Mùa Chay - Chúng ta thử cùng nhau tìm hiểu về “Stewardship”? (Phần II)

5. Những Đoạn Trong Thánh Kinh Có Liên Quan Đến “Stewardship” (Stewardship Scriptures)

Chung Sức Muôn Tay Dựng Xây Giáo Hội
(Công Vụ Tông Đồ 20:35)

“Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận."

(Thư II Côrintô 8:1-7)

“Thưa anh em, chúng tôi xin báo cho anh em biết ân huệ Thiên Chúa đã ban cho các Hội Thánh ở Ma-kê-đô-ni-a. Trải qua bao nỗi gian truân, họ vẫn được chan chứa niềm vui; giữa cảnh khó nghèo cùng cực, họ lại trở nên những người giàu lòng quảng đại. Họ đã tự nguyện theo sức họ, và tôi xin làm chứng là quá sức họ nữa; họ khẩn khoản nài xin chúng tôi cho họ được phúc tham dự vào việc phục vụ các người trong dân thánh. Họ đã vượt quá điều chúng tôi mong ước là tự hiến mình phụng sự Chúa trước, rồi phục vụ chúng tôi theo ý Thiên Chúa. Vì vậy chúng tôi đã xin anh Ti-tô hoàn thành công việc lạc quyên đó nơi anh em, như anh ấy đã bắt đầu làm. Cũng như anh em từng trổi vượt về mọi mặt: về đức tin, lời giảng, sự hiểu biết, lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực, và về lòng bác ái mà anh em đã học được nơi chúng tôi, thì anh em cũng phải trổi vượt về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này nữa.”

(Gioan 6:12)

“Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: ‘Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.’"

(Luca 10:30-37)

“Đức Giê-su đáp: ‘Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: "Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác. ‘Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?’ Người thông luật trả lời: ‘Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.’ Đức Giê-su bảo ông ta: ‘Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.’"

(Luca 12:21)

“Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."

(Luca 12:23)

"Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó.”

(Luca 14:33)

“Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.”

(Luca 16:1-8)

“Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng: ‘Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: ‘Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa! Người quản gia liền nghĩ bụng: ‘Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ! ‘Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: ‘Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: ‘Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi. Rồi anh ta hỏi người khác: ‘Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: ‘Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: ‘Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi. ‘Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.’”

(Luca 18:24-26)

“Đức Giê-su nhìn ông ta và nói: ‘Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Quả vậy, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa.’"

(Máccô 7:11-13)

“Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ đều là "co-ban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho Chúa’ rồi, và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa. Thế là các ông lấy truyền thống các ông đã truyền lại cho nhau mà huỷ bỏ lời Thiên Chúa. Các ông còn làm nhiều điều khác giống như vậy nữa!’

(Máccô 12:40)

“Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn."

(Máccô 12:41-44)

“Đức Giê-su ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rô-ma. Đức Giê-su liền gọi các môn đệ lại và nói: ‘Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.’"

(Máccô 14:6-7)

“Nhưng Đức Giê-su bảo họ: ‘Cứ để cho cô làm. Sao lại muốn gây chuyện? Cô ấy vừa làm cho tôi một việc nghĩa. Người nghèo thì lúc nào các ông chẳng có bên cạnh mình, các ông muốn làm phúc cho họ bao giờ mà chẳng được! Còn tôi, các ông chẳng có mãi đâu!’”

(Máthêu 6:3-4)

“Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

(Máthêu 6:19-20)

"Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi.”

(Máthêu 6:31-33)

“Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.”

(Máthêu 10:9-10)

“Đừng kiếm vàng bạc hay tiền giắt lưng. Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn.”

(Máthêu 10:41)

"Ai đón tiếp một ngôn sứ, vì người ấy là ngôn sứ, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc ngôn sứ; ai đón tiếp một người công chính, vì người ấy là người công chính, thì sẽ được lãnh phần thưởng dành cho bậc công chính.”

(Máthêu 18:7)

“Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã.”

(Máthêu 19:21)

Đức Giê-su đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."

(Máthêu 23:23)

"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ.”

6. “Stewardship” và Kỷ Thuật Tâm Linh (Stewarship & Spiritual Technology)

Stewardship” cung cấp một “kỷ thuật tâm linh” để một ai đó biết cách hoán chuyển viễn ảnh của đức tin (faith vision) thành một đời sống đức tin thật sự (true faith life).

