Sự lạm dụng Khoa học và Kỷ Thuật "Có thể đe dọa nghiêm trọng Vận mạng của chính Sự Sống"

VATICAN (Zenit.org)- Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phát biểu ngày 27/1/2006, với các Hiệp Hội Lao Công Kitô hữu Italy, tại một cuộc tiếp kiến trong Phòng Clementine

* * *

Các Anh Em đáng kính trong chức Giám Mục

và trong chức linh mục

Các thành viên yêu quí ACLI

Chúng ta gặp mặt hôm nay nhân kỷ niệm lần thứ 60 của các Hiệp Hội Lao Công Kitô hữu Italia. Tôi chào Chủ tịch Luigi Bobba và nhiệt tình cám ơn ngài vì những lời lịch sự đã thật sự làm tôi xúc động; tôi chào những người lãnh đạo khác và mỗi người trong anh em. Tôi dâng một lời chào đặc biệt lên các giám mục và linh mục đã đồng hành với anh em và quan tâm với việc đào tạo thiêng liêng của anh em.

Sự sinh ra của tình liên đới anh em là nhờ trực giác thấy xa của Đức Giáo hoàng Pius XII đáng ghi nhớ. Ngài đã muốn hình thành một sự hiện diện khả kiến và hiệu nghiệm của những người Công Giáo Italia trong thế giới lao động và đã lợi dụng sự hợp tác quí báu của Giovanni Battista Montini, lúc đó giữ chức thay thế Bộ ngoại giao.

Mười năm sau, ngày 1-5- 1955, cũng một vị Giáo Hoàng đã thiết lập lễ Thánh Giuse Thợ để chỉ cho tất cả những lao công con đường nên thánh cá nhân qua lao động, và nhò đó phục hồi viễn tượng về nhân tính hoá đích thực công việc nặng nhọc trong sự sống hằng ngày.

Ngày nay cũng vậy, vấn đề lao động, tâm điểm của những thay đổi mau chóng và phức tạp, không bao giờ ngừng kêu gọi lương tâm con người vào trong vấn đề và đòi hỏi những người lao động không mất đi cái nhìn nguyên tắc cơ bản mà nó phải hướng dẫn cho tất cả quyết định thực hành: lợi ích của mọi người và của toàn thể xã hội.

Trong sự trung thành cơ bản này với chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa, ở đây tôi muốn đọc lại cách vắn tắt, với anh em và vì anh em, ba "trật tự" hay là "những sự trung thành" mà trong quá khứ anh em đã cam kết bao gồm trong sinh hoạt đa dạng của anh em.

Sự trung thành thứ nhất ACLI được kêu gọi sống là sự trung thành đối với những lao công. Con người là "hệ đo lường của phẩm giá lao động" ( Compendium of the social Doctrine of the Church, Số 271). Do đó, huấn quyền đã luôn nhắc tới chiều kích nhân bản của sinh hoạt lao động và đã tái hướng nó tới mục tiêu thật của nó, không quên huấn giáo kinh thánh về lao động kết thúc trong giới răn phải nghỉ. Do đó, việc đòi hỏi ngày Chúa Nhật sẽ không được coi ngang hàng với tất cả những ngày khác trong tuần, là một quyết định văn minh.

Những ưu tiên khác phát xuất từ tính ưu việt của giá trị đạo đức lao động nhân bản: của con người trên lao động (x. "Laborem Exercens," Số 12), của lao động trên sản xuất (ibid.), của mục đích phổ quát của cải trên quyền sở hữu của cải tư (ibid.,Số 14), nói tóm lại quyền ưu tiên của cái là hơn là cái có (ibid., Số 20).

Phẩm trật những ưu tiên chứng tỏ rằng môi trường lao động là thành phần trọn vẹn của vấn đề nhân loại học. Ngày nay, một sự hàm ý mới mẻ và chưa hề nghe tới vấn đề xã hội liên kết với sự bảo vệ sự sống, đang nổi lên trong lãnh vực này. Chúng ta sống trong một thời đại mà khoa học và kỷ thuật cung cấp những khả năng lạ lùng để cải thiện sự sống của mỗi người. Nhưng một sự sử dụng méo mó của quyền năng này có thể đe dọa nghiêm trọng và không thể sửa chửa vận mạng của chính sự sống.

