CNS- Trong suốt 16 năm phục vụ tại Vatican như là thần học gia phủ Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Georges Cottier luôn được hỏi cùng một câu: Tại sao Đức Giáo Hoàng lại cần đến một thần học gia nhỉ?
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là một thần học gia lừng lẫy. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cũng vậy và ngài còn đã từng là tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin. Thật khó mà tưởng tượng các ngài còn vấn đề gì để phải bổ nhiệm một vị cố vấn về thần học.
Theo Đức Hồng Y Cottier, nhiều người nghĩ rằng Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng là một người ngồi đó chờ Đức Giáo Hoàng đặt ra một câu hỏi cho mình. Thực tế hoàn toàn khác. Nhiệm vụ chính của Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng là nghiên cứu trong hàng ngàn từ được các cộng sự viên tại Vatican soạn thảo mỗi ngày để kiểm tra xem có những tuyên bố nào khả dĩ gây hồ nghi về mặt thần học hay những cụm từ có thể không rõ nghĩa.
"Chúng ta nên biết rằng ngày nay Đức Giáo Hoàng phải đưa ra rất nhiều diễn văn và gởi đi rất nhiều thông điệp mỗi ngày đến mức ngài cần rất nhiều các cộng sự viên chuẩn bị cho ngài. Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng được trao phó nhiệm vụ đọc tất cả những văn bản này và cho ý kiến về mặt thần học."
Đức Hồng Y Cottier năm nay 83 tuổi là người Thụy Sĩ thuộc dòng Đa Minh đã trả lời cuộc phỏng vấn trên đây do thông tấn xã Công Giáo Hoa Kỳ thực hiện khi ngài về hưu và Tòa Thánh thông baó quyết định cử cha Wojciech Giertych, người Ba Lan, cũng thuộc dòng Đa Minh thay thế ngài. Cha Wojciech Giertych năm nay 54 tuổi.
Đức Hồng Y Cottier cho biết thêm số lượng các huấn từ, huấn đức, thông điệp, kinh nguyện, điện văn và các loại tài liệu khác rất nhiều đến mức Đức Giáo Hoàng không thể nào có thời gian để viết ra tất cả. Trong quá khứ, Đức Hồng Y Cottier làm việc hàng ngày với bộ Ngoại Giao Tòa Thánh để duyệt các văn bản do các cộng sự viên của Đức Giáo Hoàng soạn ra.
"Điều đầu tiên chúng tôi chú ý đến là sự hài hòa về ngôn ngữ, bởi vì nếu các nguồn khác nhau thì không chỉ có văn phong khác biệt mà ý tưởng cũng có thể khác nhau".
Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng cũng phải kiểm tra từng câu từng chữ để tránh khỏi bị hiểu nhầm hay cố ý xuyên tạc, chẳng hạn bởi các phương tiện truyền thông.
Quan tâm thứ ba là làm sao để Đức Giáo Hoàng không nói nhiều quá hay sớm quá về một số đề tài.
"Qua điểm này, tôi muốn đề cập đến vấn đề chẳng hạn như với một vấn đề thần học đang còn tranh cãi hay nghiên cứu, nếu Đức Thánh Cha đề cập đến quá sớm thì không nên. Bởi vì khi Đức Giáo Hoàng nói với huấn quyền của ngài thì điều đó nghĩa là cuộc tranh luận đến lúc kết cuộc".
Đức Hồng Y nêu trường hợp của Hội Nghị Thần Học Quốc Tế về ngục tổ tông (limbo) và các trẻ em chết trước khi được rửa tội, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đọc một bài diễn văn trước các thành viên tham dự hội nghị nhưng không đi vào chi tiết của những tranh luận đang diễn ra.
Theo truyền thống, chức trách Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng đã được bắt đầu với Thánh Đa Minh, đấng sáng lập dòng Thuyết Giảng, người được tin là đã cố vấn thần học cho Đức Giáo Hoàng Hônôriô III vào thế kỷ thứ 13.
Các linh mục dòng Đa Minh đã liên tục giữ chức trách này từ năm 1968. Trong quá khứ chức trách này chủ yếu liên quan đến việc trình bày các bài thần học cho các Hồng Y và các vị trong giáo triều Rôma và duyệt qua các bài thuyết giảng của các vị được mời giảng trong các kỳ tĩnh tâm tại Vatican.