Những quyển sách “Chỉ Dẫn Cách Làm Thế Này, Làm Thế Kia” (How-To) ngày nay rất là phổ biến. Rất nhiều người trong chúng ta thiên về tính chất thực tiển. Một phương pháp luận nào mà lấy lý thuyết và đem áp dụng nó vào đời sống thật thì dễ được mọi người chú ý. Một khi chúng ta thấy được những gì mà chúng ta phải làm, chúng ta muốn nhìn thấy nó được xảy ra. Bị cướp hay bị tướt đoạt đi tất cả mọi công cụ để hiện thực được điều mà chúng ta muốn, khiến chúng ta chán nản hay ngã lòng và có lúc bị sầu não, muộn phiền.

Stewardship” cung cấp cho chúng ta kỷ thuật tâm linh hòng cho phép chúng ta biết trả lời về ơn gọi của chúng ta trong việc biết chia sẽ và biết trông nom, cũng như biết chú ý đến những người khác. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta sống dựa trên những giá trị nhân bản của bản thân chúng ta, và của cộng đoàn chúng ta.

Cũng tương tự như thế, “Stewardship” luôn tránh xa mọi sự trừu tượng, mơ hồ hay mọi sự lãng mạn, quá trớn. Nó là một cái gì đó rất ư là cụ thể và rất thật, khiến chúng ta phải thâm mình vào một thế giới bất ổn, nhiễu nhương, vốn đang cần đến một sự chăm sóc yêu thương chân thật, không mục đích, và không vụ lợi của chúng ta.

Stewardship” giúp cho mọi thứ được hiện thực hóa, được thành công hay nói cách khác, nó là cách để giúp cho một điều gì đó được trở thành bột, thành đường, một cách rất cụ thể và rõ ràng. Nó không chối từ nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa là, nó không để cho đồng tiền được lọt qua, rồi đâu cũng vào đấy, hay rồi mọi sự sẽ bị đình trệ lại.

Theo một nghĩa nào đó, người quản gia / người trông nom chính là một cầu nối, hay một giao điểm giữa ơn huệ của Thiên Chúa và nhu cầu của con người, nhất là những người sa cơ, bước lỡ. Thiên Chúa cho chúng ta các sáng kiến; sau đó chúng ta hợp tác với các sáng kiến đó, có như thế, thì chúng ta mới có thể trở thành những khí cụ của tình yêu, của sự thứ tha, và của lòng trắc ẩn.

7. Tôi Không Có Đủ …..(I Do Not Have Enough…)

Thánh Nữ Katharine Drexel
Một trong những trở ngại lớn nhất để thể hiện tinh thần “stewardship” một cách có hiệu quả, chính là ý nghĩa xét về mặt văn hóa được giữ kín trong thâm sâu và gần như trong tiềm thức (subconscious) của chúng ta, vốn cho rằng: làm sao mà có đủ cho tất cả mọi người?

Charles Zech, giáo sư về kinh tế học tại trường Đại Học Villanova, và Ông cũng là một trong những người đề xướng Công Giáo hàng đầu về chủ đề “stewardship,” lập luận rằng: “Sống trong một xã hội, vốn luôn bảo vệ người tiêu dùng (consumerist), như trong thời đại của chúng ta ngày nay, tức là sống trong một xã hội vốn đặc biệt nhấn mạnh đến một thế giới của sự khan hiếm (scarcity), với nguồn nguyên vật liệu hạn hẹp mà con người rất cần để mà cạnh tranh với nhau. Hãy mường tượng ra một thế giới của sự khan hiếm, nội điều đó thôi cũng đủ khiến cho con người phải biết chú trọng đến sự sống còn riêng của họ, mà bỏ mặc hay chẳng hề quan tâm hoặc nghĩ gì đến những người khác.

Điều đó, chẳng khác nào, biến chúng ta trở thành những con người của sự ích kỷ, của sự lạnh lùng trước nỗi đau và bất hạnh của nhân loại. Chúng ta giờ đây cũng chỉ biết chú trọng vào những sở thích của riêng chúng ta, theo một nghĩa hẹp và bất hạnh vô cùng, mà chúng ta không hề hay biết được. Thì từ thái độ này, hay cách sống này, nó đã trở thành một sự hủy diệt ngấm ngầm, hay một sự phá hủy điêu tàn đến chính bản thân của riêng chúng ta, và của cả cộng đồng nhân loại mà chúng ta hiện cùng đang sống và tồn tại.


