Ngày kỷ niệm thứ 400 năm cha Matteo Ricci đến Trung quốc, và ngày kỷ niệm thứ 450 thánh Francois Xavier qua đời ít ai để ý, tờ báo Hội Thừa Sai Balệ, Eglises d Asie, nhận xét (EDA, eglasie. mepasie. org), trong số báo ngày 15/7.
Ngày kỷ niệm thứ 400 năm cha Dòng Tên Matteo Ricci đến Trung quốc và ngày kỷ niệm thứ 450 thánh Phanxicô Xavie qua đời ít được ai để ý trong những nơi hai vị thừa sai đã sống, những người công giáo địa phương không tổ chức lễ riêng.
Tại giáo phận Jiangmen, nằm trong tỉnh Guangdong, nơi Cha Ricci và thánh Phanxicô Xavie đã lưu lại những dấu vết đi qua của các ngài, không có gì được dự kiến. Theo giám mục địa phương, Đức cha Li Panshi, hai vị thừa sai dòng tên là những nhân vật mà người công giáo trung quốc không biết, đúng hơn. Những người tại Trung hoa, kể cả những người công giáo, coi cha Ricci như một nhân vật lịch sử đã góp phần vào những trao đổi văn hóa giữa Tây và Đông, Đức cha Li tưởng như vậy.
Thánh Phanxicô Xavie (1506-1552) qua đời đã 450 năm trên đảo Shangchuan, ngoài khơi tỉnh Quangdong bây giờ, đang khi chờ đợi phép nhập cảnh vào lục địa Trung quốc.
Được chôn ở đó lần thứ nhất, xác chết của ngài được đào lên và dời đến Malacca thời gian đầu rồi tiếp đến Goa, Ấn độ, nơi ngài an nghỉ từ dạo ấy. Theo cha Liang Jiansen, giáo phận Jiangmen, người phối hợp các cuộc hành hương cho Shangchuan, những người hành hương đến từ Hongkong, Macao hay từ nước ngoài, nhưng hoạ hiếm hơn từ giáo phận hay các vùng khác Trung quốc.
Nhà nguyện thánh Phanxicô Xavie đã được xây cất trên đảo năm 1986, trên tháp có dựng một tượng của vị thánh, nhưng chính quyền không chính thức công nhận tính chất thờ phượng của nơi này. Bởi đó, mổi lần cử hành một thánh lễ tại đó, thì một linh mục giáo phận Jiangmen cần phải có mặt. Điều này, cha Liang giải thích, cọng thêm sự kiện các cuộc hành hương trên đảo là một sư tốn kém cho người công giáo Trung quốc, thường là nghèo, là một cản trở cho việc phát triển những cuộc hành hương
Ngày kỷ niệm lần thứ 400 Cha Matteo Ricci (1552-1610) tới Bắc kinh được để ý ở nước ngoài nhiều hơn tại Trung quốc. Tại Hồng công, Macao, Đài loan và Rome, người ta tổ chức những cuộc hội thảo, những đêm cầu nguyện và những cuộc hành hưong.
Tháng 10 năm 2001, một cuộc hội nghị chuyên đề quốc tế, được đồng-tổ chức do Học viện Ricci thuộc Đại học San Francisco và Học viện các tôn giáo thế giới thuộc Hàm lâm viện trung quốc về các khoa học xã hội, đã được tổ chức kỷ tại Pékin (21). Nhưng, ở cấp bậc địa phương, không có những cử hành lễ lạc. Trước khi tới Pékin và để chuẩn bị sứ vụ của mình đến thủ đô Vương quốc, Matteo Ricci đã ở sáu năm tại Zhaoqing, từ 1583 đến 1589, địa phương ngày nay là thành phần thuộc giáo phận Jiangmen.
Ngày nay, tại Zhaoqing, ngôi nhà đã che chở các cuộc nghiên cứu của linh mục dòng tên, vẫn luôn còn đó, nhưng từ năm 1998 một bệnh viện thuê mướn. Theo Cha Li Jiafang, cha xứ Zhaoqing, quyết định này có ý cứu trợ tài chánh giáo phận. Ước chừng 200 người công giáo, lục địa hay từ hải ngoại, thăm viếng những nơi này hằng năm, nhưng cha Li nhấn mạnh, các tín hữu thà đi tới những trung tâm hành hương có tiếng hơn như đền Đức Maria Sheshan, gần Thượng Hải.
