Đức Maria, Niềm Ơn Phúc và Hy Vọng trong Chúa Kitô
D. Mẹ Maria trong đời sống giáo hội.
64. "Tất cả những lời hứa của Thiên Chúa hiện hữu qua lời Xin Nhận của Đức Kitô: vì thế chúng ta nói lời Amen trong Người vì vinh quang Thiên Chúa." (2Cor. 1: 20). Những xin nhận của Thiên Chúa trong Đức Kitô mang hình thái đặc biệt và đòi hỏi như khi truyền tin cho Mẹ Maria. Huyền nhiệm thẳm sâu của "Đức Kitô ở trong anh em, niềm hy vọng đạt tới vinh quang" (Colôsê. 1: 27) mang một ý nghĩa đặc biệt nơi Mẹ. Mầu nhiệm đó giúp Mẹ nói lời xin vâng, mà qua ân sủng thánh linh bao phủ, lời xin nhận của Chúa với tạo vật mới, bắt đầu. Như chúng ta thấy, lời xin vâng của Mẹ Maria thật đặc biệt khi đón nhận Lời Chúa, khi ở dưới chân thánh giá và khi Thánh linh hướng dẫn Mẹ.
Thánh Kinh diễn tả Mẹ Maria tăng trưởng trong liên hệ của Mẹ với Chúa Kitô: Đức Kitô cùng chia sẻ gia đình nhân loại với Mẹ (Lu-ca 2: 39), cùng thăng hoa với Mẹ khi Mẹ chia sẻ gia đình giáo hội hướng về chung thẩm, một gia đình mà Chúa Thánh Thần tuôn tràn ơn phúc (TĐCV 1: 14; 2: 1-4). Lời Amen của Mẹ Maria với lời Xin Nhận của Thiên Chúa trong Đức Kitô với Mẹ, đã trở thành một và thành khuôn mẫu cho tất cả các môn đệ cũng như cho đời sống giáo hội.
65. Khi nghiên cứu phương cách mà gương mẫu Mẹ Maria, nhờ ân sủng Thiên Chúa, đã hiển hiện trong đời sống sùng mộ của truyền thống chúng ta, thì chúng tôi cũng nhận ra một số khác biệt. Vào thời điểm cả hai truyền thống nhìn nhận vai trò đặc biệt của Mẹ nơi cộng đoàn các thánh, chúng tôi nhận ra mình đã nhấn mạnh những điểm khác nhau, khi chúng ta cảm nghiệm sứ vụ của Mẹ.
Người Anh giáo có khuynh hướng bắt đầu suy tư từ thí dụ Thánh Kinh về Mẹ Maria như nguồn cảm hứng và khuôn mẫu cho môn đệ tính; người Công giáo Roma chú tâm sứ vụ của Mẹ trong nhiệm cuộc ân sủng và hiệp thông với các thánh. Mẹ Maria chỉ dẫn cho nhân loại thấy Chúa, dẫn lối mọi người đến với Chúa và giúp họ chia sẻ đời sống của Người.
Không phương cách chung nào trong hai quan niệm trên hoàn tất niềm mong ước của mình, diễn tả nổi sự phong phú và đa dạng truyền thống của mình. Vào thế kỷ XX, người ta trông thấy một phát triển đặc biệt là, nhiều người Anh giáo bị thu hút vào các phong trào sùng mộ Mẹ Maria, còn người Công giáo Roma thì đi tìm nguồn gốc Thánh Kinh diễn đạt lòng sùng mộ này. Chúng tôi cùng đồng ý Mẹ Maria là khuôn mẫu nhân bản trọn vẹn của đời sống ân sủng. Chúng ta cần suy tư các bài học về cuộc đời của Mẹ mà Thánh Kinh đã ghi nhận. Chúng ta cùng kết hợp với Mẹ không phải như người đã chết, nhưng sống thực sự trong Đức Kitô. Để đạt đến ý hướng đó, chúng ta cùng đồng hành với nhau như lữ khách hiệp nhất với Maria, người môn đệ nổi bật của Chúa Kitô, và với mọi người đang cùng tham dự vào thế giới của tạo vật mới, một thế giới khuyến khích chúng ta trung tín với ơn gọi của mình (Xc. 2 Cor. 5: 17-19).
66. Nhận ra vai trò đặc biệt của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ, người Kitô hữu đã dành cho Mẹ một vai trò quan trọng nơi các kinh nguyện phụng vụ và cầu nguyện riêng, đang khi họ ca tụng Chúa vì các việc Ngài làm trong và qua Mẹ. Khi hát bài ca Magnificat, họ ca tụng Chúa với Mẹ. Trong thánh thể họ cầu nguyện với Mẹ cũng như họ cầu nguyện cùng với dân Chúa, đang khi hòa nhập lời cầu nguyện của họ với sự hiệp thông chung cùng các thánh. Họ nhận ra vị thế của Mẹ trong "lời cầu nguyện của các thánh" khi dâng lên trước ngai tòa Chúa trong phụng vụ (Mặc khải. 8: 3-4). Tất cả những phương cách này bao gồm Mẹ Maria trong lời ca tụng và kinh nguyện thuộc về kho tàng chung của chúng ta, cũng như chúng ta tri ân vị thế riêng biệt của Mẹ là đấng Theotokos, vị thế khiến cho Mẹ có một vai trò đặc biệt giữa cộng đoàn các thánh.
Khẩn cầu và cầu bầu thay cho chúng ta trong sự hiệp thông với các thánh.
67. Thói quen của nhiều tín hữu xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa thay cho họ ngày càng tăng triển nhanh chóng tiếp theo Công đồng Ephêsô tuyên tín rằng Mẹ là đấng Theotokos. Hình thức phổ biến nhất của lời xin cầu bầu đó là kinh Kính mừng. Lời kinh này khai mở thêm lời chào của sứ thần Gabriel và của thánh Isave với Mẹ (Lu-ca 1: 28, 42). Từ thế kỷ thứ 5, lời kinh đã rộng rãi phổ biến, và không có câu cầu nguyện kết thúc cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử, tức là đoạn kinh được thêm vào khoảng thế kỷ 15, và được ghi nhận trong sách kinh nguyện Roma do đức giáo hoàng Pius V năm 1568.