Có thời gian, chức trách Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng còn bao gồm cả việc chuẩn ấn (imprimatur) các sách xuất bản tại Rôma.
Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng thường không xem lại những văn kiện do chính tay Đức Giáo Hoàng soạn ra. Tuy nhiên, ngài thường làm việc trong những nhóm nghiên cứu về các bản sơ thảo thông điệp và cho Đức Giáo Hoàng biết ý kiến về cấu trúc hay việc chọn từ.
Đức Hồng Y Cottier tiết lộ rằng ngài đã từng được xem qua 5 hay 6 bản thảo của thông điệp "Chân Lý Huy Hoàng" ("Veritatis Splendor") trước khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố vào năm 1993.
Đức Hồng Y Cottier cho biết Đức Giáo Hoàng đương kim thường có thói quen tự mình viết tất cả những "văn bản quan trọng" - những bài huấn đức và những diễn văn, chẳng hạn như vừa rồi đây là bài nói chuyện rất dài tổng kết năm 2005 mà nhiều người coi như "thông điệp về tình trạng của Giáo Hội thời hậu Công Đồng Vatican II".
Thông điệp thực sự đầu tiên của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI dưới tựa đề "Deus Caritas Est" ("Thiên Chúa là Tình Yêu"), đã được Đức Thánh Cha ký ban hành đúng ngày lễ Giáng Sinh vừa qua và sẽ được công bố vào tháng Giêng sắp tới.
Đức Hồng Y Cottier cho biết thêm là ấn tượng sâu sắc nhất mà ngài nhớ đến hoài là thời gian trước Đại Năm Thánh 2000 khi ngài chủ tọa ủy ban tái duyệt lại những chương đen tối của lịch sử Giáo Hội bao gồm thời Thập Tự Chinh và sự đối xử với người Do Thái.
Ủy ban này đã làm việc hầu chuẩn bị cho "ngày xin tha thứ" với nghi lễ Phụng Vụ tại đền thờ Thánh Phêrô trong đó Giáo Hội, trong một cử chỉ chưa từng xảy ra, đã xin tha thứ về những tội lỗi của các Kitô hữu trong suốt dòng lịch sử. Theo Đức Hồng Y, buổi cử hành Phụng Vụ này không chỉ là những giây phút đẹp nhất của Năm Thánh mà còn là "một giây phút quyết định trong lịch sử Giáo Hội".
Đức Hồng Y Georges Cottier |
Cha Wojciech Giertych - Tân Thần Học Gia Phủ Giáo Hoàng |
Theo Đức Hồng Y Cottier, nhiều người nghĩ rằng Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng là một người ngồi đó chờ Đức Giáo Hoàng đặt ra một câu hỏi cho mình. Thực tế hoàn toàn khác. Nhiệm vụ chính của Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng là nghiên cứu trong hàng ngàn từ được các cộng sự viên tại Vatican soạn thảo mỗi ngày để kiểm tra xem có những tuyên bố nào khả dĩ gây hồ nghi về mặt thần học hay những cụm từ có thể không rõ nghĩa.
"Chúng ta nên biết rằng ngày nay Đức Giáo Hoàng phải đưa ra rất nhiều diễn văn và gởi đi rất nhiều thông điệp mỗi ngày đến mức ngài cần rất nhiều các cộng sự viên chuẩn bị cho ngài. Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng được trao phó nhiệm vụ đọc tất cả những văn bản này và cho ý kiến về mặt thần học."
Đức Hồng Y Cottier năm nay 83 tuổi là người Thụy Sĩ thuộc dòng Đa Minh đã trả lời cuộc phỏng vấn trên đây do thông tấn xã Công Giáo Hoa Kỳ thực hiện khi ngài về hưu và Tòa Thánh thông baó quyết định cử cha Wojciech Giertych, người Ba Lan, cũng thuộc dòng Đa Minh thay thế ngài. Cha Wojciech Giertych năm nay 54 tuổi.
Đức Hồng Y Cottier cho biết thêm số lượng các huấn từ, huấn đức, thông điệp, kinh nguyện, điện văn và các loại tài liệu khác rất nhiều đến mức Đức Giáo Hoàng không thể nào có thời gian để viết ra tất cả. Trong quá khứ, Đức Hồng Y Cottier làm việc hàng ngày với bộ Ngoại Giao Tòa Thánh để duyệt các văn bản do các cộng sự viên của Đức Giáo Hoàng soạn ra.
