Ngày Phụ Tử 18 Tháng 6 - vài dòng suy tư gởi lại…..

Nếu Chủ Nhật thứ hai của Tháng Năm dành để vinh danh Người Mẹ, thì Chủ Nhật thứ ba của Tháng Sáu dành để vinh danh Người Cha, vậy Ngày Phụ Tử này chính là ngày gì vậy?

A. Ngày Phụ Tử Và Đôi Dòng Lịch Sử

Ngày Phụ Tử giờ đây đã trở thành một biểu tượng chung trên toàn cầu, là ngày để biểu lộ tình yêu thương và sự kính trọng của chúng ta dành cho những người Cha của chúng ta. Chúng ta, những người con trai và con gái, trên khắp thế giới vào ngày này, tất cả đều dành thời gian để đến gặp gỡ và chúc mừng cho những người Cha của riêng chúng ta.

Xét về mặt lịch sử, Ngày Phụ Tử có nguồn gốc từ cả tôn giáo lẫn xã hội. Theo truyền thống Công Giáo La Mã, ngày này vẫn thường được tổ chức vào Ngày Lễ Kính Thánh Cả Giuse. Ngày Thánh Cả Giuse là ngày được dành riêng để tôn kính Thánh Cả Giuse, chồng của Đức Maria, và là phụ thân của Chúa Giêsu.

Bà Sonora Dodd
Xét về bối cảnh xã hội, Ngày Phụ Tử được xem là ngày kỷ niệm mang tính cách quốc gia, để ghi công một người phụ nữ, vốn được biết đến như là người đã sáng lập ra Ngày Phụ Tử tại Hoa Kỳ. Đó là Bà Sonora Smart Dodd, một cư dân của thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington, và Bà cũng là một trong 6 người con nhân được sự chăm sóc bởi người Cha của Bà.

Cha của Bà, Cụ William Jackson Smart, là một cựu chiến binh của Cuộc Nội Chiến, người đã một mình như gà trống nuôi cả đàn con sau khi mẹ của Bà qua đời. Người ta kể rằng, được cảm hứng từ việc Bà Anna Jarvis thiết lập ra Ngày Hiền Mẫu, Bà Sonora liền nảy sinh ra ý định để tôn vinh về người Cha trong khi đang lắng nghe một bài giảng về Người Mẹ trong Ngày Hiền Mẫu tại nhà thờ vào năm 1909.

Vì Cha của Bà chào đời vào tháng 6, do đó, Bà cùng các anh chị em của Bà đã tìm cách để tổ chức Ngày Phụ Tử cũng vào Tháng 6. Do đó, Ngày Phụ Tử đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 tại thành phố Spokane, thuộc tiểu bang Washington. Rất nhiều người như: Thượng Nghị Sĩ William Jennings Bryan thời đó, đã ủng hộ việc tổ chức ra ngày này trên cơ sở không được chính thức cho lắm. Sau đó, Tổng Thống Woodrow Wilson đã đích thân được gia đình của Ông vinh danh vào Ngày Phụ Tử của năm 1916.

Tám năm sau đó, vị Tổng Thống thứ 13 của Hoa Kỳ là Tổng Thống Calvin Coolidge đã đề nghị tổ chức Ngày Phụ Tử như là một ngày nghĩ lễ của quốc gia. Vào năm 1926, Ủy Ban về Ngày Phụ Tử Quốc Gia được thành lập tại thành phố New York.

Vào năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson chính thức để cho ngày này trở thành một ngày lễ được tổ chức vào ngày 3 tháng 6 hằng năm. Ngày Lễ này cuối cùng đã được chính thức công nhận dưới thời của Tổng Thống Richard Nixon vào năm 1972, và Tổng Thống Richard Nixon đã quyết định chọn Chủ Nhật thứ ba của Tháng 06 dành để tôn vinh những người làm Cha, mà chúng ta gọi là Ngày Phụ Tử thời nay.



B. Ngày Phụ Tử Với Các Quốc Gia Trên Khắp Thế Giới

Tại Áo Quốc, Ngày Phụ Tử được tổ chức vào Chủ Nhật thứ hai của Tháng 06.

Tại Úc và Tân Tây Lan: vào Chủ Nhật đầu tiên của Tháng 09

Tại Argentina, Canada, Chile, Pháp, Nhật Bổn, Hòa Lan, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Malta: vào Chủ Nhật thứ ba của Tháng 06.

Tại Bỉ: vào Ngày Thánh Giuse tức vào ngày 19 Tháng 03, và Chủ Nhật thứ hai của Tháng 06.

Tại Ba Tây: vào Chủ Nhật thứ hai của Tháng 08

Tại Bulgaria: vào Ngày 20 Tháng 06

Tại Đan Mạch: vào Ngày 5 Tháng 06

Tại Đức Quốc: vào Ngày Lễ Chúa Về Trời

Tại Nam Triều Tiên: vào Ngày 8 Tháng 05

Tại Trung Cộng và Đài Loan: vào Ngày 8 Tháng 08

Tại Lithuania: vào Chủ Nhật đầu tiên của Tháng 06

Tại Scandinavia và Phần Lan: vào Chủ Nhật thứ hai của Tháng 11

Tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: vào Ngày 19 Tháng 03

Tại Thái Lan: vào Ngày 5 Tháng 12

Tại Việt Nam: cũng giống như Hoa Kỳ, tức vào Chủ Nhật thứ ba của Tháng 06.



C. Ngày Phụ Tử - Nhớ Về Một Vị Linh Mục Tuyên Úy Hài Hước, Thánh Thiện Và Can Đảm

Những chuyện kể về một vị Linh Mục Tuyên Úy anh dũng đã bị trọng thương được bắt đầu như sau:

Ngài là một vị linh mục rất hài hước và xem thường mọi hiểm nguy. Đó là tất cả những gì mà những người bạn và gia đình của Ngài có thể tóm gọn về một vị Linh Mục Công Giáo, người đã trở thành vị Linh Mục Tuyên Úy đầu tiên của Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ bị trọng thương tại Irắc. Lúc đó, đúng ra, Ngài phải có mặt tại Bosnia.

