Ðại hội " Toàn cầu hóa và ngành giáo dục cao đẳng công giáo".

VATICAN 28/11/2002 (ZENIT. Org). - "Toàn cầu hóa và ngành giáo dục cao đẳng công giáo" đó là danh hiệu một đại hội quốc tế được tổ chức do bộ roma Giáo dục công giáo và Liên đoàn quốc tế các Đại học công giáo. Đại hội này sẽ diễn ra tại Vatican từ 2 tới 6 décembre.

Dự án đã được trình bày tại Vatican thứ năm này bởi chủ tịch bộ Giáo dục công giáo, Hồng Y Zenon Grochelewaki, bởi thư ký của ngài, Đức cha Giuseppe Pittau, dòng Tên, bởi cha Jan Peters, cũng thuộc dòng Tên, và Mgr Guy-Réal Thivierge, Chủ tịch và Thư ky Liên đoàn các Đại học công giáo.

Hiện nay người ta tính có tới 950 đại học công giáo khắp thế giới, trong đó ghi tên 3 triệu 800 ngàn sinh viên: nhiều sinh viên không phải công giáo.

Chủ đề của sự toàn cầu hóa " không phải xa lạ với thế giới công giáo hay với các đại học công giáo", Đức Cha Pittau nhấn mạnh, và " đại học phải đào tạo những công dân có trách nhiệm và khả năng để, qua gương lành và lời nói, ủng hộ một sự toàn cầu hóa biết tôn trọng con người trong tính toàn vẹn của nó".

Mgr Thivierge giải thích ngày thứ nhất đại hội , 2/12, sẽ đề cập tới những "tương quan của sự toàn cầu hóa với những giá trị kitô giáo trong bối cảnh giáo dục công giáo", Mgr Thivierge giải thích.

Ngày thứ hai sẽ dành cho những tương quan giữa sự toàn cầu hóa và những giá trị kitô giáo trong ngành giáo dục cao đẳng công giáo. Cũng có một buổi diễn thuyết-video, từ Paris, nhiều vị Giámđốc UNESCO và những cựu Bộ trưởngGiáo dục sẽ thamdự. Họ có thể đối thoại với những Hiệu trưởng tập hợp trong Phòng Thượng hội đồng. Những công việc sẽ bị ngắt quảng bởi sự phổ biến những đoạn trích bài diễn văn của Đức Gioan Phaolô II về toàn cầu hóa.

Ngày thứ ba đại hội sẽ dành cho những đề nghị hành động trong giới đại học công giáo.

Liên đoàn quốc tế các Đại học công giáo (FIUC) tập hợp lại, cha Peters, chủ tịch nhấn mạnh, 200 thành viên của những đại học quan trọng chuyên nghiên cứu tại Huê kỳ, châu Âu và Nhật bản, nhưng cũng tập hợp những cơ chế trẻ Phi châu, không có những nguồn lợi lớn.

Một số Đại học có nhiệm vụ chính là phát triển khoa học hay kinh tế. Tại Ấn độ, Đại học công giáo muốn bảo đảm một tương lai cho những kẻ không được ưu đãi hay nạn nhân của sự toàn cầu hóa.

Đại hội cũng là dịp tăng cường sự hiệp thông giữa thế giới đại học và Giáo hội: đó là điều Đức Gioan Phaolô II đã khuyến khích trong Tông hiến gởi các Đại học công giáo, "Ex Corde Ecclesiae", nhấn manh tầm quan trọng của sự "tin tưởng nhau".


Cũng tham gia trong việc trình bày, nhiều Hiệu trưởng đại học, các vị trách nhiệm các Hội đồng giám mục lo việc giáo dục đến từ Kenya, từ Cộng hoà dân chủ Congo, Argentine, Australia, Allemagne, Pays-Bas và Hongrie, cũng như những thành phần các Hội ủng hộ các Đại học và những bộ khác nhau tại Rome.