Ý Nghĩa của Hôn Nhân (Phần 1)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Giáo Sư của Trường Đại Học Princeton Robert George

PRINCETON, New Jersey (Zenit.org).- Những cuộc tranh luận về thể chế của hôn nhân thường được mô tả như là những cuộc xung đột giữa những người có tôn giáo và những người trần tục, vốn ám chỉ đến cuộc tranh luận giữa đức tin và lý luận.

Tuy nhiên, một tuyển tập gồm các bài viết mới từ mọi ngành cho thấy rằng hôn nhân chẳng cần phải được bảo vệ thuần tuý qua những lời thỉnh cầu của chức sắc tôn giáo hay truyền thống.

Robert P. George là đồng chủ bút với Nữ Giáo Sư Jean Bethke Elshtain về cuốn sách có nhan đề: “Ý Nghĩa Của Hôn Nhân: Gia Đình, Nhà Nước, Thương Trường, và Đạo Đức Học” (The Meaning of Marriage: Family, State, Market, and Morals) do nhà sách Spence xuất bản. Ông là Giáo Sư của Khoa Pháp Luật Học McCormick và cũng là giám đốc của Chương Trình James Madison tại trường Đại Học Princeton, và phục vụ trong Hội Đồng về Đạo Đức Sinh Học (Council on Bioethics) của Tổng Thống George Bush.

Giáo Sư George đã chia sẽ với hãng tin Zenit về một số lý luận được trình bày trong cuốn sách về lý do tại sao hôn nhân “tự bản chất của nó đã là điều tốt” rồi.

Hỏi (H): Thưa Giáo Sư, điều gì đã khuyến khích Ông biên soạn cuốn sách về những bài luận nói về ý nghĩa của hôn nhân? Đâu là điểm đặc biệt trong bộ sưu tập này?

Giáo Sư George (T): Thưa, những bài viết này là rất quan trọng vì lẽ chúng cho thấy hôn nhân không phải là vấn đề của bè phái (sectarian) hay thậm chí là một vấn đề về tôn giáo bị thu hẹp lại. Mà trái lại, những bài viết này cho thấy tầm quan trọng công khai của hôn nhân và khả năng của chúng ta như là những người có lý trí để hiểu thấu được ý nghĩa, giá trị của nó, và tầm quan trọng của hôn nhân thậm chí ngay cả khi chúng ta chẳng đề cập hay liên kết nó với một sự khải hoàn đặc biệt nào hay theo một truyền thống tôn giáo nào.

Tháng 12 vừa qua, Giáo Sư Jean Bethke Elshtain và tôi có chủ tọa một cuộc hội họp kéo dài 3-ngày, được Học Viện Witherspoon tài trợ, qua đó chúng tôi có dịp mang những vị học giả hàng đầu trong mọi lãnh vực giáo dục lại với nhau gồm: sử học, đạo đức học, kinh tế học, luật học và chính sách công cộng, triết học, xã hội học, tâm thần học, và khoa học chính trị, để cùng nhau bàn thảo về hôn nhân.

Các vị học giả đã trình bày các bài viết dựa theo lãnh vực đóng góp của riêng họ vào sự hiểu biết chung về hôn nhân, và mỗi một ngành đưa ra những kiến thức hết sức uyên thâm về tầm quan trọng của hôn nhân trên bình diện các cá nhân lẫn quốc gia. Các bài viết này không dính dáng gì cả đến sự khải hoàn, quyền tôn giáo hay những lý luận phe phái. Có thể thuật ngữ chính xác nhất để mô tả công trình này chính là “luận lý hành động chung” (public reason at work).

Và những kết luận từ mỗi một tham dự viên tham gia cuộc hội thảo tựu chung lại đó là: (a) hôn nhân là quan trọng; (b) hôn nhân đang ở trong tình trạng khủng hoảng; và (c) chúng ta có thể diện đối một sự chối bỏ chính thức của hôn nhân nếu cứ tiếp tục rớt sâu vào cái gọi là hôn nhân “đồng giới.”