Cha Timothy Vakoc bị trọng thương vào ngày 30 tháng 5 năm 2004 vì bom được cho nổ đặt ở bên đường khi Ngài đang quay trở về căn cứ sau khi cử hành Thánh Lể Ngày Chủ Nhật cho các binh sĩ nơi trận địa. Đó cũng là ngày kỷ niệm 12 năm Ngài được thụ phong chức Linh Mục.

Nói với tờ Register, Jeff – anh ruột của Ngài nói: “Cha bị sức mạnh của vụ nổ tấn công.”

Vụ nổ đó đã khiến cho Cha Vakoc bị mất đi mắt trái, bị chấn động thần kinh, và bộ não về phía bên phải của Ngài cũng bị liệt luôn, và vào lúc mà bài báo này được đưa lên trang báo của tờ Register, thì Ngài đang phải chống lại sự nhiễm trùng viêm màng não, một thứ bệnh mà mọi binh sĩ bị thương tại chiến trường Irắc, ai cũng bị mắc phải cả, không trừ một ai.

Sau khi được điều trị tại một bệnh viện dã chiến của Lục Quân ở Baghdad, Ngài được cấp cứu đưa về Trung Tâm Y Tế Vùng Landstuhl tại Đức Quốc. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2004, Ngài được đưa về Bệnh Viện Quân Đội Walter Reed tại Washington, D.C. để được điều trị.

Theo người chị ruột của Ngài, Bà Anita Brand, thì tình trạng của Ngài “rất là nguy cập, được các bác sĩ theo dõi 24/24, ổn định và còn một chút hy vọng.” Các bác sĩ đã giữ Ngài trong tình trạng hôn mê bằng việc dùng các chất hóa học để cho phép bộ não của Ngài có thể được lành trở lại.

Jeff nói thêm, Cha Vakoc cảm thấy Irắc chính “là nơi mà Ngài cần đến. Ngài cảm thấy đó chính là ý chỉ của Thiên Chúa, và Ngài rất lạc quan về những gì mà quân đội Hoa Kỳ đang cố hoàn thành tại Irắc.”

Cha Timothy Vokoc
Ngài đã có lần nói với chị của Ngài rằng, “Điểm an toàn nhất cho em chính là ở ngay giữa trung tâm về ý chỉ của Thiên Chúa, chính là ở ngay giữa vùng lửa đạn, cùng với các binh sĩ.”

Trước khi Ngài bị trọng thương, tờ Register đã có dịp phỏng vấn Cha Vakoc. Buổi phỏng vấn mà Ngài “mô tả về ý định được hiện diện để chăm sóc mục vụ cho các binh sĩ” và được nhắc tới khá rộng rải sau khi cuộc tấn công xảy ra.

Trong email trả lời cuộc phỏng vấn Ngài nói: “Điểm quan trọng sau cùng chính là việc giúp đỡ cho các binh sĩ, bằng chính việc Ngài phải có mặt cùng họ, và cùng bước đi với họ. Tôi luôn cầu nguyện cho các binh sĩ còn sống cũng như đã tử trận. Tôi mang các phép bí tích của Giáo Hội, tôi mang ánh sáng và tình yêu của Chúa Kitô vào trong những hoàn cảnh tối tăm nhất đó cho các binh sĩ.”

Trong lúc Ngài còn năm viện, thì gia đình của Ngài cho biết, điều mà họ cần nhất bây giờ chính là những lời cầu nguyện.

Jeff nói thêm: “Chúng tôi được Thiên Chúa chúc phúc rất nhiều. Ai ai cũng cầu nguyện cho Tim cả. Hy vọng của tôi chính là Ngài trở lại và ít ra là có thể hoạt động được.”

Giải Giới Đức Tin

Các đồng sự và những giáo dân mô tả về Cha Vakoc như là “một vị Linh Mục rất ư là chân chất và giản dị.”

Cha John Echert nói: “Ngài là một người rất chân thật, không hề mưu mẹo gì cả. Ngài làm việc rất chăm chỉ để chuẩn bị các bài giảng của Ngài, và mọi người cảm thấy rất gần gũi với Ngài.”

Polly và David Novack cũng đồng ý như vậy. Cả hai được Ngài cử hành lễ cưới vào năm 1995. Cô Polly khen ngợi đức tín thành thật và sự hài hước của Cha Vakoc.

Cô nói: “Nếu Ngài cảm thấy rằng bạn nên tổ chức lại cuộc sống đâu cho ra đó, thì Ngài sẽ nói thẳng điều đó với bạn liền. Do đó, khi tôi khám phá ra là tôi đã mang thai đứa con thứ ba, tôi rất là giận dỗi. Chính Cha Vakoc đã nói với tôi rằng, ‘Thiên Chúa phải nghĩ rằng con là một người mẹ rất gương mẫu nên Ngài mới cho con đứa trẻ thứ ba. Do đó, hãy biết mà cảm tạ Ngài đi con ạ!’”

Cô nói tiếp, dẫu cho mọi hoàn cảnh có phức tạp và đớn đau đến mấy, lúc nào Ngài cũng có thể làm cho bạn yêu đời bằng chính sự hài hước, và dí dõm của Ngài.

Đại Úy Felix Acosta thuộc Tiểu Đoàn Công Vụ 416th tại Mosul cũng khẳng định về điều tương tự.

Đại Úy kể, có lần Cha Vakoc quên mang nước thánh cho Thánh Lễ Phục Sinh của năm 2004, thế là Ngài lấy một chai nước uống mà các binh sĩ đang mang, làm phép nó và “Ngài tưởng rằng Ngài mở nắp chai của bình nước hở ra một chút thôi, để vẫy lên chúng tôi, thế nhưng không ngờ nước đổ ra rất nhiều, thế là tất cả chúng tôi ai nấy cũng đều bị ướt sũng.”

