Cuộc đời niên thiếu của thánh Gioan Vianey chẳng có gì là đặc sắc để dự đoán sẽ có một tương lai rực rỡ và vĩ đại. Gioan là con của một gia đình nông dân nghèo ở gần thành phố Lyons. Gioan chỉ có một ước vọng duy nhất là trở thành linh mục. Nhưng nguồn gốc khiêm tốn và học vấn yếu kém, Gioan khó mà có thể thực hiện được nguyện vọng này. Tuy vậy nhờ vào sự cố gắng phi thường, Gioan được đặc biệt nhận vào chủng viện. Việc học hành bị gián đoạn vì phải thi hành lệnh gọi nhập ngũ. Trên đường ra mặt trận ở biên giới Tây Ban Nha, Gioan đã đào ngũ vì không muốn thấy cảnh chém giết đẫm máu. Năm 1810, sau khi có lệnh miễn tố thì Gioan được trở lại chủng viện tiếp tục tu hành.
Mặc dù cố gắng và nhiệt tình trong việc học hành, Gioan vẫn là một học viên rất thường, nhưng được vị bảo trợ nâng đỡ và đã đưa ra ý kiến với ban giám đốc: “Giáo hội cần những linh mục thông thái nhưng cũng cần đến những linh mục thánh thiện.” và cuối cùng Gioan được chịu chức linh mục lúc 29 tuổi nhờ vào lòng đạo đức trổi vượt. Cha Gioan dược bổ nhiệm làm cha phó một thời gian ngắn. Năm 1817 Cha Gioan được gởi đi làm cha xứ một họ đạo gồm 250 giáo dân ở một vùng xa xôi hẻo lánh mà Tòa Giám mục có thể tìm được cho ngài.
Đối với cha Gioan, một họ đạo nhỏ bé hẻo lánh không quan trọng, điều quan trọng là làm sao mà cứu rổi được đàn chiên của mình. Giáo dân rất cảm động khi thấy cha xứ sống nghèo nàn và luôn sẵn sàng giúp giáo dân khi họ cần đến. Sau những công việc mục vụ cha Gioan thường trầm ngâm cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa hàng giờ. Các bài giảng của cha Gioan rất đơn sơ, diều mà cha Gioan muốn nhấn mạnh là tránh xa những cuộc vui chơi trần tục; không làm việc ngày chúa nhật và siêng năng làm những công việc đạo đức.
Lòng đạo đức của cha Gioan thu hút được nhiều người đến nơi hẻo lánh này. Cha Gioan là một cha giải tội rất thánh thiện. Cha đọc được ý nghĩ của người đi xưng tội. Cha Gioan làm cho mọi người kinh ngạc khi cha đọc được ý nghĩ thầm kín trong lòng họ và chỉ dẫn cho họ con đường ăn năn hối cài để trở về với lòng thương yêu của Thiên Chúa. Từng làn sóng người đến xin cha Gioan giải tội, mùa đông cũng như mùa hè có lúc cha Gioan đã ngồi trong tòa giải tội từ sáng đến tối, có nhiều ngày từ 15 đến 18 tiếng đồng hồ.
Đến gần cuối đời của ngài, sở hỏa xa đã tổ chức những chuyến tàu đặc biệt để chở khách hành hương đến làng Ars. Cho đến khi chết vào năm 1859, cha Gioan là một khuôn mặt được yêu mến nhất nước Pháp. Vua Nã Phá luân Đệ Tam đã tặng cha Gioan huy chương cao quý nhất nước Pháp: “Bảo quốc huân chương” (Légion d’Honneur). Cha Gioan đã không mở chiếc hộp đựng mề đay mà chỉ nói rằng: “Tôi không biết tôi đã làm gì để được vinh dự này tôi chỉ còn nhớ tôi là một người lính đào ngũ..”
Dĩ nhiên cha Gioan không hề ước mong được trở nên nổi tiếng, ước mong duy nhất là trở thành linh mục chăm sóc linh hồn các con chiên như một người chăn chiên tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đàn chiên của mình.
Thánh Gioan Maria Vianney dược Đức Giáo Hoàng Pius XI tuyên phong hiển thánh năm 1925 và là đấng bảo trợ cha xứ các họ đạo.
Mặc dù cố gắng và nhiệt tình trong việc học hành, Gioan vẫn là một học viên rất thường, nhưng được vị bảo trợ nâng đỡ và đã đưa ra ý kiến với ban giám đốc: “Giáo hội cần những linh mục thông thái nhưng cũng cần đến những linh mục thánh thiện.” và cuối cùng Gioan được chịu chức linh mục lúc 29 tuổi nhờ vào lòng đạo đức trổi vượt. Cha Gioan dược bổ nhiệm làm cha phó một thời gian ngắn. Năm 1817 Cha Gioan được gởi đi làm cha xứ một họ đạo gồm 250 giáo dân ở một vùng xa xôi hẻo lánh mà Tòa Giám mục có thể tìm được cho ngài.
Đối với cha Gioan, một họ đạo nhỏ bé hẻo lánh không quan trọng, điều quan trọng là làm sao mà cứu rổi được đàn chiên của mình. Giáo dân rất cảm động khi thấy cha xứ sống nghèo nàn và luôn sẵn sàng giúp giáo dân khi họ cần đến. Sau những công việc mục vụ cha Gioan thường trầm ngâm cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa hàng giờ. Các bài giảng của cha Gioan rất đơn sơ, diều mà cha Gioan muốn nhấn mạnh là tránh xa những cuộc vui chơi trần tục; không làm việc ngày chúa nhật và siêng năng làm những công việc đạo đức.
Lòng đạo đức của cha Gioan thu hút được nhiều người đến nơi hẻo lánh này. Cha Gioan là một cha giải tội rất thánh thiện. Cha đọc được ý nghĩ của người đi xưng tội. Cha Gioan làm cho mọi người kinh ngạc khi cha đọc được ý nghĩ thầm kín trong lòng họ và chỉ dẫn cho họ con đường ăn năn hối cài để trở về với lòng thương yêu của Thiên Chúa. Từng làn sóng người đến xin cha Gioan giải tội, mùa đông cũng như mùa hè có lúc cha Gioan đã ngồi trong tòa giải tội từ sáng đến tối, có nhiều ngày từ 15 đến 18 tiếng đồng hồ.
Đến gần cuối đời của ngài, sở hỏa xa đã tổ chức những chuyến tàu đặc biệt để chở khách hành hương đến làng Ars. Cho đến khi chết vào năm 1859, cha Gioan là một khuôn mặt được yêu mến nhất nước Pháp. Vua Nã Phá luân Đệ Tam đã tặng cha Gioan huy chương cao quý nhất nước Pháp: “Bảo quốc huân chương” (Légion d’Honneur). Cha Gioan đã không mở chiếc hộp đựng mề đay mà chỉ nói rằng: “Tôi không biết tôi đã làm gì để được vinh dự này tôi chỉ còn nhớ tôi là một người lính đào ngũ..”
Dĩ nhiên cha Gioan không hề ước mong được trở nên nổi tiếng, ước mong duy nhất là trở thành linh mục chăm sóc linh hồn các con chiên như một người chăn chiên tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đàn chiên của mình.
Thánh Gioan Maria Vianney dược Đức Giáo Hoàng Pius XI tuyên phong hiển thánh năm 1925 và là đấng bảo trợ cha xứ các họ đạo.