Ảnh hưởng của các trò chơi Video bạo động lên các trẻ em

Các trẻ em xem và hành động tương tự, đó là kết luận rút ra từ những nghiên cứu theo dõi về những ảnh hưởng tiêu cực của các trò chơi điện tử

NEW YORK (Zenit.org).- Đối với những trẻ em nhỏ tuổi hay sắp tới tuổi vị thành niên, vốn sắp nhận được các trò chơi video mới vào Mùa Giáng Sinh sắp tới này, thì điều đó đã tạo ra một sự quan ngại ngày càng gia tăng, vì những vấn nạn của việc phơi bày bạo lực qua các phương tiện truyền thông.

Theo tờ New York Times số ra vào ngày 4 tháng 12 vừa qua, thì những mối quan ngại này sẽ được làm gia tăng lên gấp bội với sự ra đời của một trò chơi video mới, mà giới trẻ điên cuồng đón chờ, đó là Xbox 360. Chò trơi này, tuy đã có nhiều cải thiện đáng kể về các hình ảnh, họa đồ sắc sảo và dung lượng video đủ lớn. Tờ báo cho biết thêm, ngành kinh doanh chò trơi video giờ đây trở thành một ngành kỷ nghệ trị giá 10 tỉ đôla, với rất nhiều tiền được chi cho việc làm ra các kiểu trò chơi và dụng cụ trò chơi (console) mới hơn là các phim ảnh.

Và các trò chơi đó, tự chúng, ngày càng trở nên bạo lực và hung hãn hơn. Một bản báo cáo hằng năm do Học Viện về Truyền Thông và Gia Đình Quốc Gia (National Institute on Media and the Family) đã lưu ý về bản báo cáo của hãng thông tấn AP xuất bản vào ngày 30 tháng 11 vừa qua rằng: có một số trò chơi video giờ đây đã lồng vào những cảnh hình họa của nạn ăn thịt người (cannibalism)

David Walsh, chủ tịch của Học Viện nói: “Đó là điều mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.” Ông cảnh cáo rằng những trò chơi video hay trên máy điện toán ngày nay càng ngàng càng mang tính cực đoan, thô tục và rất dễ thu hút các trẻ em nhỏ tuổi, một điều chưa từng có trước đây bao giờ.

Một cuộc nghiên cứu bí mật về các khách mua hàng được thực hiện bởi Học Viện đã tìm thấy được rằng 44% những người mua là trẻ em có thể mua các loại trò chơi được đánh giá loại M với nội dung mang tính bạo lực và khiêu dâm, vốn chỉ dành cho các trẻ em từ 17 tuổi trở lên.

Theo Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ (American Psychological Association hay viết tắt là APA) thì, hầu hết những cuộc nghiên cứu về các loại trò chơi mang tính bạo lực đã hổ trợ cho lập luận rằng: có một sự liên kết giữa bản tính cộc cằn, thô lỗ, và dữ tợn nơi các trẻ em và những trò chơi bạo lực, hung hãn.

Một cuộc họp báo của APA xuất bản vào ngày 17 tháng 8 vừa qua đã công bố rằng Hội đã cho áp dụng một giải pháp đề nghị rằng bạo lực cần phải biến đi trong các trò chơi video nhắm vào các trẻ em và những người trẻ. APA cũng khuyến khích các bậc làm cha mẹ và các nhà giáo dục hãy tìm cách giúp đỡ các con em của họ, để các em có thể có được những lựa chọn đúng đắn về những loại trò chơi video nào mà các em muốn chơi.

Quyết định của Ban Đại Diện của APA đã được áp dụng theo lời đề nghị của Ủy Ban Đặc Biệt về Tính Bạo Động Trong Các Trò Chơi Video Bộ Phận Chuyên Về Tâm Lý Truyền Thông của Truyền Thông Tương Tác trực thuộc APA. Ủy Ban đã duyệt lại các cuộc nghiên cứu và nhận thấy rằng việc phô trương sự bạo động trong các trò chơi video làm gia tăng lên sự cộc cằn, sự dữ dằn và hung tợn trong suy nghĩ, thái độ cử chỉ và những cảm nghĩ của các em.

Việc Không Ngừng Học Hỏi (Intensive Learning)

Nghiên cứu của Ủy Ban trực thuộc APA cho thấy rằng những kẻ gây ra sự bạo động trong các trò chơi này, có tới 73% đã không bị trừng phạt. Nhà tâm lý học Elizabeth Carll, đồng chủ tịch của Ủy Ban nói: “Việc trưng ra những hành động bạo lực mà không có những hình phạt hay hệ quả nào, đã dạy cho các trẻ em rằng bạo động chính là một phương cách hữu hiệu để giải quyết những cuộc xung đột hay mâu thuẩn, trong khi đó việc nhìn thấy sự đớn đau và chịu đựng như là một hệ quả, có thể khiêu dậy lên trong các em bản tính thô bạo, cộc cằn, dữ dằng và hung tợn.”