Còn Cha Francis Kittock, người giám sát việc bổ nhiệm đầu tiên của Cha Vakoc tại Nhà Thờ Thánh Charles Borromeo vào giữa năm 1992 đến năm 1993, giờ đây đã nghĩ hưu nói rằng: “Ngài là một con người rất tràn đầy ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần, và biết yêu thương tất cả mọi người. Ngài thường bận rộn với rất nhiều chuyện, và nổi tiếng là người luôn đến trể, thế nhưng không bao giờ mà Ngài không đến cả. Ngài có thể đi đến bất kỳ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào, và Ngài luôn bao giờ cũng cảm thấy như đang ở chính nhà riêng của mình vậy, do đó, Ngài đúng là người mà Lục Quân rất cần đến.”

Một trong những sĩ quan chỉ huy của Cha Vakoc nói rằng Ông rất có ấn tượng về sự tận hiến của vị linh mục này trong việc phục vụ Thiên Chúa và các binh sĩ của Ngài.

Trung Tá Dennis Thompson thuộc Lữ Đoàn Yểm Trợ 296 đóng tại Mosul nói: “Việc Ngài quay trở lại để phục vụ cho các binh sĩ của chúng tôi cho thấy rằng Ngài không bao giờ để cho những nguy hiểm của chiến trận cản ngăn việc phục vụ quên mình của Ngài.”

Trung Tá Thompson giải thích rằng việc Cha Vakoc luôn cố tìm mọi cách để cử hành Thánh Lễ cho tất cả mọi binh sĩ thuộc Lữ Đoàn Stryker, thì đó quả đúng là một thử thách lớn nhất.

Trung Tá nói thêm: “Các binh sĩ của chúng tôi vẫn thường dàn trải ra rất nhiều nơi trong một vùng bằng cở tiểu bang Connecticut, và luôn ở vào vùng lãnh thổ rất hiếu chiến và nguy hiểm của kẻ thù. Và chẳng có điều gì có thể làm ngăn cản Cha Tim, để Ngài luôn có mặt cùng với các binh sĩ của Ngài. Chúng tôi dàn quân đến bất kỳ đâu, thì Ngài cũng luôn tìm cách để cử hành Thánh Lễ cho chúng tôi, dẫu cho lúc đó chỉ có hai hay ba binh sĩ mà thôi, vốn đang đóng quân tại những tiền đồn hẻo lánh, rất nguy hiểm và xa xôi.”

Là một học sinh tốt nghiệp trường Trung Học Công Giáo Benilde-Thánh Margaret tại thành phố Minneapolis vào năm 1978, và sinh viên tốt nghiệp trường Đại Học St. Cloud, Cha Vakoc được thụ phong linh mục cho Tổng Giáo Phận St. Paul-Minneapolis vào năm 1992. Ngài phục vụ trong tư cách là cha phó tại Nhà Thờ Thánh Charles Borromeo ở thành phố St.Anthony thuộc tiểu bang Minnesota, và sau đó là Cha Sở của Nhà Thờ Thánh John Neumann tại thành phố Eagan cũng thuộc bang Minnesota từ năm 1993 đến năm 1996. Sau đó, Ngài từ bỏ chức vụ làm Cha Sở để gia nhập Lục Quân.

Cha Vakoc đã phục vụ 3 năm rưỡi như là một vị Linh Mục Tuyên Úy tại Fort Carson, thuộc bang Colorado, trước khi được cử làm Tuyên Uý cho Tiểu Đoàn Yểm Trợ 44 tại Fort Lewis, thuộc bang Washington. Tiểu Đoàn này chuyên cung cấp việc hổ trợ hậu cần cho các đơn vị có trụ sở chính tại Fort Lewis, hiện đang hoạt động khắp phía bắc của Irắc, gồm cả trụ sở của Task Force Olympia và Lữ Đoàn 3, Trung Đoàn Bộ Binh 2, lữ đoàn xe Stryker đầu tiên của Lục Quân. Cha Vakoc được điều động sang Irắc vào tháng 11/2003.

Tại Cuộc Chiến, Sự Thanh Thản Được Tỏa Lộ

Đại Tá Thompson Chuck nhớ lại việc phục vụ của Cha Vakoc khi đơn vị của họ bị dồn vào điểm chết. Đang lúc trên đường để trở về căn cứ đóng quân, xe của Đại Tá Thompson bị hư máy. Không thể sửa xe được, đoàn hộ tống buộc phải kéo nó trong suốt đoạn đường trở về còn lại.

Đại Tá nói: “Khi chúng tôi đến những vùng ngoại ô của Mosul, một trong những chiếc xe của chúng tôi bị trúng đạn phóng từ hỏa tiển. Chúng tôi buộc phải dừng lại, cấp cứu nạn nhân, và bảo toàn cho đoàn hộ tống. Ngay lập tức, Cha Vakoc đã đáp trả ngay và Ngài xuống chăm sóc cho các binh sĩ bị thương và bảo đảm rằng không còn ai khác nữa bị thương cả. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đã về được căn cứ một cách an toàn. Khi chúng tôi thả Ngài xuống, Ngài hài hước bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của Ngài về chuyến đi khá thú vị, và hy vọng sẽ được tham dự vào chuyến kế tiếp.”

Hàng trăm ngàn lời cầu chúc sức khỏe được gởi đến cho Ngài, bao gồm những vị linh mục, dòng cũng như triều, gia đình, và các bè bạn của Ngài trên khắp thế giới, trong đó có cả tôi – đã gởi lại không biết bao nhiêu là bức thông điệp và những lời cầu nguyện đến cho Ngài. Anita, chị của Ngài, đã luôn cập nhật về tình trạng sức khỏe của Ngài trên một trang Web để cho các bè bạn, các binh sĩ và tất cả mọi người thân trong gia đình của Ngài được hay tin về tiến triển của Ngài (tại trang web có địa chỉ là: www.caringbridge.com/mn/timvakoc).

Cho dẫu đó có là những binh sĩ của Ngài, những vị Linh Mục bạn hữu Ngài hay các giáo dân của Ngài, Cha Vakoc đều gây ra cho từng người một ấn tượng sâu sắc nào đó khi tất cả họ có dịp được gặp gỡ Ngài.

Vào tháng 11/2002, không lâu sau khi đứa con thứ ba của họ được chào đời, gia đình Novacks mời Cha Vakoc đến dự bữa điểm tâm. Lúc đó, Cha lấy phép từ Lục Quân.

