Maggie Gallagher Về Việc Củng Cố Hôn Nhân Cho Các Thế Hệ

Trong tư cách là Chủ Tịch của Học Viện về Hôn Nhân và Chính Sách Công Cộng (Institute for Marriage and Public Policy, được truy cập tại địa chỉ: www.iMAPP.org), với khẩu hiệu chính của Học Viện là “cũng cố hôn nhân cho một thế hệ mới,” Maggie Gallagher cũng còn là người phụ trách một chuyên mục của một tờ báo nổi tiếng cả nước và là tác giả của ba quyển sách về hôn nhân.

Với việc thất bại trong việc thông qua một Tu Chánh Án Bảo Vệ Hôn Nhân của Quốc Hội Hoa Kỳ, Bà đã trở thành một tiếng nói hàng đầu của phong trào hôn nhân mới, là người dẫn đầu iMAPP trong việc nghiên cứu và giáo dục công chúng về những cách thức mà luật lệ và chính sách công cộng có thể củng cố hôn nhân như là một thể chế về mặt xã hội.

Bà Maggie Gallagher
Những bài viết của Bà về hôn nhân đã xuất hiện trên các báo như: trên tờ New York Times, tờ The Weekly Standard, và tờ Wall Street Journal, cũng như trong các tạp chí dành riêng cho các học giả. Cùng với nữ Giáo Sư của trường Đại Học Chicago Linda Waite, Bà cũng đã viết ra cuốn sách có nhan đề “Trường Hợp Hôn Nhân: Tại Sao Những Người Có Gia Đình Hạnh Phúc Hơn, Mạnh Khỏe Hơn và Giàu Có Về Mặt Tài Chánh Hơn” (The Case for Marriage: Why Married People Are Happier, Healthier, and Better-Off Financially) do nhà sách Broadway Books xuất bản.

Tạp chí National Journal đã bầu chọn Bà vào danh sách năm 2004 của tạp chí về những người có ảnh hưởng nhất trong cuộc tranh luận về hôn nhân đồng tính.

Bà Gallagher xuất hiện thường xuyên trên các hãng truyền hình chính và các đài phát thanh cũng như các bài thuyết giảng tại các trường Cao Đẳng, Đại Học, và các trường Luật. Bà cũng đã điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ trong tư cách là một chuyên gia về hôn nhân, và tại nhiều phiên họp quốc hội của các tiểu bang. Bà tốt nghiệp Đại Học Yale vào năm 1982, và hiện đang sống với chồng cùng hai đứa con tại thành phố Westchester thuộc tiểu bang New York.

Và Bà đã dành cho Tạp Chí Columbia của Hội Hiệp Sĩ Columbus một bài phỏng vấn dài và rất hay sau đây:

Tạp Chí Columbia (H): Thưa Bà, có phải sự đe dọa từ hôn nhân đồng tính là thật sự không?

Bà Gallagher (T): Thưa, đe dọa đầu tiên của nó là đối với chuyện hôn nhân. Nếu chúng ta chấp nhận hôn nhân đồng tính, thì chính phủ của chúng ta sắp sửa dạy cho thế hệ sắp tới rằng chẳng có sự khác biệt nào cả giữa những người chồng và những người vợ so với hai người đàn ông, hay hai người đàn bà với nhau. Hôn nhân chính là về các quyền của những người lớn để tạo ra các gia đình đa dạng với sự chọn lựa.

(H): Thưa Bà, điều gì đang xảy ra tại tiểu bang Massachusetts vốn là hệ quả của phán lệnh tòa án cho phép hôn nhân đồng giới?

(T): Thưa, chính phủ tại tiểu bang đó đang đe dọa loại bỏ giấy phép cho nhận con nuôi của Hội Từ Thiện Công Giáo tại đó trừ phi tổ chức Công Giáo này đồng ý cho các cặp hôn nhân đồng giới được phép nhận con nuôi.

Chính phủ đang nói rằng những người Công Giáo sẽ không được cho phép để giúp đỡ một vài người nghèo khổ nhất và những trẻ em bị suy yếu nhất trừ phi tổ chức phải áp dụng theo các quan điểm của chính phủ tiểu bang về việc cho các cặp hôn nhân đồng giới được nhận con nuôi. Điều này xảy ra chỉ trong vòng hai năm trở lại đây sau khi tòa án tại đó tạo ra hôn nhân đồng giới.