Các nhà Cải cách Anh giáo phê bình lời cầu nguyện kết thúc này cũng như các hình thức cầu nguyện tương tự. Họ cho rằng lời kinh như thế đe dọa vai trò trung gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Đối diện với lòng sùng kính quá đáng phát nguồn từ những ca tụng quá đáng vai trò và quyền năng Mẹ Maria bên cạnh vai trò Chúa Kitô, những người Cải cách bác bỏ "tín điều quá Roma này.. khi kêu cầu các thánh" mà "không có nền tảng nào dựa trên Thánh Kinh. Như vậy làm cho Ngôi Lời Chúa bị xúc phạm (số XXII).
Công đồng Trent quả quyết, đi tìm sự trợ giúp từ các thánh hầu lãnh nhận hồng ân của Chúa là "tốt và hữu ích": những lời cầu khẩn trên được dâng lên qua người Con của Chúa Cha là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đấng cứu thế và cứu chuộc duy nhất của chúng ta. (DS 1821). Công đồng Vatican II chuẩn y thói quen truyền thống các tín hữu xin Mẹ Maria cầu nguyện cho họ, đang khi nhấn mạnh "vai trò làm Mẹ của Đức Maria cho nhân loại không ngăn trở hoặc làm giảm vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng càng biểu lộ quyền năng của Chúa hơn. Vai trò này không gây trở ngại liên hệ trực tiếp của chúng ta với Chúa, ngược lại củng cố hơn (Lumen Gentium, 60)
Vì vậy, giáo hội Công giáo Roma tiếp tục cổ võ lòng sùng mộ dành cho Mẹ Maria trong khi điều chỉnh những phong trào, hoặc quá khích hoặc giảm thiểu vai trò của Mẹ Maria (Marialis Cultus, 31). Nhận biết bối cảnh này, chúng ta đi tìm một căn bản thần học, hầu rút ra kết luận tương hợp cho đời sống cầu nguyện, khi kết hợp với Chúa Kitô và với các thánh của Người.
68. Thánh Kinh dậy "chỉ có một trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Đức Chúa Giêsu, là con người đã chấp nhận làm của lễ đền tội cho toàn nhân loại. (1Tim 2: 5,6). Như đã đề cập đến trước đây, dựa trên giáo huấn đó, chúng tôi bác bỏ tất cả mọi lời cắt nghĩa nào về vai trò Mẹ Maria cản trở lời quả quyết này. (Quà Tặng và Quyền Bính II, 30)
Tuy nhiên, chính xác khi nói, tất cả các sứ vụ của giáo hội, nhất là lời Chúa và bí tích, cũng là trung gian ân sủng của Chúa qua con người. Những sứ vụ đó không tranh dành vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô, nhưng phục vụ và có nguồn gốc trong vai trò trung gian này. Cách đặc biệt, lời cầu nguyện của giáo hội đã không đứng biệt lập hoặc thay thế lời khẩn cầu của Chúa Kitô, nhưng nhờ Người, đấng là trung gian và Vị cầu bầu của chúng ta (Xc. Rom. 8: 34, Do Thái 7: 25, 12: 24, 1 Jn 2:1). Cũng nên ghi nhận nơi đây việc có thể có người cầu bầu khác, nhờ ơn tác động của Chúa Thánh linh, như lời Đức Kitô đã hứa (Xc. Gioan 14: 16-17). Vì vậy, khi nhờ anh chị em của chúng ta trên trần thế và trên thiên đàng cầu nguyện cho chúng ta, thì không có nghĩa rằng chúng ta muốn tranh đua với công việc trung gian của Đức Kitô, nhưng đó là phương cách mà nhờ đó và qua đó Chúa Thánh linh biểu lộ quyền năng của Ngài.
69. Khi người Kitô hữu cầu nguyện, chúng ta quy hướng lên cùng Chúa là Cha trên trời, trong và qua Chúa Giêsu Kitô, với ơn tác động của Chúa Thánh Thần. Những lời cầu nguyện như vậy nằm trong sự hiệp thông như ơn lành và bản thể của chính Chúa. Nơi đời sống cầu nguyện, chúng ta nhắc đến tên Đức Kitô trong niềm hiệp thông với toàn thể giáo hội, cộng thêm vào đó là lời cầu nguyện của các anh chị em chúng ta mọi nơi và mọi lúc.
Như ARCIC đã đề cập đến trước đây, "cuộc hành trình đức tin của người tín hữu cùng chia sẻ các nâng đỡ hỗ tương của dân Chúa. Trong Đức Kitô, tất cả mọi tín hữu, còn sống cũng như đã qua đời, cùng ràng buộc chung trong tình hiệp thông cầu nguyện" (Salvation and the Church, 1987: 22).
Nhờ kinh nghiệm hiệp thông cầu nguyện, các tín hữu nhận ra mối tương giao liên tục của họ với anh chị em "đã ngủ yên." Họ là "những áng mây nhân chứng lớn lao" đang ở chung quanh chúng ta khi chúng ta hành trình trong đức tin. Với một số người, niềm cảm nghiệm này cho thấy, bằng hữu của họ đang hiện diện; với người khác, điều này có nghĩa là, suy niệm về ý nghĩa đời sống cùng với những người đã ra đi trước họ trong đức tin. Những cảm nghiệm đó khẳng định sự hiệp nhất của chúng ta với các Kitô hữu trong Đức Kitô mọi nơi, mọi lúc, chứ không phải chỉ với người phụ nữ, mà qua bà, Người đã trở nên "giống chúng ta trong mọi sự chỉ trừ tội lỗi" (Do Thái 4: 15)
70. Thánh Kinh mời gọi các Kitô hữu hãy yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho mình trong và qua Đức Kitô (Xc. Jashua. 5: 13-15). Những người giờ đây "với Đức Kitô" không còn bị ràng buộc vì tội lỗi, chia sẻ lời cầu nguyện, và chúc tụng không ngừng, là đặc tính của đời sống trên thiên đàng (Xc. Khải huyền 5: 9-14; 7: 9-12; 8: 3-4)
Dưới ánh sáng của chứng tá này, nhiều Kitô hữu đã tìm thấy, khi xin các thành viên của cộng đoàn các thánh cầu nguyện cho họ, thì chính đáng và tốt đẹp. Các vị là những người đã sống cuộc đời thánh thiện (Xc. Jashua 5: 16-18). Theo ý nghĩa này, chúng tôi đồng ý, khi nói các thánh cầu nguyện cho chúng ta, không phải là việc làm ngoài Thánh Kinh, mặc dù Thánh Kinh không trực tiếp giáo huấn về điều này như điều cần phải có trong cuộc đời của Đức Kitô. Hơn thế nữa, chúng tôi đồng ý, phương cách xin cầu nguyện như vậy không cản trở các liên hệ trực tiếp của người tín hữu với Chúa là Cha trên trời, đấng yêu thương ban cho con cái mình các ân sủng tốt đẹp (Mat-thêu. 7: 11)
Trong Thánh Thần và qua Đức Kitô, khi người tín hữu dâng lời cầu nguyện lên Chúa, họ còn được trợ giúp nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu khác, nhất là của những người đang thực sự sống trong Đức Kitô và đã ra khỏi vòng kiềm toả của tội lỗi. Cần lưu ý, qua các hình thức phụng vụ hướng về Chúa: người tín hữu không hướng lời cầu nguyện "lên" các thánh, nhưng nhờ các Ngài "cầu cho chúng con." Cũng nên lưu ý thêm, trong lời cầu nguyện này hoặc trong các lời cầu tương tự như vậy, bất cứ lời cầu khẩn nào làm lu mờ nhiệm cuộc ân sủng và hy vọng của ba ngôi Thiên Chúa, và không am hợp với Thánh Kinh cũng như với truyền thống chung cổ thời, cần bị bác bỏ.
