SAIGÒN -- Chiều thứ bảy, ngày 03/6/2006, tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo, hơn 100 linh hoạt viên của giáo phận Sài Gòn đã họp mặt với chương trình mang chủ đề LỬA SỐNG nhân ngày truyền thống Linh Hoạt Viên 2006.
Mở đầu là phần GÓP CHUNG LỬA SỐNG, các bạn trẻ giao lưu, trao đổi về kỹ năng hoạt động trong một vòng tròn lớn. Một số linh hoạt viên đã có cơ hội bộc lộ khả năng sinh hoạt giỏi giang của mình để các bạn khác được học tập thêm.
Sau phần chào cờ, các bạn bước sang phần chia sẻ kinh nghiệm linh hoạt viên. Các bạn đặt câu hỏi và được những người có trách nhiệm trả lời ( gồm cha đặc trách Giới Trẻ giáo phận, trưởng Ban Điều Hành giới trẻ giáo phận, đại diện giới trẻ hạt Gia Định, một cựu thành viên BĐH giới trẻ..)
Ở phần này, có những câu hỏi và trả lời rất thiết thực, sâu sắc, bổ ích cho linh hoạt viên như:
Mỡ đầu phần này, cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã gợi ý để các bạn trẻ thảo luận:
Vai trò của linh hoạt viên có khác với người hoạt náo chương trình không?
Trong từ linh hoạt viên có từ”linh”; linh ở đây là linh hồn, linh hồn là nguyên lý sự sống của con người. Linh hoạt viên là linh hồn của các nhóm bạn trẻ. Chính các linh hoạt viên làm nên sức sống của các nhóm, sức sống này còn là sức sống của đức tin.
Nhưng sự sống động của linh hoạt viên có vai trò của Chúa Thánh Thần vì không có sự tác động của Chúa Thánh Thần thì chúng ta không làm được vai trò này. Vậy:
_ Thánh Kinh dùng những biểu tượng nào để nói về Chúa Thánh Thần? Những biểu tượng đó gợi lên trong bạn điều gì?
_ Trong đời sống đức tin cũng như trong công việc của một linh hoạt viên, bạn có cảm nghiệm gì về Chúa Thánh Thần?
Với hai câu hỏi trên các bạn thảo luận theo tổ rồi trình bày ý kiến của từng nhóm, sau đó được nghe cha hướng dẫn phần đúc kết rất hay:
Tình yêu là một chủ đề lớn trong các bài hát và người ta được nghe nói rất nhiều trong đời sống, nhưng ít ai định nghĩa được tình yêu. Định nghĩa tình yêu mà còn khó như thế huống hồ là định nghĩa về Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh đã dùng nhiều biểu tượng để chỉ Chúa Thánh Thần như nước, lửa, chim bồ câu, ánh sáng. Thánh Kinh còn dùng biểu tượng nữa là gió. Gắn với gió là hơi thở. Hơi thở gợi đến sự sống. Người ta thiếu nước vài ngày thì chết, thiếu ăn một tháng thì khó có thể sống nhưng thiếu khí thở thì chết ngay. Vậy gióhoặc khí hoặc hơi thở không thể thiếu, cũng vậy, chúng ta không thể thiếu Chúa Thánh Thần vì Ngài là nguyên lý của sự sống, là ánh sáng, là hơi nóng cho cuộc đời đức tin, đời sống thiêng liêng.
Người ta thường nghĩ rằng đời sống thiêng liêng là những sinh hoạt thuộc về niềm tin như cầu nguyện, đọc kinh, dâng lễ…hiểu như thế là để Chúa Thánh Thần ở trong nhà tù. Chúng ta cần có một đời sống THUỘC LINH, nghĩa là đời sống thuộc về Chúa Thánh Thần. Dù ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, giải trí, giao tiếp ……nghĩa là mọi sinh hoạt đều thuộc về Chúa Thánh Thần.