Bạo lực trong các trò chơi video là một vấn nạn đáng quan ngại rất lớn, lớn hơn bất kỳ các dạng nào khác của truyền thông, vì bản chất tương tác của chúng. Bà Carll giải thích: “Việc chơi các trò chơi video bao gồm việc thực tập chơi, việc chơi đi chơi lại, và việc được thưởng vì vô số các hành động bạo lực, vốn có thể làm tăng lên việc học hỏi cao độ của em về sự xấu xa này.”

Một thành viên khác của Ủy Ban là Cô Dorothy Singer, một nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại trường Đại Học Yale và cũng là đồng giám đốc của Trung Tâm Tham Vấn và Nghiên Chứu về Truyền Hình Gia Đình thuộc trường Đại Học Yale nói: “Các trẻ em cần phải được dạy cho biết phương cách xem truyền hình một cách cụ thể. Những chỉ dẫn như vậy sẽ giúp cho các em biết phân biệt được đâu là sự quái dị, huyền ảo, mê hoặc, và đâu chính là thực tế, cũng như biết nhận dạng ra đâu là những nhân vật hay những cá tính mang tính bạo lực, hung tợn.”

Những mối quan ngại của APA được cũng cố thêm bởi một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi trường Đại Học Michigan. Theo một bài báo được đăng vào ngày 16 tháng 10 vừa qua trên tờ báo Điện Tín (Telegraph) của Anh Quốc, những nhà nghiên cứu đã theo dõi hoạt động bộ não của những người tình nguyện viên khi họ chơi các trò chơi mang tính bạo lực và hung tàn.

Một trong những thành viên thực hiện cuộc nghiên cứu là Cô René Weber đã giải thích rằng: có một sự liên hệ giữa việc là người bắn đầu tiên trong trò chơi video và hoạt động của bộ não vốn thực hiện những nhận thức mang tính hung hãn của việc bắn đó.

Cô lưu ý rằng: “Những trò chơi video bạo động vẫn thường hay bị chỉ trích vì đã tìm mọi cách để cải tiến những phản ứng thô bạo, hung hãn, chẳng hạn như, tạo ra những nhận thức mang tính gây hấn, những ảnh hưởng hung hãn, và cách cư xử thô lỗ, cộc cằn. Xét về mặt thần kinh sinh học, chúng tôi đã tìm ra được rằng sự liên kết kể trên đã thật sự hiện diện và tồn tại.”

Nội Dung Mang Tính Gợi Dục (Sex Content)

Một mối quan ngại triền miên khác có liên quan đến các phương tiện truyền thông đại chúng chính là mức độ dâm dục của nó. Theo tường thuật của tờ Washington Times vào ngày 10 tháng 11 vừa qua cho biết rằng, những nhà nghiên cứu của Tổ Chức Gia Đình Henry J. Kaiser đã tìm thấy rằng hơn ¾ các chương trình trên truyền hình vào các giờ cao điểm có chứa đựng một vài nội dung dâm dục.

Cuộc nghiên cứu nhận xét rằng, khác với sự bạo lực, ảnh hưởng của những bức thông điệp mang tính kích dục trên những người trẻ, chưa từng được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, đã có một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 của Công Ty RAND, đã tìm thấy rằng: càng phô trương những cảnh dục tính và gợi dục lên truyền hình nhiều bao nhiêu, thì nó càng kích thích các trẻ em sớm bắt đầu các hành động về dục tính bấy nhiêu. Cuộc nghiên cứu cũng tìm thấy được rằng “kiểu nói chuyện gợi dục, kích thích” cũng có tầm ảnh hưởng tương tự nơi các trẻ em mới lớn, không khác gì việc mô tả hay phơi bày thật sự các cảnh tình dục trên truyền hình.

Trong khi đó, theo tờ Wall Street Journal tường thuật vào ngày 16 tháng 11, thì các giới chức có thẩm quyền của chính phủ Hoa Kỳ, dường như có vẽ lơi long về sự thiếu thuần phong mỹ tục trên các phương tiện truyền thông. Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang (Federal Communications Commission, hay viết tắt là FCC) đã thu được một con số kỷ lục là 7.9 triệu đô la tiền phạt của những chương trình thiếu đứng đắn, và thiếu thuần phong mỹ tục vào năm ngoái. Điều này đã khiến cho một số các kênh trình truyền hình và phát thanh đã phải thay đổi các chương trình của họ.