Sứ vụ đặc thù của Mẹ Maria
71. Giữa các vị thánh, Mẹ Maria đóng vai trò Theotokos: Cùng sống với Đức Kitô, Mẹ hiệp nhất với người con mà Mẹ cưu mang. Mẹ là đấng Thiên Chúa rất yêu thích khi hiệp thông trong ân sủng và hy vọng. Mẹ là điển hình của một nhân loại được cứu chuộc, là biểu tượng của hội thánh. Chính nhờ vậy, Mẹ đã thực hành một sứ vụ đặc thù khi trợ giúp tha nhân, nhờ lời cầu nguyện năng động của Mẹ. Nhiều Kitô hữu khi đọc trình thuật tiệc cưới Cana, vẫn còn nghe thấy lời Mẹ nhắn nhủ: "Hãy làm những gì Người bảo các ông làm." Các tín hữu tin tưởng Mẹ đã khiến con Mẹ lưu ý đến nhu cầu của người tổ chức tiệc cưới: "Họ hết rượu rồi" (Gioan 2: 1-12).
Nhiều người đã có kinh nghiệm khi chia sẻ tâm tình và hiệp thông với Mẹ Maria, nhất là vào những cao điểm khi biến cố trong cuộc đời của Mẹ xẩy ra tương tự với biến cố của họ, thí dụ như khi chuẩn bị ơn gọi, chịu tai tiếng, thiếu thốn khi mang thai, khi sinh nở, và trốn chạy khi tỵ nạn. Các hình ảnh diễn tả Mẹ đứng dưới chân thập tự, và hình ảnh truyền thống diễn tả Mẹ nhận xác Chúa Giêsu từ thập giá (Pieta), gợi cho thấy một hình ảnh đặc biệt của bà Mẹ đau khổ bồng xác con, chứng kiến chính cái chết của con mình. Cả Anh giáo và Công giáo Roma đều nhìn đến hình ảnh Mẹ Đức Kitô qua hình ảnh của một bà Mẹ diụ dàng và đầy yêu thương.
72. Vai trò hiền mẫu của Mẹ Maria, đầu tiên được ghi nhận trong các trình thuật phúc âm, kể lại liên hệ của Mẹ với Chúa Giêsu. Các vai trò này phát triển và diễn tả nhiều nét đa dạng. Người Kitô hữu nhận rằng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa nhập thể. Khi họ suy niệm lời trăn trối của Chúa cho người môn đệ yêu thương "này là con bà" (Gioan 19: 27), họ cũng sẽ nghe thấy lời mời gọi dành cho Mẹ như "của mọi tín hữu": Mẹ sẽ lo lắng cho mọi người như Mẹ đã lo lắng cho con Mẹ trong giờ lâm tử. Khi nghe gọi Evà là "Mẹ của chúng sinh" (Sáng thế ký 3: 20), người tín hữu sẽ có thể nhận ra rằng Mẹ Maria là Mẹ của một nhân loại mới, khi Mẹ linh hoạt trong sứ vụ của Mẹ, dẫn đưa mọi dân về với Chúa vì phúc lộc của mọi người.
Chúng tôi đồng ý, khi cẩn thận lưu tâm việc xử dụng những hình ảnh như vậy, thì cũng am hợp để áp dụng cho Mẹ Maria, theo cách tôn vinh mối liên hệ đặc biệt của Mẹ với con mình, và tôn vinh kết quả tốt đẹp mà Chúa thực hiện trong tiến trình cứu chuộc của con Mẹ.
73. Nhiều người Kitô hữu nhận thấy, biểu lộ lòng tri ân của họ với sứ vụ của Mẹ Maria, đã khiến lòng thờ phượng của họ dành cho Thiên Chúa phong phú hơn. Lòng sùng mộ phổ thông khi đúng chỗ, tự bản tính của mình, biểu lộ nét đa dạng văn hóa, cá nhân và trên cả lãnh vực từng miền. Cần kính trọng những biểu lộ này. Đám đông khi tụ họp tại những nơi mà người ta tin Mẹ Maria đã hiện ra, gợi ý cho thấy các cuộc hiện ra đóng một phần quan trọng trong đời sống sùng mộ, và giúp cho họ thảnh thơi tâm hồn. Cần lưu tâm giá trị tinh thần của các cuộc hiện ra này. Sách chú giải của Giáo hội công giáo Roma gần đây đã nhấn mạnh đến giá trị tinh thần đó như sau:
"Mặc khải tư có thể mang lại những trợ giúp quý báu cho việc hiểu biết và sống Thánh Kinh cách tốt đẹp hơn trong một khoảng thời gian đặc biệt; vì vậy không nên coi thường. Mặc khải tư đã hiện diện, nhưng không phải ai cũng buộc cần dùng...
"Tiêu chuẩn về sự thật và giá trị của mặc khải tư cần quy hướng về chính Chúa Kitô. Khi mặc khải tư đưa chúng ta xa khỏi Chúa, khi nó trở nên độc lập với Chúa, hoặc ngay cả khi nó xuất hiện như một phương cách cứu rỗi khác biệt và tốt đẹp hơn, quan trọng hơn phúc âm, thì chắc chắn nó không thể đến từ Thánh linh (Thánh bộ đức tin, "Bình luận thần học về sứ điệp Fatima, 26 tháng 6, 2000)
Chúng tôi đồng ý rằng trong những giới hạn do bản giáo huấn này đề ra, vinh quang dành cho Chúa Kitô tiếp tục đóng vai trò trọng yếu, vì vậy người tín hữu có thể chấp nhận, nhưng không buộc phải tuân giữ các mặc khải tư.