Giáo Sư Elshtain thuộc trường Đại Học Chicago và tôi đã quyết định biên soạn những bài viết này thành một cuốn sách vì những thông tin và những cuộc tranh luận mà chúng tôi đã có đủ may mắn để lắng nghe tại buổi hội thảo, cần phải được loan truyền ra khắp cả nước. Mỗi một người công dân Mỹ nào biết lo lắng về xã hội dân sự, về hiện trạng của các con mình và về điều kiện hôn nhân của mình trong nền văn hóa của chúng ta cần phải biết về những khám phá mang tính uyên bác được báo cáo trong bộ sưu tập này.

Hiện tại lúc này đây, đang diễn ra một cuộc tranh luận công khai về hôn nhân, nhưng chúng rất thường hay bị rơi vào (devolve) những cuộc la hét, mắng chửi nhau chỉ về đề tài “hôn nhân” đồng giới mà thôi. Dự án của chúng tôi cố tìm cách tránh khỏi cái bẫy (pitfall) lớn này, và giám xét lại toàn bộ những khúc mắc về mặt xã hội trong việc thảo luận về hôn nhân như: tình trạng không cha (fatherlessness), tình trạng sống chung hay sống thử với nhau mà chưa có hôn thú (cohabitation), tình trạng ly dị, hiện tượng sinh con ngoài giá thú, vân vân.

Tuy rằng tôi không thể đề cập hết tất cả mọi chương trong cuốn sách này, nhưng có ba bài viết, được viết ra từ quan điểm của khoa học xã hội mà tôi sẽ đề cập tới. Giáo Sư Don Browning của trường Đại Học Chicago và Nữ Giáo Sư Elizabeth Marquardt—tác giả của “Sự Phân Tách của Thế Giới” (World’s Apart), có một bài viết rất hay, với nhan đề: “Thế Còn Các Đứa Trẻ Thì Sao? Những Thận Trọng Phóng Khoáng về Hôn Nhân Đồng Giới Tính” (What About the Children? Liberal Cautions on Same-Sex Marriage).

Maggie Gallagher, chủ tịch của Học Viện về Hôn Nhân và Chính Sách Công Cộng (Institute for Marriage and Public Policy), có một bài viết rất sâu sắc, với nhan đề gọi là “Hôn Nhân Bảo Vệ Cho Hiện Trạng Sung Túc của Đứa Trẻ Như Thế Nào?” (How Does Marriage Protect Child Well-Being?).

Giáo Sư W. Bradford Wilcox, trợ lý giáo sư về xã hội học tại trường Đại Học Virginia kết luận trong cuốn sách với phần phản ánh về ảnh hưởng của hôn nhân ít ra là trong xã hội, trong bài luận của Giáo Sư có nhan đề “Khốn Khổ Thay Cho Các Con Nhỏ: Hôn Nhân, Người Nghèo, và Phúc Lợi Chung” (Suffer the Little Children: Marriage, the Poor, and the Commonweal.)

Những bài luận khác gồm có phần tranh cãi về việc phải chấp nhận chuyện “hôn nhân” đồng giới như thế nào để xóa bỏ đi mọi nguồn về nguyên tắc của việc từ bỏ tục đa thê (polygamy) và tục polyamory, nghĩa là sự hiệp kết của vô số bạn tình dục lại với nhau; cuộc thảo luận mang tính mở mang về việc “ly dị không lý do” (no-fault divorce) hay ly dị đơn phương, đã làm suy yếu đi hôn nhân theo nghĩa của sự kết hợp như thế nào; và những bài học rút ra được từ lỗi lầm của chúng ta trong việc ôm lấy việc ly dị “đơn phương” khiến chúng ta thận trọng đến cở nào khi chúng ta diện đối với thậm chí nhiều sự thay đổi triệt để hơn; và những tranh luận về tầm quan trọng của hôn nhân vì các lý do chính trị, pháp lý, và sự phồn vinh kinh tế của xã hội chúng ta.

