúc trong hôn nhân, và một trách nhiệm rộng lớn hơn, cũng sẽ lớn ra thêm nữa khi cặp vợ-chồng có tham dự vào cộng đồng, tức có được những mối quan hệ gia đình mở rộng, và tích cực hơn trong tôn giáo.
Và tương phản với những việc đòi hỏi thường xuyên về việc nam giới cần phải sẽ chia và biết gánh vác các công việc nội trợ gia đình một cách đồng đều với những người vợ của họ, thì cuộc nghiên cứu tìm thấy rằng: “về mặt khách quan, sự bất quân bình trong việc chia sẽ các công việc gia đình rất ít khi dẫn đến những ý niệm cho rằng thiếu công bằng, hay cảm thấy không được hạnh phúc cho lắm, về phía những người phụ nữ.”
Cuộc nghiên cứu kết luận rằng: “Những người phụ nữ không có hạnh phúc hơn trong những cuộc hôn nhân theo mô hình quân bình.” Và hai tác giả trên cũng còn lưu ý thêm rằng, việc tránh xa kiểu mô hình gia đình truyền thống (tức người chồng chính là người kiếm tiền cho gia đình, còn người vợ thì ở nhà trông giữ con cái) chỉ khiến cho việc làm giảm thêm nữa chất lượng của những cuộc hôn nhân mà thôi.
Những Giảng Dạy của Giáo Hội (Church Teachings)
Những kết quả từ các cuộc nghiên cứu trên hoàn toàn phù hợp với những điểm được nêu ra trong Cuốn Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Các Mục Từ Số 145 đến 147 nói về tầm quan trọng của sự bình đẳng và việc đảm bảo cho những người phụ nữ có nhân phẩm như những người nam. Theo các Mục này thì những người nam và nữ đều luôn hổ trợ và bổ khuyết cho nhau, để trong mối dây hiệp kết giữa người nam và người nữ, “tình yêu và sự đoàn kết” luôn là điều cần đến, chứ không phải “tính luận lý hóa của cái tôi và sự tự cao, tự đại” (logic of self-centeredness and self-affirmation).
Trong các Mục Số 248-251, Cuốn Toát Yếu triển khai về một ý nghĩa rộng lớn và bao quát hơn về chủ đề có liên quan đến gia đình và công việc. Thay vì chỉ nói về những nghề nghiệp của các cá nhân, nó xoáy vào tầm quan trọng của mức lương thu nhập của gia đình, vốn có thể cho phép toàn bộ gia đình sống một cách đàng hoàng, tử tế, khôn buôn gian bán lận, vân vân… Thay vì chú trọng vào những quyền lợi cá nhân, thì cái cốt lõi của việc thỏa mãn lâu dài chính là một đời sống gia đình có cân bằng, giữa người chồng và người vợ, để cả hai cùng trở nên những chứng tá về tình yêu của Thiên Chúa nơi trần gia sa đọa này.