74. Khi bà Isave chào mừng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã trả lời bằng bài ca chúc tụng Thiên Chúa và tuyên xưng sự công chính của Chúa dành cho người nghèo trong kinh Magnificat (Lu-ca 1: 46-55). Trong lời đáp từ của Mẹ Maria, chúng ta có thể thấy thái độ khó nghèo với Chúa. Thái độ này phản ảnh sự giao kết và yêu thương thần thiêng Chúa dành cho người nghèo. Trong sự nhỏ bé, vô sức lực của Mẹ, Thiên Chúa nâng Mẹ lên đỉnh cao.
Mặc dầu chứng tá của sự vâng phục và chấp nhận ý Chúa nơi Mẹ đôi khi bị coi như dấu hiệu thụ động và áp đặt tính phục tùng lên người phụ nữ, nhưng thực sự thì đây chính là lời đoan thệ tận cùng dành cho Chúa, Đấng thương xót tôi tớ của Ngài, nâng người hèn mọn lên và hạ kẻ quyền thế xuống. Vấn nạn về công bình dành cho nữ giới và ban uy quyền cho người bị áp bức đã trở thành cao điểm trong suy niệm hằng ngày, từ bài ca chúc tụng cao vời của Mẹ Maria. Gợi hứng qua lời của Mẹ, nhiều cộng đoàn nữ và nam giới thuộc các nền văn hóa khác nhau, đã dấn thân làm việc cho người nghèo và bị bỏ rơi. Chỉ khi nào niềm vui hoà nhập với công bằng và an bình thì chúng ta mới thực sự chia sẻ nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng mà Mẹ Maria đã tuyên xưng và ấp ủ.
75. Cùng nhau khẳng định một cách quả quyết vai trò trung gian độc nhất của Đức Kitô, Đấng ban ân phúc cho đời sống giáo hội, chúng tôi không cho rằng việc người tín hữu xin Mẹ Maria và các thánh cầu nguyện cho họ, tạo ra chia rẽ. Bởi vì các khó khăn trong quá khứ đã trở nên sáng tỏ qua các xác định về tín lý, về canh tân phụng vụ và giáo huấn cụ thể, chúng tôi tin rằng không có những chia rẽ trong giáo hội về những vấn đề này.
Kết luận
76. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi, đang khi khai mở những bài đọc Thánh Kinh cẩn trọng về giáo hội và đại kết dưới ánh sáng truyền thống chung cổ thời, đã khai sáng một phương cách mới về vai trò của Mẹ Maria trong nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng. Cùng nhau, chúng tôi tái xác định những đồng ý mà trước đây trong ARCIC "Authority in the Church II", số 30 đã đưa ra:
Cuộc nghiên này đã dẫn đưa chúng tôi đến kết luận rằng không thể trung tín với Thánh Kinh mà không chú tâm đến con người Mẹ Maria (Xc. các số 6-30).
Khi cùng nhau nhớ lại truyền thống chung cổ thời, chúng tôi đã suy tư cách mới mẻ sự quan trọng cốt yếu của Theotokos, trong các tranh chấp dựa trên Kitô học, và việc các vị giáo phụ xử dụng hình ảnh Thánh Kinh để giải thích và cử hành vai trò của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ (31-40).
Chúng tôi đã xem xét lại tiến triển của lòng sùng mộ dành cho Mẹ Maria thời trung cổ cũng như các tranh chấp thần học liên hệ. Chúng tôi cũng tìm hiểu tại sao xẩy ra các quá khích thời hậu trung cổ về lòng sùng mộ, cũng như phản ứng ngược lại từ phía người Cải cách, đã khiến cho hai giáo hội tách xa nhau. Rồi sau đó, thái độ dành cho Mẹ Maria cũng dẫn đến các lối nẻo khác nhau (41-46)
Chúng tôi đã nhận ra bằng chứng về những khai triển từ cả hai giáo hội. Những khai triển này mở con đường mới cho tiến trình tái đón nhận vai trò của Mẹ Maria trong đức tin và trong đời sống giáo hội (số 47-51).
Sự tăng triển chung đó cũng cho phép chúng tôi tiến gần đến những vấn nạn về Mẹ Maria với một phương cách tươi mát. Đây là vấn nạn mà cả hai giáo hội đã cùng nhận ra. Để được như vậy, chúng tôi đóng khung các việc làm của mình trong tiến trình ân sủng và hy vọng mà chúng tôi khám ra trong Thánh Kinh -"tiền định... được mời gọi... được công chính hóa... được vinh quang" (Rom. 8: 30; 52-57).
Cùng đồng ý
78. Dựa trên kết quả của cuộc nghiên cứu chung, uỷ ban đưa ra những đồng ý chung sau đây mà chúng tôi tin rằng sẽ đóng góp nhiều vào các ý kiến đồng thuận liên quan đến Mẹ Maria. Chúng tôi cùng khẳng định:
Lời giáo huấn dậy rằng Thiên Chúa đã đưa đức trinh nữ Maria với trọn vẹn con người Mẹ vào vinh quang của Ngài thì xứng hợp với Thánh Kinh và chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng Thánh Kinh (58).
Với cái nhìn về ơn gọi của Mẹ là Mẹ Đấng Thánh duy nhất, công việc cứu chuộc của Chúa Kitô đã "hồi tố" cho Mẹ Maria, đến tận sâu thẳm con người của Mẹ, và vào thời điểm sớm nhất trong cuộc đời Mẹ. (59)
Lời giáo huấn về Mẹ Maria qua hai tín điều Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời và vô nhiễm nguyên tội, phải hiểu trong tiến trình Thánh Kinh của nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng. Lời giáo huấn này được coi là xứng hợp với những lời dậy dỗ trong Thánh Kinh và trong truyền thống chung cổ thời. (60).
Sự đồng ý chung này, khi được cả hai giáo hội chúng ta công nhận, có thể đặt vấn nạn về quyền bính phát sinh từ hai tín điều 1854 và 1950 trong văn bản mới về đại kết (61-62).