Cô Polly Novack nói: “Đứa con trai Charlie của chúng tôi khi đó mới có 3 tuổi.” Khi Cô ta vừa kể cho Charlie nghe về việc Cha Vakoc vừa mới trải qua một tai nạn, thì cậu bé Charlie lúc đó liền nói rằng, “Cha là người đã làm cho mẹ cười và khóc khi mẹ nói lời tạm biệt với Cha, đúng không?”

Kể lại gương hy sinh anh dũng của Cha Timothy Vakoc trong Ngày Phụ Tử này, như là cách muốn gởi lại sự kính trọng và tri ân dành cho Cha, và cũng kêu gọi tất cả các bạn hãy cùng dâng lời nguyện cầu cho Ngài... để Ngài sớm được bình an, khỏa mạnh, và tiếp tục phục vụ quên mình cho những người con tinh thần của Ngài, một ước vọng mà Ngài vẫn hằng đeo đuổi.....



D. Ngày Phụ Tử - Những Câu Nói Để Đời

“Một người Cha khôn ngoan, sáng suốt chính là một người Cha biết rõ về con mình.” - William Shakespeare

“Vào lúc mà một người đàn ông nhận thấy rằng cha của mình có lẽ đúng, thì người đàn ông đó thường hay có một đứa con trai, người luôn nghĩ rằng ông ta là sai trái.” – Charles Wadsworth

“Để trở thành một người Cha thành công, có một quy luật mang tính tuyệt đối là: khi bạn có con, thì đừng nhìn đến nó trong hai năm đầu.” – Ernest Hemingway

“Đôi lúc người đàn ông nghèo khổ nhất để lại cho các con mình sự kế thừa giàu nhất.” – Ruth E. Renkel

“Chuyện ai là Cha tôi, điều đó không mấy quan trọng cả, mà điều quan trọng chính là ai là người mà tôi nghĩ đó là Cha tôi.” – Anne Sexton

“Điều quan trọng nhất mà một người làm cha có thể làm được cho các con cái của mình chính là hãy biết yêu thương mẹ của chúng.” – Theodore M. Hesburgh

“Cha tôi không nói cho tôi cách phải sống như thế nào; mà chính ông ta đã sống, và để cho tôi nhìn cách mà Ông đã sống.” – Clarence B. Kelland

“Những người Cha cao cả có được những đứa con cao cả.” – Euripides

“Tình yêu và sự sợ hãi. Bất kỳ điều gì mà người cha của một gia đình nói, phải truyền cảm hứng hoặc là cho tình yêu hay sự sợ hãi.” – Joseph Joubert

“Khi tôi hãy còn là một cậu bé 14 tuổi, Cha tôi chẳng có hiểu biết gì cả đến nổi tôi khó lòng mà có Ông ở bên cạnh. Thế nhưng khi tôi lên 21 tuổi, tôi hết sức ngạc nhiên về việc Cha tôi đã học hỏi được rất nhiều trong vòng bảy năm trời đó.” – Mark Twain

“Một người đàn ông chẳng bao giờ cao cả cho bằng việc quỳ xuống để giúp một đứa trẻ.” – Các Hiệp Sĩ Pythagoras

“Thật dễ dàng cho một người Cha có nhiều con cái hơn là cho các con cái có được một người Cha thật sự và đúng nghĩa.” – Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII

“Phúc thay, thật phúc thay cho người đàn ông nào biết lắng nghe những lời kêu gọi nhẹ nhàng gọi ông ta là Cha!” – Lydia M. Child

“Thật chẳng có gì khó cho lắm để trở nên là một người Cha hơn là việc đúng là một người làm Cha.” – Kent Nerburn

“Hồng ân cao cả nhất mà tôi đã từng có đến từ Thiên Chúa, chính là việc tôi gọi Ngài là Cha!” – Vô Danh

“Một đêm nọ, người Cha tình cờ lắng nghe người con cầu nguyện như thế này: Lạy Chúa, hãy biến con thành hiểu người đàn ông giống hệt y như Cha con vậy. Do đó, vào đêm hôm sau, người Cha mới cầu nguyện cùng Thiên Chúa rằng: Lạy Chúa, hãy biến con thành kiểu người đàn ông mà con trai con muốn con trở thành.” – Vô Danh



E. Ngày Phụ Tử - Những Thông Điệp Ngắn Gởi Lại

Gởi cho những người Cha của các binh sĩ, những người đã trao hiến cuộc sống của mình nơi chiến trận thay mặt cho cả quốc gia. Một người Cha không nên bao giờ chôn cất đi một đứa con, trong khi nổi đau đó vẫn hãy còn quá lớn cho các người Mẹ, những người Cha vẫn thường hay bị bỏ quên.

Gởi cho những người Cha góa vợ, những người còn sót lại bên cạnh nổi đau mất mát về những người vợ của họ. Họ đã làm hết mình, để trở thành người Mẹ lẫn người Cha cho các con cái của họ. Có những ngày rất khổ đau, khó nhọc. Những người đã chiến đấu đến cùng, để giữ cho gia đình được trọn vẹn.

Gởi cho những người Cha đã ly dị, hãy dành thời gian để nghĩ suy và trở về, vì rằng trong tất cả mọi trường hợp, nạn nhân thật sự của việc ly dị bao giờ cũng là các con.

Gởi cho những người Cha trong quân đội, những người đang vụ phụ tại nước ngoài và không thể có mặt cùng với các con cái của họ trong Ngày Phụ Tử được. Sự hy sinh của họ cho đất nước này quả thật là lớn lao. Hãy luôn nhớ rằng, cho dẫu họ ở bất kỳ nơi đâu trên khắp trái đất này, tại quê nhà này, ai ai cũng đều ghi nhớ và biết ơn họ cả.

Gởi cho những người Cha đã lìa trần, mong cho hương hồn của họ để về nơi Thánh Chúa, để khỏi vướng lại nơi lửa sâu, luyện tội!