Khi thế hệ trước bắt đầu thảo luận về chuyện ly dị “đơn phương,” thậm chí đã có rất ít người suy đoán là liệu có nên cho phép Ông Adong dễ dàng ly dị Bà Evà không, và liệu điều đó sẽ có những ảnh hưởng tích cực nào trên hôn nhân và xã hội xét về mặt tổng thể gì hay không. Với sự nhận thức muộn màng (hindsight), chúng ta có thể thấy được rằng việc giới thiệu ra chuyện ly dị “đơn phương” đã làm thay đổi một cách thậm tệ như thế nào, sự hiểu biết của con người có liên quan đến ý nghĩa của hôn nhân, cùng với những hệ quả hủy diệt xã hội một cách rất tồi tệ và bi đát.

Cảm nghiệm này nên khiến chúng ta phải hết sức cẩn thận trong những lời tuyên bố nào để chúng ta có thể nhìn nhận mối quan hệ của Ông Adong và Bà Evà như là một mối quan hệ “hôn nhân” mà không còn phải làm xói mòn thêm về sự hiểu biết của công chúng về đâu mới đúng là ý nghĩa thật sự của hôn nhân.

(H): Thưa Giáo Sư, nếu xét về tính chất tổng thể của cuốn sách, đặc biệt là vào sự đóng góp cụ thể của Giáo Sư, có một chương nói về triết lý thực tiển và hôn nhân. Thế Giáo Sư có ý gì khi nói rằng hôn nhân, “tự bản chất của nó đã là sự tốt đẹp rồi” trong bài viết của Giáo Sư?

(T): Thưa, tôi muốn ám chỉ rằng hôn nhân nếu được hiểu theo một cách đúng đắn thì nó cao hơn những gì được ám chỉ về mặt bên ngoài của nó. Giá trị của hôn nhân không chỉ thuần tuý là một công cụ. Hôn nhân chính là nhân bản vị tốt đẹp (basic human good), tức là một khía cạnh không thể nào được coi thường về sự phồn vinh và sự trọn vẹn của một người nam và một người nữ, cùng hiệp kết lại với nhau, và xem nhau như là người bạn phối ngẫu của nhau.

Khi có một ai đó hiểu đúng nghĩa của hôn nhân như là sự bổ sung độc nhất và vĩnh viễn về sự quy hợp giới tính cho nhau trong sự hiểu biết, yêu thương và trung thành chia sẽ cuộc sống được tạo dựng nên từ sự kết hợp thân xác để trở nên một, thì người đó nhận thấy rằng hôn nhân cho họ lý do để hành động vì nhau, chứ không phải lệ thuộc vào những mục đích hay những mục tiêu ti tiện nào.

Trong việc kết hiệp giữa người nam và người nữ ở mổi cấp độ con người, tức cấp độ về sinh vật học, về tình cảm, về ý định (dispositional), về lý trí, và về tinh thần – thì hôn nhân chính là một sự chọn lựa đáng dễ hiểu. Cũng giống như hầu hết quan điểm nền tảng của tình bằng hữu không phải là hôn nhân, thì tự nó cũng chỉ là tình bằng hữu mà thôi, còn mặt khác, tình bằng hữu đó cũng còn có hữu dụng như là các phương tiện, còn quan điểm nền tảng của hôn nhân, chính là tự bản chất của hôn nhân mà thôi.

(H): Thưa Giáo Sư, Ông lưu ý rằng phần lớn những sự hiểu biết không rõ ràng, rối bời về tình dục và hôn nhân trong nền văn hóa của chúng ta là do nó được bắt nguồn từ suy nghĩ của nhà triết học người Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 là David Hume. Tại sao lại là như thế được?