Mẹ Maria, qua sứ vụ liên tục của Mẹ, phục vụ sứ vụ của Đức Kitô, đấng trung gian duy nhất của chúng ta. Mẹ Maria và các thánh cầu nguyện cho toàn thể giáo hội, và việc thực hành lòng sùng mộ xin Mẹ Maria và các thánh cầu nguyện cho chúng ta, không làm hai giáo hội chia rẽ (64-75).
79. Chúng tôi đồng ý rằng nếu có tín điều và lòng sùng mộ nào trái ngược với Thánh Kinh thì không thể coi là Thiên Chúa mặc khải, cũng không thể coi là giáo huấn của giáo hội. Chúng tôi đồng ý rằng tín điều và lòng sùng mộ quy hướng về Mẹ Maria, kể cả các tuyên bố cho rằng đây là "mặc khải tư" phải điều chỉnh cách cẩn thận, qua các điều lệ bảo đảm sự vẹn toàn của vai trò quan yếu và duy nhất của Chúa Giêsu Kitô trong đời sống giáo hội. Trong giáo hội, chỉ thờ kính một mình Chúa Kitô mà thôi, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
80. Thông điệp của chúng tôi không nhằm mục đích làm sáng tỏ mọi vấn đề, nhưng đào sâu thêm hiểu biết chung của chúng tôi về các nét đa dạng khi thực hành lòng sùng mộ, mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại. Những thực hành này có thể được đón nhận như những việc làm phong phú của Thánh linh giữa dân Chúa. Chúng tôi tin rằng sự đồng ý chung mà chúng tôi phác họa nơi đây chính là sản phẩm của tiến trình tái đón nhận tín điều về Mẹ Maria từ cả hai phía Anh giáo và Công giáo Roma. Nhờ sự tái đón nhận này, có thể sẽ có những sự giao hòa, qua đó, vấn đề liên quan đến tín điều và lòng sùng mộ dành cho Mẹ Maria, sẽ không còn là những chia rẽ giữa hai giáo hội, hoặc trở ngại cho tiến trình mới trong sự phát triển chung của chúng ta về một koinonia hữu hình. Thông cáo chung này của chúng tôi giờ đây xin đệ đạt lên các vị có thẩm quyền. Chính bản thông cáo chung có thể tự chứng minh rằng, đó là một nghiên cứu có giá trị các giáo huấn của Thánh Kinh và truyền thống cổ thời về Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa nhập thể. Chúng tôi hy vọng khi chúng ta cùng chia sẻ một Thánh linh, mà qua đó Mẹ Maria đã được chuẩn bị và thánh hiến cho ơn gọi độc nhất của mình, thì chúng ta cùng nhau, với Mẹ và với các thánh, dâng lên Thiên Chúa một bài ca chúc tụng không bao giờ ngưng nghỉ.
(còn tiếp...)
D. Mẹ Maria trong đời sống giáo hội.
64. "Tất cả những lời hứa của Thiên Chúa hiện hữu qua lời Xin Nhận của Đức Kitô: vì thế chúng ta nói lời Amen trong Người vì vinh quang Thiên Chúa." (2Cor. 1: 20). Những xin nhận của Thiên Chúa trong Đức Kitô mang hình thái đặc biệt và đòi hỏi như khi truyền tin cho Mẹ Maria. Huyền nhiệm thẳm sâu của "Đức Kitô ở trong anh em, niềm hy vọng đạt tới vinh quang" (Colôsê. 1: 27) mang một ý nghĩa đặc biệt nơi Mẹ. Mầu nhiệm đó giúp Mẹ nói lời xin vâng, mà qua ân sủng thánh linh bao phủ, lời xin nhận của Chúa với tạo vật mới, bắt đầu. Như chúng ta thấy, lời xin vâng của Mẹ Maria thật đặc biệt khi đón nhận Lời Chúa, khi ở dưới chân thánh giá và khi Thánh linh hướng dẫn Mẹ.
Thánh Kinh diễn tả Mẹ Maria tăng trưởng trong liên hệ của Mẹ với Chúa Kitô: Đức Kitô cùng chia sẻ gia đình nhân loại với Mẹ (Lu-ca 2: 39), cùng thăng hoa với Mẹ khi Mẹ chia sẻ gia đình giáo hội hướng về chung thẩm, một gia đình mà Chúa Thánh Thần tuôn tràn ơn phúc (TĐCV 1: 14; 2: 1-4). Lời Amen của Mẹ Maria với lời Xin Nhận của Thiên Chúa trong Đức Kitô với Mẹ, đã trở thành một và thành khuôn mẫu cho tất cả các môn đệ cũng như cho đời sống giáo hội.
65. Khi nghiên cứu phương cách mà gương mẫu Mẹ Maria, nhờ ân sủng Thiên Chúa, đã hiển hiện trong đời sống sùng mộ của truyền thống chúng ta, thì chúng tôi cũng nhận ra một số khác biệt. Vào thời điểm cả hai truyền thống nhìn nhận vai trò đặc biệt của Mẹ nơi cộng đoàn các thánh, chúng tôi nhận ra mình đã nhấn mạnh những điểm khác nhau, khi chúng ta cảm nghiệm sứ vụ của Mẹ.
Người Anh giáo có khuynh hướng bắt đầu suy tư từ thí dụ Thánh Kinh về Mẹ Maria như nguồn cảm hứng và khuôn mẫu cho môn đệ tính; người Công giáo Roma chú tâm sứ vụ của Mẹ trong nhiệm cuộc ân sủng và hiệp thông với các thánh. Mẹ Maria chỉ dẫn cho nhân loại thấy Chúa, dẫn lối mọi người đến với Chúa và giúp họ chia sẻ đời sống của Người.
Không phương cách chung nào trong hai quan niệm trên hoàn tất niềm mong ước của mình, diễn tả nổi sự phong phú và đa dạng truyền thống của mình. Vào thế kỷ XX, người ta trông thấy một phát triển đặc biệt là, nhiều người Anh giáo bị thu hút vào các phong trào sùng mộ Mẹ Maria, còn người Công giáo Roma thì đi tìm nguồn gốc Thánh Kinh diễn đạt lòng sùng mộ này. Chúng tôi cùng đồng ý Mẹ Maria là khuôn mẫu nhân bản trọn vẹn của đời sống ân sủng. Chúng ta cần suy tư các bài học về cuộc đời của Mẹ mà Thánh Kinh đã ghi nhận. Chúng ta cùng kết hợp với Mẹ không phải như người đã chết, nhưng sống thực sự trong Đức Kitô. Để đạt đến ý hướng đó, chúng ta cùng đồng hành với nhau như lữ khách hiệp nhất với Maria, người môn đệ nổi bật của Chúa Kitô, và với mọi người đang cùng tham dự vào thế giới của tạo vật mới, một thế giới khuyến khích chúng ta trung tín với ơn gọi của mình (Xc. 2 Cor. 5: 17-19).