F. Ngày Phụ Tử - Những Nghĩ Suy Của Riêng Tôi

Đối với Ngày Phụ Tử này, cũng có nhiều người rất vui, nhưng lại có không ích người cũng rất buồn. Họ buồn có lẽ là vì người Cha thể lý của họ đã lìa trần, đã sống trọn cuộc đời hy sinh cho họ, và vì họ.

Còn riêng tôi, tôi buồn vì người Cha của tôi, đã bỏ từ Mẹ tôi, khi chị em chúng tôi hãy còn rất nhỏ, để đi theo những tiếng gọi khác của ái tình, của những sự êm ái khác trong tũi nhục và tội lỗi, để rồi kết quả là một bầy con - ngoài chúng tôi ra, những người con chính thức của ông ấy. Cuộc đời của chúng tôi được lớn lên trong tình mẫu tử cao cả của người Mẹ, trong tình phụ tử cao vời cũng của người Mẹ. Những lần lệ rơi khi cả nhà bị hàng xóm và bị cả chế độ ăn hiếp và đè nén, rồi những lần đến trường, lúc tan học, khi nhìn thấy chúng bạn có đủ cha lẫn mẹ đến đón, rồi những lần bị chúng bạn giận dữ uy hiếp, bị hàng xóm và những kẻ lạ ném đá không ngơi nghĩ vào nhà, vì không theo bọn chúng, vì cố mãi duy trì “đói cho sạch, rách cho thơm,” vân vân…giọt nước mắt của tuổi thơ chúng tôi từ đó - cứ thế mà lăn dài, để rồi thành chai cứng. Hơi ấm của người Mẹ, sự hy sinh cao cả cũng của người Mẹ, và sự can đảm cũng của người Mẹ, là động lực chính, để cho chúng tôi vươn lên, để chúng tôi vượt thoát khỏi một phận số u buồn, đớn đau, tỉu nhục của tuổi ấu thơ.

Viết lên những dòng chữ này, tôi không hề oán trách chi người đã phụ bạc Mẹ tôi, người đã uy hiếp và vu khống chúng tôi, và người đã cố tìm mọi cách để hủy hoại chúng tôi ra cỏ cây, hoặc phải chết trong tội lỗi, trong tủi nhục, trong sự hận thù, và trong sự ích kỷ mãi cho đến ngày hôm nay, mà chỉ xin gấm gởi lại cùng các bạn có chung dòng tâm sự rằng, chúng ta vẫn còn có một người Cha khác, tuyệt vời hơn, cao cả hơn, thánh thiện hơn, và toàn năng hơn, chính là Thiên Chúa. Người mà tôi đã liên luỹ thầm khóc cùng, trong những tủi nhục và đớn đau nhất của cuộc đời, nơi trận chiến côi đơn ghê sợ đó ở xứ lạ, giữa những tiếng gầm thét hãi hùng của đạn bom, giữa những lần qụy ngã nơi chiến trường, và nơi dòng đời yên tĩnh ngược xuôi này. Người đã đở nâng tôi, đã dắt dùi tôi, đã cho tôi tìm thấy được niềm tin, tìm thấy được lẽ sống của một con người, mà tôi tưởng như mình đã đánh mất. Người đã cho tôi thêm sức lực, đã mở mang tâm trí hạn hẹp của tôi, đã giúp tôi vươn đến những đỉnh cao nhất của dòng đời, của danh vọng phủ phàng trần thế. Người đã luôn ở cùng tôi, trong nhiều lúc vào sanh ra tử, rồi chỉ có Người, vân cũng chỉ mỗi một mình Người thôi, đã kiên nhẫn theo tôi, dẫu có lúc tôi phủ phàng và chối bỏ Người. Tôi nghiệm được Người nhiều lắm, và tôi đang cố tìm mọi cách để trao trả lại cho Người tất cả những gì mà Người đã ban trao cho tôi, để sau này khi phải lìa trần, tôi không còn tiếc nuối về bất kỳ điều gì nữa, vì rằng khi còn sống, tôi đã làm trọn đến hơi thở cuối cùng, đã đi trọn hết con đường mà Người đã tiền định cho tôi rồi. Người đã lấp đầy nổi trống vắng từ tuổi thơ của riêng tôi, đã giúp tôi xóa tan sự thù hận, và đã cho tôi luôn nghĩ và hướng về Người trong những ngày đặc biệt như thế này…

Kể về kinh nghiệm đớn đau riêng của tôi trong Ngày Phụ Tử này, không phải là để oán trách người đã đá cơm, phủ cháo Mẹ tôi, mà để kêu gọi các bạn trẻ cùng tuổi như tôi, hoặc trẻ tuổi hơn tôi, hãy luôn biết ý thức hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của việc làm Cha, làm chồng trong một gia đình Công Giáo gương mẫu thời nay. Nếu như cuộc đời của các bạn đã từng khổ đau, đã từng phải kinh qua những phút giây “khốn nạn nhất” của cuộc sống này, thì các bạn đừng bao giờ để cho con cái của bạn, rơi vào vết xe củ, vì rằng nếu đúng là như vậy, thì xin lỗi các bạn còn “khốn nạn hơn” và “còn đáng chê trách hơn” những người đã sinh ra và đẩy đưa các bạn vào những hoàn cảnh khốn cùng nhất của cuộc sống ở thế trần này. Hãy ý thức được nổi đau trong cuộc sống của riêng các bạn, để rồi, liên lũy đem lại hạnh phúc và tiếng cười cho các trẻ thơ, cho những đứa con ngoan hiền của các bạn. Hãy trở thành những người Cha nhất mực khuôn mẫu nhất và hoàn hảo nhất, thì đó mới đúng thật sự là cách mà các bạn dám vượt qua nổi đau riêng của chính mình để làm cho cuộc đời này vẫn mãi là một màu xanh tươi mát, và êm đẹp có Người ngự trị.