Tuy nhiên, vào năm nay, tính cho đến tháng 9, FCC đã nhận được hơn 189,000 đơn than phiền về sự thiếu thuần phong mỹ tục trên các chương trình phát thanh và truyền hình, nhưng mãi cho đến nay, họ đã không phạt bất kỳ chương trình nào cả.

Con số những đơn than phiền của năm nay có giảm so với năm ngoái, nhưng một số chương trình đã ngày càng bị lên án và than phiền kinh khủng. Tính đến tháng 6/2005, đã có hơn 500 chương trình truyền hình và truyền thông đã bị lên án, than phiền, so với 314 chương trình trong trọn cả năm 2004.

Càng Nhiều Trong Một Thời Gian Rất Ngắn (More in Less Time)

Số thời gian trọn vẹn mà các trẻ em và cả người lớn dành cho hành động về truyền thông cũng làm gia tăng lên mọi lo ngại. Theo bài báo trên tờ Chicago Tribune số ra vào ngày 10 tháng 3 cho biết, Tổ Chức Gia Đình Henry J. Kaiser đã tìm thấy rằng các trẻ em và thanh thiếu niên đang dùng trên một nguồn truyền thông một lúc và một nội dung truyền thông đại chúng kéo dài khoảng 8 tiếng rưỡi, giờ đây chỉ còn có 6 tiếng rưỡi mỗi ngày.

8 tiếng rưỡi đồng hồ trên, không tính đến thời gian phô bày tại các trường học và đã tăng lên 1 giờ so với 5 năm trước đây, với sự gia tăng lớn nhất từ các trò chơi video (bây giò chỉ còn có 49 phút một ngày), và việc sử dụng máy điện toán (khoảng chừng hơn 1 tiếng đồng hồ.)

Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng 2/3 phòng ngủ của các trẻ em có một cái máy truyền hình. Và 54% các em đã có máy thâu video hay DVD trong phòng riêng của các em, tăng lên 36% so với 5 năm trước đây, và 37% có truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh trong phòng ngủ của các em. Ngoài phòng ngủ, gần 2/3 trẻ em được thăm dò cho biết rằng truyền hình được mở lên cho các em xem ngay cả trong các bữa ăn.

Một cuộc nghiên cứu khác, được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu tại các trường Đại Học Standford và John Hopkins, đã tìm thấy rằng các trẻ em nào mà xem nhiều truyền hình và có máy truyền hình trong phòng ngủ của các em, thì học rất kém tại trường. Cuộc nghiên cứu này, cùng với cuộc nghiên cứu khác được thực hiện tại Tân Tây Lan và một cuộc nghiên cứu nữa từ trường Đại Học Washington tại thành phố Seattle, đã được xuất bản vào tháng Bảy trong tạp chí Văn Khố Lưu Trữ của Y Học Trẻ Em và Người Lớn (Archives of Pediatric and Adolescent Medicine).

Một bản báo cáo về những cuộc nghiên cứu này, xuất hiện trên tờ Times có trụ sở tại Luân Đôn vào ngày 5 tháng 7 rằng, tất cả ba cuộc nghiên cứu trên đã tìm thấy rằng việc sử dụng và xem truyền hình quá đáng hay thái quá sẽ làm giảm hoàn toàn kết quả học tập của các em.

Thomas Robinson thuộc Bệnh Viện Nhi Khoa Lucile Packard tại thành phố Standford nói: “Cuộc nghiên cứu thậm chí đưa ra những bằng chứng rõ ràng mà các bậc làm cha/mẹ nên lấy ngay các máy truyền hình ra khỏi phòng ngủ của các em hay đúng ra là không nên đặt trong đó mới đúng, ngay từ ban đầu.

Tờ Times ngày Chủ Nhật viết vào ngày 16 tháng 10 rằng: những mối quan ngại về ảnh hưởng của việc sử dụng các phương tiện truyền thông trên các trẻ em đã dẫn đến những con số không ngờ tới, để các bậc làm cha mẹ nên tìm cách ngăn chận ngay. Một bà mẹ đã nói: “truyền hình rất độc hại,” và Bà đã cấm các con của Bà không được xem chúng nữa, chỉ trừ 1 chương trình video có chọn lọc vào những ngày Chủ Nhật mà thôi. Quy luật này được đề ra, không ai khác hơn chính là siêu sao nhạc Pop là Madona cho con mình.

Đây là lời khuyên mà các bậc làm cha mẹ cần phải chú ý đến khi họ quyết định trao quà cho các con của họ vào Mùa Giáng Sinh này.