66. Nhận ra vai trò đặc biệt của Mẹ Maria trong lịch sử cứu độ, người Kitô hữu đã dành cho Mẹ một vai trò quan trọng nơi các kinh nguyện phụng vụ và cầu nguyện riêng, đang khi họ ca tụng Chúa vì các việc Ngài làm trong và qua Mẹ. Khi hát bài ca Magnificat, họ ca tụng Chúa với Mẹ. Trong thánh thể họ cầu nguyện với Mẹ cũng như họ cầu nguyện cùng với dân Chúa, đang khi hòa nhập lời cầu nguyện của họ với sự hiệp thông chung cùng các thánh. Họ nhận ra vị thế của Mẹ trong "lời cầu nguyện của các thánh" khi dâng lên trước ngai tòa Chúa trong phụng vụ (Mặc khải. 8: 3-4). Tất cả những phương cách này bao gồm Mẹ Maria trong lời ca tụng và kinh nguyện thuộc về kho tàng chung của chúng ta, cũng như chúng ta tri ân vị thế riêng biệt của Mẹ là đấng Theotokos, vị thế khiến cho Mẹ có một vai trò đặc biệt giữa cộng đoàn các thánh.
Khẩn cầu và cầu bầu thay cho chúng ta trong sự hiệp thông với các thánh.
67. Thói quen của nhiều tín hữu xin Mẹ Maria cầu bầu cùng Chúa thay cho họ ngày càng tăng triển nhanh chóng tiếp theo Công đồng Ephêsô tuyên tín rằng Mẹ là đấng Theotokos. Hình thức phổ biến nhất của lời xin cầu bầu đó là kinh Kính mừng. Lời kinh này khai mở thêm lời chào của sứ thần Gabriel và của thánh Isave với Mẹ (Lu-ca 1: 28, 42). Từ thế kỷ thứ 5, lời kinh đã rộng rãi phổ biến, và không có câu cầu nguyện kết thúc cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử, tức là đoạn kinh được thêm vào khoảng thế kỷ 15, và được ghi nhận trong sách kinh nguyện Roma do đức giáo hoàng Pius V năm 1568.
Các nhà Cải cách Anh giáo phê bình lời cầu nguyện kết thúc này cũng như các hình thức cầu nguyện tương tự. Họ cho rằng lời kinh như thế đe dọa vai trò trung gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô. Đối diện với lòng sùng kính quá đáng phát nguồn từ những ca tụng quá đáng vai trò và quyền năng Mẹ Maria bên cạnh vai trò Chúa Kitô, những người Cải cách bác bỏ "tín điều quá Roma này.. khi kêu cầu các thánh" mà "không có nền tảng nào dựa trên Thánh Kinh. Như vậy làm cho Ngôi Lời Chúa bị xúc phạm (số XXII).
Công đồng Trent quả quyết, đi tìm sự trợ giúp từ các thánh hầu lãnh nhận hồng ân của Chúa là "tốt và hữu ích": những lời cầu khẩn trên được dâng lên qua người Con của Chúa Cha là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đấng cứu thế và cứu chuộc duy nhất của chúng ta. (DS 1821). Công đồng Vatican II chuẩn y thói quen truyền thống các tín hữu xin Mẹ Maria cầu nguyện cho họ, đang khi nhấn mạnh "vai trò làm Mẹ của Đức Maria cho nhân loại không ngăn trở hoặc làm giảm vai trò trung gian duy nhất của Đức Kitô, nhưng càng biểu lộ quyền năng của Chúa hơn. Vai trò này không gây trở ngại liên hệ trực tiếp của chúng ta với Chúa, ngược lại củng cố hơn (Lumen Gentium, 60)
Vì vậy, giáo hội Công giáo Roma tiếp tục cổ võ lòng sùng mộ dành cho Mẹ Maria trong khi điều chỉnh những phong trào, hoặc quá khích hoặc giảm thiểu vai trò của Mẹ Maria (Marialis Cultus, 31). Nhận biết bối cảnh này, chúng ta đi tìm một căn bản thần học, hầu rút ra kết luận tương hợp cho đời sống cầu nguyện, khi kết hợp với Chúa Kitô và với các thánh của Người.
68. Thánh Kinh dậy "chỉ có một trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người. Đức Chúa Giêsu, là con người đã chấp nhận làm của lễ đền tội cho toàn nhân loại. (1Tim 2: 5,6). Như đã đề cập đến trước đây, dựa trên giáo huấn đó, chúng tôi bác bỏ tất cả mọi lời cắt nghĩa nào về vai trò Mẹ Maria cản trở lời quả quyết này. (Quà Tặng và Quyền Bính II, 30)
Tuy nhiên, chính xác khi nói, tất cả các sứ vụ của giáo hội, nhất là lời Chúa và bí tích, cũng là trung gian ân sủng của Chúa qua con người. Những sứ vụ đó không tranh dành vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô, nhưng phục vụ và có nguồn gốc trong vai trò trung gian này. Cách đặc biệt, lời cầu nguyện của giáo hội đã không đứng biệt lập hoặc thay thế lời khẩn cầu của Chúa Kitô, nhưng nhờ Người, đấng là trung gian và Vị cầu bầu của chúng ta (Xc. Rom. 8: 34, Do Thái 7: 25, 12: 24, 1 Jn 2:1). Cũng nên ghi nhận nơi đây việc có thể có người cầu bầu khác, nhờ ơn tác động của Chúa Thánh linh, như lời Đức Kitô đã hứa (Xc. Gioan 14: 16-17). Vì vậy, khi nhờ anh chị em của chúng ta trên trần thế và trên thiên đàng cầu nguyện cho chúng ta, thì không có nghĩa rằng chúng ta muốn tranh đua với công việc trung gian của Đức Kitô, nhưng đó là phương cách mà nhờ đó và qua đó Chúa Thánh linh biểu lộ quyền năng của Ngài.