(T): Thưa, tôi không muốn đổ tội quá nhiều vào cho Ông David Hume tội nghiệp này.

Như tôi đã nêu ra trong chương về “Ý Nghĩa của Hôn Nhân,” chính bản thân của Hume là có những quan điểm rất bảo thủ về hôn nhân, bằng việc nhìn nhận nó có một tầm quan trọng sâu sa trong việc kết hiệp xã hội, xứng đáng cần và nhận được sự trợ giúp và bảo vệ từ các thể chế chính thức của xã hội và bởi các tập tục và lề thói của con người. Vấn đề ở đây không phải là những gì mà Hume đã giảng dạy về hôn nhân, nó chính là chổ mà Hume dạy về việc lý luận thực tiển và sự thật luân lý.

Như tôi đã quan sát, một sự hiểu biết đúng đắn về hôn nhân thì dễ nhận ra hôn nhân tự bản chất của nó là sự tốt đẹp rồi, đó là theo những gì mà Germain Grisez gọi, còn tôi thì gọi đó là một nhân bản vị tốt đẹp-tức là một điều gì đó mà con người có lý trí để chọn một cách chính xác không thể sai vào đâu được vì lẽ họ nắm bắt được giá trị đích thực của nó nhưng là khía cạnh không thể nào xem nhẹ hay coi thường được về sự phồn vinh và trọn vẹn của con người.

Thế nhưng Hume dạy rằng, không có nhân bản vị tốt, nó chỉ thuần tuý là những lý luận mang tính đặc trưng để chọn lựa và hành động. Hơn nữa, Hume cho rằng, tất cả mọi cùng đích của chúng ta được trao ban bởi những yếu tố thúc đẩy như: cảm giác, sự mong ước, tình cảm-những điều mà Hume gọi là “những đam mê” (passions).

Thì khi đó lý trí được giảm xuống và được coi thuần túy chỉ là một vai trò mang tính đặc thù trong việc suy tính thiệt hơn, chọn lựa, và hành động mà thôi. Lý trí không thể nhận dạng ra được đâu là những mong ước dễ hiểu, và vì thế đâu là sự đáng chọn lựa; vai trò của nó, theo cái nhìn của Hume, chỉ thuần túy để nhận diện ra những phương tiện hữu ích để chúng ta có thể đạt được bằng bất cứ giá nào, nếu chẳng may đó là mong ước của chúng ta.

Như Hume tóm tắt lại quan điểm của Ông: “lý luận chỉ làm nô lệ cho những đam mê mà thôi, và có thể giả vờ để phục vụ hay vâng lời cho những đam mê đó.”

Tới một mức độ nào đó, giảng dạy của Hume đã được chấp nhận, cho dẫu về mặt chính thức hay chỉ thuần túy về sự ẩn ý (implicity), bằng những người nam và những người nữ thời nay, đã khiến cho họ phải chấp nhận một kiểu chủ nghĩa mang tính chủ quan- mà đôi lúc được gọi là “luân lý thiển cận” (moral non-cognitivism) – tức xem thường ý nghĩa đúng đắn của hôn nhân và những nhân bản vị tốt đẹp khác.

Chính điều cụ thể nào đã làm hủy hoại đến hôn nhân, vì lẽ, hôn nhân chính là một kiểu liên kết chỉ có thể được tham dự vào một cách trọn vẹn bởi những ai, tuy tầm thường, nhưng hiểu đúng được ý nghĩa đích thực của hôn nhân mà thôi. Khả năng của sự hiểu biết đó làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta như là những người phối ngẫu, cho dẫu là cuộc hôn nhân đó được chúc phúc bằng việc có con cái hay không, với tư cách là các bậc làm cha-mẹ, thì điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự hiểu biết của chúng ta về nó, để biết nắm bắt nó một cách sâu sắc hơn là biến nó thành giá trị thuần túy mang tính công cụ mà thôi.

(Còn Tiếp…)