Kể về nổi đớn đau không nói thành lời này, như là cách để nhắc nhớ các bạn hãy biết trở thành những người chồng cực kỳ gương mẫu cho những người vợ của các bạn. Hãy luôn đặt các bạn trong chính vai trò của những người vợ của các bạn, để hiểu được những nổi đau, những tâm tư khắc khoải thầm kín, những nổi niềm phúc hạnh chân chính, những tiếng khóc âm thầm lặng lẽ lúc đêm về, những phút giây bơ vơ một mình trong hoang vắng, hay những nổi cơ cực, những gánh nặng, những âu lo, và những vật vã của cuộc sống thường ngày của Cô ấy, để trở thành những người bạn cùng đồng hành, cùng biết chia sẽ, và cùng biết lo lắng cho nhau, để cả hai cùng hiệp nhất với nhau nên một trong lời nói lẫn hành động, vì nhau và vì tương lai của các con sau này. Để trở thành một người Cha, và một người chồng đúng nghĩa, đòi hỏi các bạn phải luôn biết hy sinh, và hy sinh tất cả, cho gia đình của riêng các bạn, cho cộng đồng và cho xã hội đã cưu mang các bạn. Vì những lúc biết cho đi tất cả, và cho đi thực lòng, cũng chính là những lúc lãnh nhận lại, lãnh nhận lại thật nhiều, nhiều hơn cả lúc cho đi. Đừng vũ phu với vợ và các con cái mình, cũng đừng đam mê bất kỳ điều gì, ngoại trừ việc biết đam mê để làm thế nào có thể thánh hóa gia đình, để đem lại công lý và hòa bình cho xã hội. Đừng đốt ngày qua tháng lại nơi hơi tàn của khói thuốc, nơi sự êm ái quá đổi của nhục dục, nơi sự chây lười, nơi lối sống thiếu mục đích, nơi tiếng ồn ào của bạo lực, của súng đạn bắn giết, hay tại những nơi mà sòng bạc, hay những việc làm trái với luật pháp xã hội, và luật pháp luân lý của con người, cùng những ly rượu, bia, cà phê thâu đêm lại là những thước đo chính của sự giàu có vật chất thường ngày.

Sâu Lắng Tình Cha
Kể về nổi đau rất riêng này như là cách để nhắn nhủ rất nhỏ với các bạn rằng, chúng ta không còn cô đơn và tủi nhục nữa nếu như chúng ta biết chạy kịp về với Thiên Chúa. Nếu có lúc nào đó mà các bạn đã từng lầm lỡ, đã từng phủ phàng và bỏ bê gia đình, con cái và những người vợ: rất đỗi yêu thương; rất mực thủy chung; rất mực hy sinh tất cả cho bạn và các con mà bạn đã từng tạo ra - trong những lúc hứng khởi nhất của nhục dục, của sự ham muốn cao độ của thể xác tầm thường và ích kỷ; những người vợ, rất mực kiên nhẫn đứng đó, để đợi chờ bạn một ngày trở về để cho gia đình được xum họp, cho tiếng cười được âm vang, cho ánh đèn khỏi phải hiu hắt trong những đêm lạnh, trái gió trở trời, cho niềm hạnh phúc được trọn vẹn, cho nổi nhung nhớ khỏi phải vơi đầy; những người vợ, rất mãi hy vọng và tin tưởng rằng: ngày mai rồi trời sẽ lại sáng, mưa tạnh rồi lại nắng lên,…., thì các bạn hãy mau biết quay về, hãy mau quay về đi, đừng mãi chần chừ nữa, đừng mãi do dự nữa, hãy can đảm lên, các bạn hỡi, để quay trở về, cũng giống như người con hoang đàng xưa kia, để được Thiên Chúa xót thương, dũ lòng, để được Ngài tha thứ, và tha thứ tất cả, để cho vầng trăng kia luôn tỏ rạng trong đêm tối, để soi đường những kẻ lầm lỡ khác.

Kể lại nổi đau này, không phải là để than thân trách phận, để vạch áo cho người xem lưng, hay để lên tiếng phê phán nặng nhẹ: vì rằng, chuyện đó giờ đây chẳng còn có ích lợi chi nữa dẫu đó đúng là niềm đau, nhưng niềm đau đó, nay đã thuộc hẳn về quá khứ rồi, vì thời gian đã xóa nhòa khổ đau, nhưng chỉ mong người hãy biết trổi dậy, hãy biết thú tội ăn năn, và hãy biết quay về đường ngay nẻo chánh mặc dầu đã quá muộn rồi, để đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn còn đó một chút nghĩa tình, để trao lại cho đời. Gợi lại nổi niềm này, cũng là cách để kêu gọi các bạn cùng cảnh ngộ, hãy biết trở về, đừng phí thêm thời gian nữa, đừng đánh mất thêm nữa một chút sĩ diện còn rơi rớt lại của những kẻ vốn đã một thời là đấng trượng phu, uy dũng, kiêu hùng, của những người thiếu phụ, mà vai gánh luôn hằng nặng, luôn khắc khoải khổ đau suốt ngày qua tháng lại, vì đàn con nhỏ dại, côi cút, đơn sơ, và suy yếu…Yêu để làm gì, phải chăng là để gây ra khổ đau cho đời, cho vợ và con cái mình, cho xã hội và cho cả Giáo Hội của mình nữa…Yêu để làm gì mà phải đánh mất đi cả sĩ diện của riêng mình, của tổ tông mình, để bỏ từ đi chính đức tin Công Giáo của riêng mình, để theo gọi và phục tùng cho những thứ thần linh, ma quái khác… Các bạn hỡi, hãy yêu cho thật kỹ, cho thật chính chắn, cho thật sâu sắc, trước khi đi đến quyết định hôn nhân, vì rằng sự liên kết hôn nhân là một sự liên kết bền chặt trong ơn nghĩa của Thiên Chúa, để trong những lúc vui cũng như buồn, lúc khỏe mạnh cũng như ốm đau; lúc giàu có cũng như túng thiếu; vẫn mãi yêu nhau đến cùng vì rằng “những gì mà Thiên Chúa đã tác hợp, thì loài người không thể phân rẻ.”