69. Khi người Kitô hữu cầu nguyện, chúng ta quy hướng lên cùng Chúa là Cha trên trời, trong và qua Chúa Giêsu Kitô, với ơn tác động của Chúa Thánh Thần. Những lời cầu nguyện như vậy nằm trong sự hiệp thông như ơn lành và bản thể của chính Chúa. Nơi đời sống cầu nguyện, chúng ta nhắc đến tên Đức Kitô trong niềm hiệp thông với toàn thể giáo hội, cộng thêm vào đó là lời cầu nguyện của các anh chị em chúng ta mọi nơi và mọi lúc.
Như ARCIC đã đề cập đến trước đây, "cuộc hành trình đức tin của người tín hữu cùng chia sẻ các nâng đỡ hỗ tương của dân Chúa. Trong Đức Kitô, tất cả mọi tín hữu, còn sống cũng như đã qua đời, cùng ràng buộc chung trong tình hiệp thông cầu nguyện" (Salvation and the Church, 1987: 22).
Nhờ kinh nghiệm hiệp thông cầu nguyện, các tín hữu nhận ra mối tương giao liên tục của họ với anh chị em "đã ngủ yên." Họ là "những áng mây nhân chứng lớn lao" đang ở chung quanh chúng ta khi chúng ta hành trình trong đức tin. Với một số người, niềm cảm nghiệm này cho thấy, bằng hữu của họ đang hiện diện; với người khác, điều này có nghĩa là, suy niệm về ý nghĩa đời sống cùng với những người đã ra đi trước họ trong đức tin. Những cảm nghiệm đó khẳng định sự hiệp nhất của chúng ta với các Kitô hữu trong Đức Kitô mọi nơi, mọi lúc, chứ không phải chỉ với người phụ nữ, mà qua bà, Người đã trở nên "giống chúng ta trong mọi sự chỉ trừ tội lỗi" (Do Thái 4: 15)
70. Thánh Kinh mời gọi các Kitô hữu hãy yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho mình trong và qua Đức Kitô (Xc. Jashua. 5: 13-15). Những người giờ đây "với Đức Kitô" không còn bị ràng buộc vì tội lỗi, chia sẻ lời cầu nguyện, và chúc tụng không ngừng, là đặc tính của đời sống trên thiên đàng (Xc. Khải huyền 5: 9-14; 7: 9-12; 8: 3-4)
Dưới ánh sáng của chứng tá này, nhiều Kitô hữu đã tìm thấy, khi xin các thành viên của cộng đoàn các thánh cầu nguyện cho họ, thì chính đáng và tốt đẹp. Các vị là những người đã sống cuộc đời thánh thiện (Xc. Jashua 5: 16-18). Theo ý nghĩa này, chúng tôi đồng ý, khi nói các thánh cầu nguyện cho chúng ta, không phải là việc làm ngoài Thánh Kinh, mặc dù Thánh Kinh không trực tiếp giáo huấn về điều này như điều cần phải có trong cuộc đời của Đức Kitô. Hơn thế nữa, chúng tôi đồng ý, phương cách xin cầu nguyện như vậy không cản trở các liên hệ trực tiếp của người tín hữu với Chúa là Cha trên trời, đấng yêu thương ban cho con cái mình các ân sủng tốt đẹp (Mat-thêu. 7: 11)
Trong Thánh Thần và qua Đức Kitô, khi người tín hữu dâng lời cầu nguyện lên Chúa, họ còn được trợ giúp nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu khác, nhất là của những người đang thực sự sống trong Đức Kitô và đã ra khỏi vòng kiềm toả của tội lỗi. Cần lưu ý, qua các hình thức phụng vụ hướng về Chúa: người tín hữu không hướng lời cầu nguyện "lên" các thánh, nhưng nhờ các Ngài "cầu cho chúng con." Cũng nên lưu ý thêm, trong lời cầu nguyện này hoặc trong các lời cầu tương tự như vậy, bất cứ lời cầu khẩn nào làm lu mờ nhiệm cuộc ân sủng và hy vọng của ba ngôi Thiên Chúa, và không am hợp với Thánh Kinh cũng như với truyền thống chung cổ thời, cần bị bác bỏ.
Sứ vụ đặc thù của Mẹ Maria
71. Giữa các vị thánh, Mẹ Maria đóng vai trò Theotokos: Cùng sống với Đức Kitô, Mẹ hiệp nhất với người con mà Mẹ cưu mang. Mẹ là đấng Thiên Chúa rất yêu thích khi hiệp thông trong ân sủng và hy vọng. Mẹ là điển hình của một nhân loại được cứu chuộc, là biểu tượng của hội thánh. Chính nhờ vậy, Mẹ đã thực hành một sứ vụ đặc thù khi trợ giúp tha nhân, nhờ lời cầu nguyện năng động của Mẹ. Nhiều Kitô hữu khi đọc trình thuật tiệc cưới Cana, vẫn còn nghe thấy lời Mẹ nhắn nhủ: "Hãy làm những gì Người bảo các ông làm." Các tín hữu tin tưởng Mẹ đã khiến con Mẹ lưu ý đến nhu cầu của người tổ chức tiệc cưới: "Họ hết rượu rồi" (Gioan 2: 1-12).
Nhiều người đã có kinh nghiệm khi chia sẻ tâm tình và hiệp thông với Mẹ Maria, nhất là vào những cao điểm khi biến cố trong cuộc đời của Mẹ xẩy ra tương tự với biến cố của họ, thí dụ như khi chuẩn bị ơn gọi, chịu tai tiếng, thiếu thốn khi mang thai, khi sinh nở, và trốn chạy khi tỵ nạn. Các hình ảnh diễn tả Mẹ đứng dưới chân thập tự, và hình ảnh truyền thống diễn tả Mẹ nhận xác Chúa Giêsu từ thập giá (Pieta), gợi cho thấy một hình ảnh đặc biệt của bà Mẹ đau khổ bồng xác con, chứng kiến chính cái chết của con mình. Cả Anh giáo và Công giáo Roma đều nhìn đến hình ảnh Mẹ Đức Kitô qua hình ảnh của một bà Mẹ diụ dàng và đầy yêu thương.