(Ghi Chú của Ban Biện Tập Tạp Chí Columbia rằng: Hội Từ Thiện Công Giáo của Tổng Giáo Phận Boston đã công bố vào ngày 10 tháng 3 vừa qua rằng Hội thà ngừng cung cấp dịch vụ tiếp nhận con nuôi, còn hơn là phải tiếp tục thi hành đúng như luật lệ của tiểu bang vốn đòi hỏi không có sự phân biệt nào cả đối với các cặp hôn nhân đồng giới nào muốn nhận con nuôi.)

(H): Thưa Bà, Bà đã từng viết rằng những nổ lực tại tiểu bang Massachusetts không chỉ thuần túy về việc mở ra một loạt các lợi ích pháp lý khác cho thêm nhiều cá nhân nữa.

(T): Thưa, nếu đó chỉ là các lợi ích, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp để đáp ứng những nhu cầu chính đáng về mặt xã hội của người cần đến.

Đây chính là việc sử dụng quyền của chính phủ và các tòa án để chuyển tất cả mọi khía cạnh về tình cảm, tâm linh và văn hóa của từ “hôn nhân” thành những cặp đồng tính.

Trong tiến trình như vậy, trọn ý nghĩa của hôn nhân đã phải thay đổi. Thì đây cũng chẳng phải là điều mà các người bênh vực cho hôn nhân đồng tính dám nhìn nhận. Thế nhưng hôn nhân không phải là một “gói trọn các lợi ích.”

(H): Thưa Bà, ở một chừng mực nào đó hôn nhân được nhìn nhận như là “gói lợi ích về mặt hành chánh” và những lợi ích về việc giảm thuế của hôn nhân chính là động lực thúc đẩy chương trình cho hôn nhân đồng tính?

(T): Thưa, nếu bạn tưởng tượng ra rằng, khi bạn kết hôn, bạn sắp sửa nhận được một cái gì đó giống như một cái séc từ chính phủ chẳng hạn, thì bạn hãy suy nghĩ lại đi, vì bạn biết về ý tưởng rằng có những lợi ích về mặt chính phủ từ chuyện hôn nhân, thì đó là một điều không đúng tí nào cả.

Những lợi ích của hôn nhân là những lợi ích “về mặt tự nhiên” của hôn nhân được gói gọn trong ý nghĩa là khả năng để những người nam và những người nữ cùng hiệp kết vĩnh viển với nhau trong sự hiệp kết yêu thương và để cho con cái được đến với cả cha lẫn mẹ của chúng trong một gia đình yêu thương nhau.

(H): Thưa Bà, liệu có những nhóm cụ thể nào, hay những tổ chức tư tưởng nào hay những nhóm chú tâm đặc biệt nào trong việc dấy lên cuộc chiến chống lại hôn nhân truyền thống không?

(T): Thưa, vấn nạn thật sự ở đây không phải là những nhóm có sở thích đặc biệt. Vấn nạn ở đây chính là các vị thẩm phán nào tin rằng họ có quyền để đánh đổ hiểu biết về mặt lịch sử và tính sẽ chia của hôn nhân thay cho một tiểu số rất nhỏ những người lớn đã bị cưỡng đoạt bởi các phong trào về quyền dân sự. Tỉ lệ những kẻ đồng tính luyến ái vốn thật sự bước vào những cuộc hôn nhân đồng giới, khi nào mà họ có cơ hội, thì đó là một tỉ lệ rất nhỏ. Các vị thẩm phán đang cố phá hủy nền văn hóa hôn nhân của chúng ta thay mặt cho một xác suất rất nhỏ trong một số lượng rất nhỏ của đại bộ phận dân số.

(H): Thưa Bà, đâu chính là “những lợi ích về mặt tự nhiên” của hôn nhân?

(T): Thưa, hôn nhân làm giảm nguy cơ của sự nghèo đói dành cho các trẻ em và các cộng đồng. Phần lớn các trẻ em nào mà cha mẹ của chúng chưa bao giờ cảm nghiệm được đời sống hôn nhân, thì ít ra là các em đã phải kinh qua sự nghèo đói. Những gia đình đơn chiếc, không cha thường là có số tội phạm rất gia tăng.