Hãy cùng nghĩ suy, hãy cùng nghiệm lại dòng đời, hãy ngó lại chính cuộc đời của riêng các bạn bằng chính lăng kính của lương tâm, bằng chính giá trị của niềm tin Kitô Giáo đích thực, và qua các giá trị về đạo đức luân lý, rằng các bạn có đúng thật là những người Cha gương mẫu nhất trong gia đình không? Các bạn có phải là những gánh nặng thêm cho vợ con của mình không? Các bạn có đúng thật sự là những người bạn đồng hành đúng nghĩa với vợ, và với từng đứa con của các bạn hay chưa? Có lần nào đó, các bạn – vì sự ích kỷ - đã biến người bạn đời của các bạn như là những cùng đích, những phương tiện, để giúp các bạn thỏa mãn sự ham muốn cao độ của nhục dục, để rồi phủ phàng bỏ rơi Cô ấy trong tủi nhục và đớn đau không… Có lần nào đó, các bạn đã phải bỏ rơi con cái cùng người vợ thân yêu nhất của các bạn hay đẩy họ vào những cạm bẫy, những xấu xa tồi bại nhất của cuộc sống, của xã hội, hòng để mưu ích riêng cho chính bản thân các bạn, để đánh bóng tên tuổi của các bạn không?

Có bao giờ các bạn để cho tiếng kêu cứu rất nhỏ của các trẻ thơ bị chìm vào sự im lặng lãng quên không khi các bạn buộc những người vợ phải phá bỏ đi những mầm sống do chính các bạn tạo ra hay không? Hôn nhân là một mầu nhiệm rất cao cả, là một công trình mà các bạn cùng với Thiên Chúa và những người vợ mà các bạn đã từng dấu yêu, nhung nhớ và triều mến nhất – để tất cả cùng nhau bước vào công trình tạo dựng sự sống và duy trì giống nòi. Thế nhưng, đã từng có bao giờ các bạn đã lỗi nghịch lại lời thệ hứa hôn nhân đó chưa, để chủ động một mình đi kiếm tìm một sự êm ái quá đỗi khác: trong tội lỗi, trong sự ấu trĩ, trong sự sợ hãi, trong sự mờ ảo và dối gian, và trong sự hao phí vô bổ chưa… khi mà trách nhiệm với vợ con vẫn hãy còn đó chưa được chu toàn một cách trọn vẹn và đúng nghĩa?

Còn đối với xã hội, các bạn có đúng là những trang nam tử trung với nước, và hiếu với dân chưa? Hay các bạn chỉ ích kỷ muốn hưởng lợi chỉ cho riêng mình mà quên bẵng đi việc đóng góp tích cực phần mình cho xã hội, để đem lại công lý và hòa bình cho mọi dân tộc chưa? Có bao giờ các bạn dám can đảm để cho tiếng nói của chính lương tâm các bạn được nghe thấy nơi quãng trường công cộng chưa? Hay các bạn chỉ có rụt rè và phũ phàng coi đó là chuyện của thiên hạ, chẳng gì phải vấy vào cho mệt?!

Ngày Phụ Tử, tôi thiết nghĩ, ngoài vẽ hào nhoáng mang tính chất thương mại hóa của xã hội tục trần, đó cũng còn là một cơ hội để tri ân, và cũng đồng thời để nghiệm, suy, và xét lại chính vai trò của các bạn nơi gia đình bé nhỏ của các bạn trong tư cách là những người làm chồng, và những người làm Cha; cũng như trong tư cách là một người Cha có trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa, trước mặt Giáo Hội và trước mặt cả xã hội nữa… vì rằng, nếu không phải là như vậy, thì Ngày Phụ Tử này chỉ là một ngày bình thường mà thôi.

Xin tạ ơn những người chồng, những người Cha chân chính, đạo đức và đúng nghĩa! Những người Cha đã hy sinh tất cả, hy sinh đến hơi thở cuối cùng cho đàn con, và cho người vợ dấu yêu của họ!



G. Ngày Phụ Tử - Nhớ Về Những Người Cha Tinh Thần

Xin tạ ơn Người Cha Thiêng Liêng và Cao Cả Nhất trong số những người cha của trần gian!

Xin tạ ơn những người Cha tinh thần, là các vị Hồng Y, Giám Mục, và linh mục còn trẻ hay đã về hưu, hoặc đang vào tuổi xế chiều, hiu quạnh, xin cảm ơn các Thầy, các Cha, các Đức Giám Mục, Hồng Y, vì tất cả, vì sự hy sinh cao cả, vì sự giáo huấn chân thành không mõi mệt, vì tình yêu quên mình và hiến trọn tất cả cho đàn chiên!

Tất cả chúng ta, những người Kitô hữu, những con người đích thực, cũng đừng vội quên các Ngài, cũng đừng phủ phàng “ăn cháo, đá bát” với những người Cha tinh thần của chúng ta, là các Đức Giám Mục, Hồng Y, Linh Mục, và các Thầy, những người đã chấp cánh cho ước vọng của chúng ta được trở thành hiện thực, luôn ở bên chúng ta trong những lúc đớn đau và khốn nạn nhất, luôn nhân từ chào đón và thông hiểu với chúng ta, luôn sống tất cả cho chúng ta, và vì chúng ta….

Hãy dành thời gian để sẽ chia những nổi niềm sướng vui cũng như những ưu buồn với các Ngài, hãy chào đón, cổ động và cũng cố thêm tinh thần của các Ngài, để các Ngài một mực vẫn mãi là những người Cha tinh thần biết hy sinh tất cả vì đàn chiên, biết sống trọn với ơn gọi mà các Ngài đã giao kết cùng với Thiên Chúa, dẫu sói có dữ và hăm he các Ngài, dẫu dòng đời bất công có đè phủ lên các Ngài, dẫu cho những lời thị phi thiếu nghĩ suy có bủa vây các Ngài, và dẫu cho mọi cám dỗ được chủ động đưa tới để trói buộc cuộc đời và danh tiếng của các Ngài….

Sẽ có ý nghĩa biết bao, ngoài việc tri ân những người Cha gương mẫu thể lý, chúng ta còn biết qui hướng về những người Cha thiêng liêng, những người Cha linh hướng và những người Cha tinh thần của chúng ta….Những người Cha mà suốt cả một quảng đời dài, đã tận tâm phục vụ không tính toán, so đo, để rồi giờ đây, một mình quạnh quẻ nơi những nhà hưu dưỡng, côi đơn một mình, không một người đến viếng thăm, không một lời nói ủi an, không một câu chào nghĩa tình được gởi đến…. Liệu chúng ta có quá vong ơn bội nghĩa không khi chỉ biết nghĩ đến những người Cha thể lý của riêng chúng ta, mà quên bẵng đi các Ngài…. Chúng ta sẽ trả lời như thế nào trước mặt Thiên Chúa về sự bội bạc và vong ân này của chúng ta?