"Điều đầu tiên chúng tôi chú ý đến là sự hài hòa về ngôn ngữ, bởi vì nếu các nguồn khác nhau thì không chỉ có văn phong khác biệt mà ý tưởng cũng có thể khác nhau".
Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng cũng phải kiểm tra từng câu từng chữ để tránh khỏi bị hiểu nhầm hay cố ý xuyên tạc, chẳng hạn bởi các phương tiện truyền thông.
Quan tâm thứ ba là làm sao để Đức Giáo Hoàng không nói nhiều quá hay sớm quá về một số đề tài.
"Qua điểm này, tôi muốn đề cập đến vấn đề chẳng hạn như với một vấn đề thần học đang còn tranh cãi hay nghiên cứu, nếu Đức Thánh Cha đề cập đến quá sớm thì không nên. Bởi vì khi Đức Giáo Hoàng nói với huấn quyền của ngài thì điều đó nghĩa là cuộc tranh luận đến lúc kết cuộc".
Đức Hồng Y nêu trường hợp của Hội Nghị Thần Học Quốc Tế về ngục tổ tông (limbo) và các trẻ em chết trước khi được rửa tội, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đọc một bài diễn văn trước các thành viên tham dự hội nghị nhưng không đi vào chi tiết của những tranh luận đang diễn ra.
Theo truyền thống, chức trách Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng đã được bắt đầu với Thánh Đa Minh, đấng sáng lập dòng Thuyết Giảng, người được tin là đã cố vấn thần học cho Đức Giáo Hoàng Hônôriô III vào thế kỷ thứ 13.
Các linh mục dòng Đa Minh đã liên tục giữ chức trách này từ năm 1968. Trong quá khứ chức trách này chủ yếu liên quan đến việc trình bày các bài thần học cho các Hồng Y và các vị trong giáo triều Rôma và duyệt qua các bài thuyết giảng của các vị được mời giảng trong các kỳ tĩnh tâm tại Vatican.
Có thời gian, chức trách Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng còn bao gồm cả việc chuẩn ấn (imprimatur) các sách xuất bản tại Rôma.
Thần Học Gia phủ Giáo Hoàng thường không xem lại những văn kiện do chính tay Đức Giáo Hoàng soạn ra. Tuy nhiên, ngài thường làm việc trong những nhóm nghiên cứu về các bản sơ thảo thông điệp và cho Đức Giáo Hoàng biết ý kiến về cấu trúc hay việc chọn từ.
Đức Hồng Y Cottier tiết lộ rằng ngài đã từng được xem qua 5 hay 6 bản thảo của thông điệp "Chân Lý Huy Hoàng" ("Veritatis Splendor") trước khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố vào năm 1993.
Đức Hồng Y Cottier cho biết Đức Giáo Hoàng đương kim thường có thói quen tự mình viết tất cả những "văn bản quan trọng" - những bài huấn đức và những diễn văn, chẳng hạn như vừa rồi đây là bài nói chuyện rất dài tổng kết năm 2005 mà nhiều người coi như "thông điệp về tình trạng của Giáo Hội thời hậu Công Đồng Vatican II".
Thông điệp thực sự đầu tiên của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI dưới tựa đề "Deus Caritas Est" ("Thiên Chúa là Tình Yêu"), đã được Đức Thánh Cha ký ban hành đúng ngày lễ Giáng Sinh vừa qua và sẽ được công bố vào tháng Giêng sắp tới.
Đức Hồng Y Cottier cho biết thêm là ấn tượng sâu sắc nhất mà ngài nhớ đến hoài là thời gian trước Đại Năm Thánh 2000 khi ngài chủ tọa ủy ban tái duyệt lại những chương đen tối của lịch sử Giáo Hội bao gồm thời Thập Tự Chinh và sự đối xử với người Do Thái.
Ủy ban này đã làm việc hầu chuẩn bị cho "ngày xin tha thứ" với nghi lễ Phụng Vụ tại đền thờ Thánh Phêrô trong đó Giáo Hội, trong một cử chỉ chưa từng xảy ra, đã xin tha thứ về những tội lỗi của các Kitô hữu trong suốt dòng lịch sử. Theo Đức Hồng Y, buổi cử hành Phụng Vụ này không chỉ là những giây phút đẹp nhất của Năm Thánh mà còn là "một giây phút quyết định trong lịch sử Giáo Hội".