Khí thở là quan trọng nhưng người ta coi thường nên người ta hít thở vội vã; vì thế có những phương pháp giúp người ta hít sâu và thở đều để có được một con người tĩnh lặng. Chúa Thánh Thần cũng vậy, Ngài tràn ngập cuộc đời và thế giới. Vì thế chúng ta cũng cần có những phút hít thở Chúa Thánh Thần ( tức là cầu nguyện ) và hít thở Ngài thật sâu trong cuộc đời mình.
Trong phần III là phần thánh lễ có chủ đề là LỬA SỐNG TRONG TIM vì thánh lễ luôn là điều cần thiết, tiên quyết để nuôi dưỡng nội tâm người linh hoạt viên. Trước thánh lễ các bạn làm nghi thức gọi lửa, nhảy lửa trong các trang phục hoá trang tự chọn khá sinh động.
Phần cuối cùng, chủ đề THẮP LỬA CHO ĐỜI mang ý nghĩa người linh hoạt viên không chỉ giữ lửa cho mình mà còn có nhiệm vụ phải khơi lên nguồn sống, thắp lên ngọn lửa nơi những anh em quanh mình.
Trước khi bế mạc, các bạn linh hoạt viên được trao giấy chứng nhận và tham dự nghi thức sai đi.
Chương trình họp mặt của các linh hoạt viên được kết thúc tốt đẹp khi trời đã tối hẳn. Dường như hôm nay lòng các bạn trẻ tràn ngập Chúa Thánh Thần với những quyết tâm của một người linh hoạt viên giữa đời thường.
Nhóm Lên Ngọn Lửa mới trong lòng |
Sau phần chào cờ, các bạn bước sang phần chia sẻ kinh nghiệm linh hoạt viên. Các bạn đặt câu hỏi và được những người có trách nhiệm trả lời ( gồm cha đặc trách Giới Trẻ giáo phận, trưởng Ban Điều Hành giới trẻ giáo phận, đại diện giới trẻ hạt Gia Định, một cựu thành viên BĐH giới trẻ..)
Ở phần này, có những câu hỏi và trả lời rất thiết thực, sâu sắc, bổ ích cho linh hoạt viên như:
- Định hướng cho linh hoạt viên là cần tổ chức huấn luyện sao cho công việc của linh hoạt viên ngày càng khoa học hơn, chất lượng hơn. Thí dụ như huấn luyện về cách biên tập và dàn dựng một chương trình, tổ chức thánh vũ (vũ điệu của thánh ca)… sao cho phù hợp và đi sát với tinh thần Tin Mừng.
- Những hình thức sinh hoạt hay, lạ, thu hút giới trẻ cần được nhân rộng đến các vùng thôn quê, vùng sâu vùng xa…
- Linh hoạt viên không phải là chỉ ca múa, nhảy nhót… mà từ những trò chơi, bài hát, vũ điệu, linh hoạt viên phải tỏa ra được cách sống biểu lộ tinh thần Tin Mừng.
- Linh hoạt viên dù làm việc, tiếp xúc trong môi trường ( dù trong môi trường tôn giáo hay ngoài xã hội ) cũng đều coi đó là một cơ hội tốt để khẳng định rằng TÔI LÀ MỘT THANH NIÊN VIỆT NAM, CÔNG GIÁO tốt lành. Đến với người khác( nhất là những người chưa nhận biết Thiên Chúa ) bằng tất cả con tim, một con tim có Thiên Chúa ở cùng. Thế nên không được bắt người ta phải làm giống theo mình mà PHẢI MỞ RỘNG LÒNG MÌNH RA VÀ THỔI LỬA SỐNG VÀO NGƯỜI KHÁC.
- Khi sinh hoạt, nên biết lựa chọn nội dung phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, vóc dáng, địa điểm, vùng miền…
Mỡ đầu phần này, cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm đã gợi ý để các bạn trẻ thảo luận:
Vai trò của linh hoạt viên có khác với người hoạt náo chương trình không?