Như vậy, huấn giáo của Đức Gioan Phaolô II đáng yêu, là người đã xin chúng ta coi sự sống như là giới hạn mới của vấn đề xã hội (x. "Evengelium Vitae," Số 20), phải được tái khẳng định. Việc bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên và bất cứ nơi nào nó bị đe doạ, bị xúc phạm hay là bị chà đạp, là nhiệm vụ đầu tiên trong đó được diễn tả một đạo đức học đích thực về trách nhiệm phải được trải dài cách thích hợp tới tất cả những hình thức khác của cảnh đói nghèo, bất công và loại trừ.

Sự "trung thành" thứ hai tôi muốn giới thiệu với anh em là-phù hợp với tinh thần của các người Cha Sáng Lập-sự trung thành với nền dân chủ, vì chỉ nền dân chủ có thể bảo đảm sự bình đẳng và những quyền cho mỗi người. Thật vậy, có một thứ tùy thuộc hỗ tương giữa nên dân chủ và đức công bình thúc giục mọi người làm việc cách trách nhiệm để bảo toàn những quyến lợi của mỗi người, cách riêng những quyền lời của những kẻ yếu kém và sống bên lề.

Sau khi nói điều này, không nên quên rằng sự tìm kiếm sự thật đồng thời là điều kiện cho khả năng của một nền dân chủ thật sự chớ không phải bên ngoài mà thôi: "Như lịch sử chứng tỏ, một nền dân chủ không có những giá trị dễ dàng trở thành chủ nghĩa độc quyền công khai hay là trá hình một cách mong manh.

Từ chỗ này tới việc mời gọi lao động, gia tăng sự đồng thuận chung quanh một khuôn khổ đến những qui chiếu được chia sẻ, bằng không sự kêu gọi tới dân chủ có nguy cơ trở nên một hình thức thuần túy thủ tục kéo dài mãi mãi những khác biệt và làm trầm trọng những vấn đề.

Nhiệm vụ thứ ba là sự trung thành với Giáo Hội. Chỉ sự cố kết chân tình và say mê với cuộc hành trình của Giáo Hội sẽ bảo đảm căn tính cần thiết này, là căn tính có thể làm cho mình hiện diện trong mọi môi trường xã hội trên thế giới mà không mất mùi vị và hương thơm của Tin Mừng.

Không phài là tình cờ mà Đức Gioan Phaolô II đã nói những lời này với anh em ngày 1-5-1995: " Chỉ có Tin Mừng đổi mới ACLI"; những lời đó còn đánh dấu con đường chính cho hiệp hội anh em, bởi vì những lời đó khích lệ anh em đặt Lời Chúa làm trung tâm sự sống anh em và coi việc phúc âm hóa như là một phần nguyên vẹn của sứ vụ anh em.

Sau đó, sự hiện diện các linh mục như những vị linh hướng giúp anh em tận dụng tương quan của anh em với Giáo Hội địa phương và tăng cường sự dấn thân của anh em cho việc hiệp nhất và đối thoại liên tôn.

Với tư cách những giáo dân và liên hiệp lao công Kitô Hữu, hãy luôn ra sức đào tạo các thành viên và lãnh đạo viên của anh em, nhắm việc phục vụ đặc biệt anh em được kêu gọi thực hiện. Như là những chứng nhân Tin Mừng và thợ dệt những dây huynh đệ, hãy hiện diện cách can đảm trong những lãnh vực quan trọng của đời sống xã hội.

Các bạn thân mến, chủ đề chính của việc cử hành kỷ niệm năm thứ 60 là tái giải thích những "sự trung thành" lịch sử này," bằng cách thừa nhận nhiệm vụ thứ bốn Đức Gioan Phaolo II Đáng Kính thúc giục anh em gánh vác là "mở rộng những giới hạn của hành động xã hội của anh em" ( Address to the ACLI, April 27, 2002; L'Osservatore Romano, English edition, June 12, Số 4, p. 11).

Mong sao sự dấn thân cho tương lai nhân loại luôn được niềm hy vọng Kitô hữu làm sống động. Như vậy anh em cũng, như những chứng nhân của Chúa Giêsu Phục Sinh, Hy Vọng của thế giới, sẽ giúp in sâu động lực mới trên truyền thống to lớn của những Hiệp Hội Lao Công kitô hữu Italy và có khả năng cộng tác dưới hành động chủa Chúa Thánh Thần để đổi mới trần thế.

Xin Thiên Chúa đồng hành với anh em và xin Đức Thánh Trinh Nữ bảo vệ anh em, các gia đình anh em và tất cả những dự án của anh em. Tôi âu yếm chúc lành anh em, như tôi bảo đảm anh em về sự tưởng nhớ đặc biệt của tôi trong kinh nguyện.