Giáo Sư Zech nói tiếp: “Mặc khác trong các Sách Thánh Kinh của Do Thái và Kitô Giáo, đều nói về một thế giới dư đầy. Khi đến triều thiên công chính hóa của Thiên Chúa, thì mọi người chúng ta, ai ai cũng đều có sự dư đầy. Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta rằng, nếu chúng ta thật sự biết tìm đến triều thiên công chính của Thiên Chúa trên hết và trước hết tất cả mọi sự, thì tất cả mọi nhu cầu của chúng ta, được Ngài thật sự cung cấp rất đầy đủ cho chúng ta. Số lượng bánh ăn trong sa mạc vừa đủ cho mọi người ăn. Chúa Giêsu đã nuôi cả đám đông dân Chúa chỉ với hai chiếc bánh và năm con cá mà thôi.”

Theo Giáo Sư Zech, “bằng việc chú trọng vào sự phong phú và dồi dào mà Thiên Chúa đã trao ban, chúng ta sẽ biết cách dễ dàng thực hiện nghĩa vụ biết cho đi, biết chia sẽ hết tất cả những ơn huệ mà Ngài đã trao ban cho chúng ta. Việc cống hiến thời gian, trí lực và của cải của chúng ta, sẽ dần trở nên một phần quan trọng trong đời sống Kitô Giáo của chúng ta hơn là một gánh nặng hay chỉ thuần tuý là một điều thiện mà chúng ta làm mà thôi.”

8. “Stewardship” và Việc Nên Thánh (From Stewardship to Sainthood)

Như chúng ta biết, trong số các vị Thánh, khi còn sống trước kia, chắc có lẽ, Thánh Nữ Katharine Drexel, nếu còn sống, giờ cũng sẽ được liệt vào danh sách “Những Người Đại Tỷ Phú của Thế Giới,” mà Bill Gates, hay Vua Dầu Hỏa, Forbes, vân vân, cũng không thể sánh bằng.

Đúng vậy, cha mẹ của Cô Drexel, chẳng may mất sớm, và Cô được thừa hưởng một gia sản kếch sù do cha mẹ để lại, trị giá đến hàng trăm triệu Mỹ Kim vào thời đó cách đây tức cũng gần hơn 130 năm. Với gia sản to lớn này, Cô nghiễm nhiên trở thành “tỷ phú” theo con mắt của đời thường.

Thế nhưng, chính lòng trắc ẩn của Cô Drexel đã khiến Ngài trở nên vị một vị Thánh Nữ của Giáo Hội, mà chúng ta cùng nhau cung kính vào ngày thứ Sáu (3/3/2006) tuần qua.

Chào đời vào năm 1858 trong một gia đình thế giá, giàu có, và đầy lòng bác ái, cô bé Drexel được cha mẹ dạy cho tính rộng lượng, nhân từ, một đức tín trở nên điểm son trong suốt cuộc đời của Cô. Rất lâu trước khi các phong trào đòi quyền bình đẳng cho người da đen tại Hoa Kỳ được diễn ra, Cô Drexel đã quyết định dâng hiến cuộc đời mình vào việc cổ võ cho sự công bằng và giáo dục. Sau khi cha mẹ Cô mất đi, Cô dùng số tài sản thừa kế của mình để tài trợ cho các trường học dành cho những Người Mỹ gốc Da Đỏ ở vùng Phía Tây Nam. Sứ vụ của Cô dần dà được tăng và lớn mạnh thêm, bao gồm luôn cả những trường học dành cho những người Mỹ gốc Phi Châu.

Sau khi trở thành tập sinh tại Dòng các Nữ Tu Bác Ái, Nữ Tu Drexel sáng lập ra Dòng Các Nữ Tu Thánh Thể, với mục đích chủ yếu là phục vụ những người Mỹ gốc Da Đỏ và những người Mỹ gốc Phi Châu. Sự quyết tâm và lòng tận hiến của vị Nữ Tu này dẫn đến việc thành lập ra trường Đại Học Xavier tại thành phố New Orleans, thuộc tiểu bang Louisiana ngày nay. Đây chính là trường Đại Học Công Giáo đầu tiên dành cho các sinh viên da đen trên toàn nước Mỹ. Suốt cuộc đời, Nữ Tu Drexel đã thành lập và đã tự mình tài trợ cho gần 60 trường học và các phong trào truyền giáo. Mẹ Bề Trên Drexel là vị Thánh người Hoa Kỳ thứ hai, và Mẹ được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị phong Hiển Thánh vào ngày 1 tháng 10 năm 2000 vừa qua.

(Còn Tiếp…)