Ngày kỷ niệm thứ 400 năm cha Dòng Tên Matteo Ricci đến Trung quốc và ngày kỷ niệm thứ 450 thánh Phanxicô Xavie qua đời ít được ai để ý trong những nơi hai vị thừa sai đã sống, những người công giáo địa phương không tổ chức lễ riêng.
Tại giáo phận Jiangmen, nằm trong tỉnh Guangdong, nơi Cha Ricci và thánh Phanxicô Xavie đã lưu lại những dấu vết đi qua của các ngài, không có gì được dự kiến. Theo giám mục địa phương, Đức cha Li Panshi, hai vị thừa sai dòng tên là những nhân vật mà người công giáo trung quốc không biết, đúng hơn. Những người tại Trung hoa, kể cả những người công giáo, coi cha Ricci như một nhân vật lịch sử đã góp phần vào những trao đổi văn hóa giữa Tây và Đông, Đức cha Li tưởng như vậy.
Thánh Phanxicô Xavie (1506-1552) qua đời đã 450 năm trên đảo Shangchuan, ngoài khơi tỉnh Quangdong bây giờ, đang khi chờ đợi phép nhập cảnh vào lục địa Trung quốc.
Được chôn ở đó lần thứ nhất, xác chết của ngài được đào lên và dời đến Malacca thời gian đầu rồi tiếp đến Goa, Ấn độ, nơi ngài an nghỉ từ dạo ấy. Theo cha Liang Jiansen, giáo phận Jiangmen, người phối hợp các cuộc hành hương cho Shangchuan, những người hành hương đến từ Hongkong, Macao hay từ nước ngoài, nhưng hoạ hiếm hơn từ giáo phận hay các vùng khác Trung quốc.
Nhà nguyện thánh Phanxicô Xavie đã được xây cất trên đảo năm 1986, trên tháp có dựng một tượng của vị thánh, nhưng chính quyền không chính thức công nhận tính chất thờ phượng của nơi này. Bởi đó, mổi lần cử hành một thánh lễ tại đó, thì một linh mục giáo phận Jiangmen cần phải có mặt. Điều này, cha Liang giải thích, cọng thêm sự kiện các cuộc hành hương trên đảo là một sư tốn kém cho người công giáo Trung quốc, thường là nghèo, là một cản trở cho việc phát triển những cuộc hành hương
Ngày kỷ niệm lần thứ 400 Cha Matteo Ricci (1552-1610) tới Bắc kinh được để ý ở nước ngoài nhiều hơn tại Trung quốc. Tại Hồng công, Macao, Đài loan và Rome, người ta tổ chức những cuộc hội thảo, những đêm cầu nguyện và những cuộc hành hưong.
Tháng 10 năm 2001, một cuộc hội nghị chuyên đề quốc tế, được đồng-tổ chức do Học viện Ricci thuộc Đại học San Francisco và Học viện các tôn giáo thế giới thuộc Hàm lâm viện trung quốc về các khoa học xã hội, đã được tổ chức kỷ tại Pékin (21). Nhưng, ở cấp bậc địa phương, không có những cử hành lễ lạc. Trước khi tới Pékin và để chuẩn bị sứ vụ của mình đến thủ đô Vương quốc, Matteo Ricci đã ở sáu năm tại Zhaoqing, từ 1583 đến 1589, địa phương ngày nay là thành phần thuộc giáo phận Jiangmen.
Ngày nay, tại Zhaoqing, ngôi nhà đã che chở các cuộc nghiên cứu của linh mục dòng tên, vẫn luôn còn đó, nhưng từ năm 1998 một bệnh viện thuê mướn. Theo Cha Li Jiafang, cha xứ Zhaoqing, quyết định này có ý cứu trợ tài chánh giáo phận. Ước chừng 200 người công giáo, lục địa hay từ hải ngoại, thăm viếng những nơi này hằng năm, nhưng cha Li nhấn mạnh, các tín hữu thà đi tới những trung tâm hành hương có tiếng hơn như đền Đức Maria Sheshan, gần Thượng Hải.