Những cậu bé nào mà cha mẹ của chúng ly dị hay chưa bao giờ cưới nhau, chẳng hạn, thì có nguy cơ gấp hai đến ba lần trong việc đếm lịch ngày tháng trong tù tội chẳng khác nào so với người lớn vậy. Khi các cuộc hôn nhân đổ vỡ hay không thành công, thì những sự liên kết giữa các bậc làm cha mẹ và con cái của họ cũng bị suy yếu theo.

(H): Thưa Bà, xét về mặt lịch sử mà nói, tại sao hôn nhân đã tồn tại như là một thể chế hợp pháp vậy?

(T): Thưa, hầu như hàng loạt các phán quyết không ngừng nghĩ của các tòa án cấp dưới và của Tòa Án Tối Cao, mãi cho đến hôm nay, đã xác nhận cho thấy rằng mục đích chính của hôn nhân như là một thể chế hợp pháp là được dựa trên hiện tượng về dục tính vốn được biết đến như là “việc sinh sản.”

Một trong những mục đích chính của hôn nhân là hết sức quan trọng vì lợi ích chung, đó là khuyến khích những người nam và những người nữ tạo ra một thế hệ nối tiếp trong sự hiệp kết yêu thương đứng đắn, và đồng thời làm nản lòng bất kỳ việc tạo ra con cái theo những hình thức khác như việc sinh con ngoài giá thú tại những ngôi nhà không có cha vậy.

(H): Thưa Bà, thế còn bản tính tự nhiên của con người vốn khiến cho có một sự tách rời và khác biệt xã hội xét về mặt văn hóa với tính độc lập của việc đi đến cùng một ý tưởng cơ bản về hôn nhân thì sao?

(T): Thưa, hôn nhân hầu như là một thể chế về mặt xã hội trên khắp hoàn vũ. Bất kỳ nơi nào mà hôn nhân có dính liếu đến việc đem một người nam và một người nữ lại với nhau, qua sự hiệp kết về mặt tính dục ở cấp xã hội, chứ không chỉ riêng gì ở cấp cá nhân mà thôi, qua đó quyền và trách nhiệm của người chồng và người vợ dành cho nhau và bất kỳ con cái nào mà sự hiệp kết về dục tính của họ tạo ra một cách công khai, chứ chứ phải gì riêng tư cả, thì cần phải được xem xét và ủng hộ tới.

(H): Thưa Bà một số nói rằng việc định nghĩa hôn nhân như là một sự liên kết giữa chồng và vợ chính là một dạng của sự kỳ thị? Thì đâu chính là câu trả lời đúng đắn cho lập luận này?

(T): Thưa, luật lệ chống lại hôn nhân giữa các chủng tộc nào cố tình tách riêng hai chủng tộc đó ra nhau, để một chủng tộc có thể đàn áp chủng tộc kia, và đó là điều sai trái. Hôn nhân chính là việc đem người nam và người nữ lại với nhau, để cho các con cái có đủ cha lẫn mẹ, và để cho những người phụ nữ không bị nặng gánh với việc một mình chăm sóc và dưỡng nuôi con cái, và đó là điều tốt.

(H): Liệu những sự thay đổi về các luật lệ hôn nhân có ảnh hưởng như thế nào đối với Giáo Hội Công Giáo?

(T): Thưa, các thể chế Công Giáo sắp phải diện đối với những áp lực về mặt pháp lý lẫn công cộng ngày càng gia tăng lên nếu như chúng ta không đứng ra bảo vệ hôn nhân ngay từ bây giờ.

Một khi hôn nhân đồng tính được hoàn toàn thể chế hóa, thì các tổ chức Công Giáo nào cứ cố giảng dạy và sống theo cái nhìn của Công Giáo về cuộc sống hôn nhân và gia đình, thì không chóng thì chày, chúng ta cũng bị họ đối xử như là những người phân biệt chủng tộc ở nơi quảng trường công cộng vậy.

Họ sẽ cố làm ra những điều như buộc các cơ sở cho Hội Hiệp Sĩ Columbus quản lý phải tổ chức ra những cuộc hôn nhân đồng tính.

Cuối cùng thì, liệu một cơ quan từ thiện Công Giáo hay một giáo xứ nào đó có còn giữ được tình trạng được miễn thuế hay không nếu như nó vi phạm chính sách công quyền bằng cách cứ mãi liên tục phản đối hôn nhân đồng tính?