Hơn bao giờ hết, thời đại ngày hôm nay chính là thời đại tố Cha cố, tố Đạo hạnh, và ơn gọi linh mục ngày càng trở nên khan hiếm dần đi, sẽ có ý nghĩa biết bao nếu như chúng ta, cả một đại gia đình đầy đủ cha-mẹ, con cái – hãy dành thời gian để năng tới viếng thăm, vỗ về, động viên và an ủi các Ngài… để cho các Ngài biết được rằng: dẫu thời đại có suy tàn, thế nhưng con người chưa hẳn đã theo vết xe đổ của xã hội, để cho các Ngài thấy và nhìn nhận ra được, sự hiện diện của các Ngài trong mỗi trái tim, tình cảm và linh hồn của chúng ta, là cực kỳ quý hóa và đáng trân trọng đến dường bao…. Bao giờ cũng vậy, chúng ta bao giờ cũng cần đến các Ngài…. vì không có các Ngài, chúng ta sẽ không bao giờ đón nhận được “ơn cứu rổi” đến từ Thiên Chúa…. Công đức của các Ngài rất lớn, thế nhưng, liệu sự đáp trả của chúng ta có cân xứng không?

Hãy dành thật nhiều khoảnh khắc sa mạc để nghĩ suy và cầu nguyện thật nhiều đến cho các Ngài, vì qua các Ngài, chúng ta nghiệm cảm được hình ảnh của một Thiên Chúa rất thực, rất từ nhân, rất gần gũi, rất cụ thể, và rất yêu thương lo lắng cho chúng ta từng ngày…

Những Ngày Phụ Tử khác đã trôi qua, thế nhưng những Ngày Phụ Tử sắp đến sẽ mãi khác xa và luôn có ý nghĩa hơn những Ngày Phụ Tử trước, để chúng ta cùng nhau – hiện thể trọn vẹn tâm tình tri ân, và thành kính của chúng ta – không những đến cho những người Cha thể xác của chúng ta, mà còn cho cả tất cả các Đấng mà Giáo Hội đã trao phó việc chăm sóc, yêu thương, và chở che chúng ta – để chúng ta xứng đáng là những người con ngoan và gương mẫu trong ơn nghĩa Thiên Chúa và Mẹ Maria….



H. Ngày Phụ Tử Và Lời Kết

Và sau cùng để thay cho lời kết, để chấm dứt đi dòng suy nghĩ đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi riêng tư này, xin mời các bạn hãy cùng nghĩ suy về nội dung của các bài hát có chủ đề về Người Cha thật sâu lắng và có ý nghĩa sau đây:



1. Cha Yêu – Quốc Vượng

Một chiều lang thang, mình tôi bước âm thầm

Đường về hôm nay đã vắng bóng Cha

Nhớ mãi dáng người Cha yêu xưa

Cha yêu ơi, mình con trong mưa

Giờ này ngồi đây, lòng thương nhớ Cha đã rời xa

Kỷ niệm thơ ngây, ngày xưa quá êm đềm

Ngọt ngào trong tim năm tháng khó quên

Đến phút cuối cầm tay Cha yêu

Mong bao con phải thương yêu nhau

Lời người, con xin nguyện luôn khắc sâu suốt cuộc đời

Cha yêu ơi, con nhớ không quên ngày đó

Khi con thơ khôn lớn bên Cha từng ngày

Giờ còn đâu nữa, ngọt ngào thơ ấu

Cuộc đời, ai biết đâu ngày mai

Con không quên năm tháng bao là tình Cha

Dang đôi tay ôm ấp con thơ vào lòng

Người là ánh sáng rọi đường con bước

Cha ơi, mãi không quên tình Cha!



2. Dear Old Dad - Ron Brown

Who can fix my broken bike?

Whose strong hands can hold me tight?

When I need someone to make things right,

It's my dear old Dad.

Who does things that help me grow?

Who shows me so I will know?

When I need someone to catch or throw,

It's my dear old Dad.

Dads come in all shapes and sizes,

Big or small, short or tall,

Someday I hope that I will be,

Half as great as he.

Who helps me know right from wrong?

Who works hard all day long?

When I need someone to sing along,

It's my dear old Dad.

Dads come in all shapes and sizes,

Big or small, short or tall,

Someday I hope that I will be,

Half as great as he.

At night before I go to sleep,

I thank the stars for giving me,

The greatest man in history,

It's my dear old Dad.

It's my dear old Dad.

It's my dear old Dad.



3. The Mandolin Song - Rosenshontz

I remember when I was a little boy

At home on a rainy day

My father would go and he's look in his room

And bring out his music to play

He'd open his case and play us a tune

For me and the family

And the sound was so clear and full of life

As I played a harmony.

He played polkas and jigs, a two-step and more

He played them with style and finesse

But when it came time for a Viennesse waltz

I knew then that's what he loved best.

He'd pick it and dance it and play it again.

He'd sing us a serenade

And the rain was the rhythm that faded away

And left us a sunny day.



Chorus:

Yes, when my dad played the mandolin

You could almost hear the orchestra play

When my dad played the mandolin

A waltz is what he played.

Now I am grown. I live on my own.

I'm home on a rainy day

I thought of old times so I called up my dad

Long distance, 'cause I wanted to say

"I've been thinking about you and those good old songs

The ones we used to know."

"Well," he said, "I put the mandolin down

More than a year ago."

Now it's taken me years to finally know

The gift of that rainy day

When my father would go and he'd look in his room

And bring out his music to play

He'd be playin' a tune so sweet and so free

As I sat there and followed along

Now I give back to him what he gave to me than

He gave to me a song.

Chorus



Fort Belvoir, VA

Viết Nhân Ngày Phụ Tử

06/2006