Trong từ linh hoạt viên có từ”linh”; linh ở đây là linh hồn, linh hồn là nguyên lý sự sống của con người. Linh hoạt viên là linh hồn của các nhóm bạn trẻ. Chính các linh hoạt viên làm nên sức sống của các nhóm, sức sống này còn là sức sống của đức tin.
Nhưng sự sống động của linh hoạt viên có vai trò của Chúa Thánh Thần vì không có sự tác động của Chúa Thánh Thần thì chúng ta không làm được vai trò này. Vậy:
_ Thánh Kinh dùng những biểu tượng nào để nói về Chúa Thánh Thần? Những biểu tượng đó gợi lên trong bạn điều gì?
_ Trong đời sống đức tin cũng như trong công việc của một linh hoạt viên, bạn có cảm nghiệm gì về Chúa Thánh Thần?
Với hai câu hỏi trên các bạn thảo luận theo tổ rồi trình bày ý kiến của từng nhóm, sau đó được nghe cha hướng dẫn phần đúc kết rất hay:
Tình yêu là một chủ đề lớn trong các bài hát và người ta được nghe nói rất nhiều trong đời sống, nhưng ít ai định nghĩa được tình yêu. Định nghĩa tình yêu mà còn khó như thế huống hồ là định nghĩa về Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh đã dùng nhiều biểu tượng để chỉ Chúa Thánh Thần như nước, lửa, chim bồ câu, ánh sáng. Thánh Kinh còn dùng biểu tượng nữa là gió. Gắn với gió là hơi thở. Hơi thở gợi đến sự sống. Người ta thiếu nước vài ngày thì chết, thiếu ăn một tháng thì khó có thể sống nhưng thiếu khí thở thì chết ngay. Vậy gióhoặc khí hoặc hơi thở không thể thiếu, cũng vậy, chúng ta không thể thiếu Chúa Thánh Thần vì Ngài là nguyên lý của sự sống, là ánh sáng, là hơi nóng cho cuộc đời đức tin, đời sống thiêng liêng.
Người ta thường nghĩ rằng đời sống thiêng liêng là những sinh hoạt thuộc về niềm tin như cầu nguyện, đọc kinh, dâng lễ…hiểu như thế là để Chúa Thánh Thần ở trong nhà tù. Chúng ta cần có một đời sống THUỘC LINH, nghĩa là đời sống thuộc về Chúa Thánh Thần. Dù ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, giải trí, giao tiếp ……nghĩa là mọi sinh hoạt đều thuộc về Chúa Thánh Thần.
Khí thở là quan trọng nhưng người ta coi thường nên người ta hít thở vội vã; vì thế có những phương pháp giúp người ta hít sâu và thở đều để có được một con người tĩnh lặng. Chúa Thánh Thần cũng vậy, Ngài tràn ngập cuộc đời và thế giới. Vì thế chúng ta cũng cần có những phút hít thở Chúa Thánh Thần ( tức là cầu nguyện ) và hít thở Ngài thật sâu trong cuộc đời mình.
Trong phần III là phần thánh lễ có chủ đề là LỬA SỐNG TRONG TIM vì thánh lễ luôn là điều cần thiết, tiên quyết để nuôi dưỡng nội tâm người linh hoạt viên. Trước thánh lễ các bạn làm nghi thức gọi lửa, nhảy lửa trong các trang phục hoá trang tự chọn khá sinh động.
Phần cuối cùng, chủ đề THẮP LỬA CHO ĐỜI mang ý nghĩa người linh hoạt viên không chỉ giữ lửa cho mình mà còn có nhiệm vụ phải khơi lên nguồn sống, thắp lên ngọn lửa nơi những anh em quanh mình.
Trước khi bế mạc, các bạn linh hoạt viên được trao giấy chứng nhận và tham dự nghi thức sai đi.
Chương trình họp mặt của các linh hoạt viên được kết thúc tốt đẹp khi trời đã tối hẳn. Dường như hôm nay lòng các bạn trẻ tràn ngập Chúa Thánh Thần với những quyết tâm của một người linh hoạt viên giữa đời thường.