Điều gì sẽ xảy ra cho các thể chế Công Giáo một khi chính phủ quyết định rằng quan điểm của Công Giáo về hôn nhân như là một sự hiệp kết giữa người chồng và người vợ, tự bản chất của nó chính là một dạng tin tưởng mù quáng?

(H): Thưa Bà, việc Thượng Viện Hoa Kỳ theo trù định đã bỏ phiếu về Tu Chánh Án Bảo Vệ Hôn Nhân vào ngày 6 tháng 6 vừa qua. Thì điều đó nói lên điều gì?

(T): Thưa, bản tu chánh án đọc rằng: “Hôn nhân tại Hoa Kỳ sẽ chính là dạng hiệp kết của một người nam và một người nữ. Không phải Hiến Pháp của quốc gia này, hay của bất kỳ quốc gia khác được dùng để giải thích hay phân tích hoặc yêu cầu rằng, hôn nhân hay bất kỳ những gì có liên quan về mặt pháp lý được trao tặng trên bất kỳ sự hiệp kết nào ngoại trừ sự hiệp kết giữa một người nam và một người nữ.”

(H): Thưa Bà, liệu vấn đề về hôn nhân đồng tính nên được quyết định ở cấp liên bang hay tiểu bang?

(T): Thưa, ở bất kỳ cấp nào, thế nhưng tôi nghĩ nên thông qua Tu Chánh Án Bảo Vệ Hôn Nhân ở cấp liên bang để giải quyết rốt ráo vấn nạn lớn lao này. Thì đó chính là cách chắc chắn, và cơ bản nhất theo đường lối dân chủ. Hãy để cho người dân Mỹ quyết định, chứ không phải là các tòa án. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cực lực ủng hộ cho Tu Chánh Án này.

(H): Thưa Bà, liệu có những bất lợi nào về việc thông qua Tu Chánh Án Bảo Vệ Hôn Nhân này không và liệu nó có nhận được đầy đủ sự ủng hộ cần thiết không?

(T): Thưa, việc thông qua Tu Chánh Án này là không mấy dễ dàng cho lắm. Công chúng càng ủng hộ cho Tu Chánh Án này nhiều bao nhiêu, thì các tòa án tại các tiểu bang lại cố tìm ra mọi cách để áp đặt lên hôn nhân đồng giới nhiều bấy nhiêu, thậm chí nhiều gấp đôi so với sự ủng hộ của công chúng.

Chúng ta đã từng chứng kiến những vụ xử mà tòa án chống lại các luật lệ về hôn nhân tại các tiểu bang như: Washington, California, New Jersey, New York, Maryland, Nebraska, Connecticut và Iowa rồi đó.

Và sự thật cho thấy rằng: Tu Chánh Án này đã không được thông qua vì các Thượng Nghị Sĩ của Đảng Dân Chủ lên tiếng chống đối cực lực về Tu Chánh Án Bảo Vệ Hôn Nhân này. [ND].

(H): Thưa Bà, tại sao mọi người Công Giáo phải nên dính liếu vào chuyện này?

(T): Thưa, thật dễ dàng để giờ đây chẳng cần phải dính liếu vào cả sau khi luật lệ đã xem quan điểm của Công Giáo như là một sự tin tưởng mù quáng.

Hãy vào trang web: www.religiouscoalitionformarriage.org và gởi một email đến cho Thượng Nghị Sĩ của các bạn. Vào đó tải xuống một tấm thiệp và gởi cho hai vị Thượng Nghị Sĩ trong tiểu bang của bạn. Hãy tham dự vào hội đồng tại địa phương để làm một điều gì đó hòng bảo vệ hôn nhân.

(H): Thưa Bà, thế Hội Hiệp Sĩ Columbus có thể giúp đỡ một cách cụ thể như thế nào?

(T): Thưa, các anh chính là những người anh hùng trên ngựa trắng. Các Hiệp Sĩ Knight luôn đứng dậy và bảo vệ Giáo Hội khi các Đức Giám Mục gọi đến. Tôi không nghĩ là lần này Hội Hiệp Sĩ Columbus sẽ hành động một cách khác biệt nào đó

Nguyên bản tiếng Anh bài viết có nhan đề “Maggie Gallagher: Strengthening Marriage for Generations” được tìm thấy trong Tạp Chí Columbia của Hội Hiệp Sĩ Columbus tại trang 12 và 13 của số phát hành Tháng 05/2006.