72. Vai trò hiền mẫu của Mẹ Maria, đầu tiên được ghi nhận trong các trình thuật phúc âm, kể lại liên hệ của Mẹ với Chúa Giêsu. Các vai trò này phát triển và diễn tả nhiều nét đa dạng. Người Kitô hữu nhận rằng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa nhập thể. Khi họ suy niệm lời trăn trối của Chúa cho người môn đệ yêu thương "này là con bà" (Gioan 19: 27), họ cũng sẽ nghe thấy lời mời gọi dành cho Mẹ như "của mọi tín hữu": Mẹ sẽ lo lắng cho mọi người như Mẹ đã lo lắng cho con Mẹ trong giờ lâm tử. Khi nghe gọi Evà là "Mẹ của chúng sinh" (Sáng thế ký 3: 20), người tín hữu sẽ có thể nhận ra rằng Mẹ Maria là Mẹ của một nhân loại mới, khi Mẹ linh hoạt trong sứ vụ của Mẹ, dẫn đưa mọi dân về với Chúa vì phúc lộc của mọi người.
Chúng tôi đồng ý, khi cẩn thận lưu tâm việc xử dụng những hình ảnh như vậy, thì cũng am hợp để áp dụng cho Mẹ Maria, theo cách tôn vinh mối liên hệ đặc biệt của Mẹ với con mình, và tôn vinh kết quả tốt đẹp mà Chúa thực hiện trong tiến trình cứu chuộc của con Mẹ.
73. Nhiều người Kitô hữu nhận thấy, biểu lộ lòng tri ân của họ với sứ vụ của Mẹ Maria, đã khiến lòng thờ phượng của họ dành cho Thiên Chúa phong phú hơn. Lòng sùng mộ phổ thông khi đúng chỗ, tự bản tính của mình, biểu lộ nét đa dạng văn hóa, cá nhân và trên cả lãnh vực từng miền. Cần kính trọng những biểu lộ này. Đám đông khi tụ họp tại những nơi mà người ta tin Mẹ Maria đã hiện ra, gợi ý cho thấy các cuộc hiện ra đóng một phần quan trọng trong đời sống sùng mộ, và giúp cho họ thảnh thơi tâm hồn. Cần lưu tâm giá trị tinh thần của các cuộc hiện ra này. Sách chú giải của Giáo hội công giáo Roma gần đây đã nhấn mạnh đến giá trị tinh thần đó như sau:
"Mặc khải tư có thể mang lại những trợ giúp quý báu cho việc hiểu biết và sống Thánh Kinh cách tốt đẹp hơn trong một khoảng thời gian đặc biệt; vì vậy không nên coi thường. Mặc khải tư đã hiện diện, nhưng không phải ai cũng buộc cần dùng...
"Tiêu chuẩn về sự thật và giá trị của mặc khải tư cần quy hướng về chính Chúa Kitô. Khi mặc khải tư đưa chúng ta xa khỏi Chúa, khi nó trở nên độc lập với Chúa, hoặc ngay cả khi nó xuất hiện như một phương cách cứu rỗi khác biệt và tốt đẹp hơn, quan trọng hơn phúc âm, thì chắc chắn nó không thể đến từ Thánh linh (Thánh bộ đức tin, "Bình luận thần học về sứ điệp Fatima, 26 tháng 6, 2000)
Chúng tôi đồng ý rằng trong những giới hạn do bản giáo huấn này đề ra, vinh quang dành cho Chúa Kitô tiếp tục đóng vai trò trọng yếu, vì vậy người tín hữu có thể chấp nhận, nhưng không buộc phải tuân giữ các mặc khải tư.
74. Khi bà Isave chào mừng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã trả lời bằng bài ca chúc tụng Thiên Chúa và tuyên xưng sự công chính của Chúa dành cho người nghèo trong kinh Magnificat (Lu-ca 1: 46-55). Trong lời đáp từ của Mẹ Maria, chúng ta có thể thấy thái độ khó nghèo với Chúa. Thái độ này phản ảnh sự giao kết và yêu thương thần thiêng Chúa dành cho người nghèo. Trong sự nhỏ bé, vô sức lực của Mẹ, Thiên Chúa nâng Mẹ lên đỉnh cao.
Mặc dầu chứng tá của sự vâng phục và chấp nhận ý Chúa nơi Mẹ đôi khi bị coi như dấu hiệu thụ động và áp đặt tính phục tùng lên người phụ nữ, nhưng thực sự thì đây chính là lời đoan thệ tận cùng dành cho Chúa, Đấng thương xót tôi tớ của Ngài, nâng người hèn mọn lên và hạ kẻ quyền thế xuống. Vấn nạn về công bình dành cho nữ giới và ban uy quyền cho người bị áp bức đã trở thành cao điểm trong suy niệm hằng ngày, từ bài ca chúc tụng cao vời của Mẹ Maria. Gợi hứng qua lời của Mẹ, nhiều cộng đoàn nữ và nam giới thuộc các nền văn hóa khác nhau, đã dấn thân làm việc cho người nghèo và bị bỏ rơi. Chỉ khi nào niềm vui hoà nhập với công bằng và an bình thì chúng ta mới thực sự chia sẻ nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng mà Mẹ Maria đã tuyên xưng và ấp ủ.
75. Cùng nhau khẳng định một cách quả quyết vai trò trung gian độc nhất của Đức Kitô, Đấng ban ân phúc cho đời sống giáo hội, chúng tôi không cho rằng việc người tín hữu xin Mẹ Maria và các thánh cầu nguyện cho họ, tạo ra chia rẽ. Bởi vì các khó khăn trong quá khứ đã trở nên sáng tỏ qua các xác định về tín lý, về canh tân phụng vụ và giáo huấn cụ thể, chúng tôi tin rằng không có những chia rẽ trong giáo hội về những vấn đề này.
Kết luận
76. Cuộc nghiên cứu của chúng tôi, đang khi khai mở những bài đọc Thánh Kinh cẩn trọng về giáo hội và đại kết dưới ánh sáng truyền thống chung cổ thời, đã khai sáng một phương cách mới về vai trò của Mẹ Maria trong nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng. Cùng nhau, chúng tôi tái xác định những đồng ý mà trước đây trong ARCIC "Authority in the Church II", số 30 đã đưa ra:
- Bất cứ một giải thích nào về vai trò của Mẹ Maria đều không được phép làm lu mờ vai trò trung gian duy nhất của Chúa Kitô.
- ớ Mọi vai trò Mẹ phải liên hệ với tín điều về Chúa Kitô và giáo hội.
- ớ Chúng tôi xác nhận rằng đức trinh nữ Maria là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa nhập thể. Với vai trò này, cần tuân giữ các lễ hội xứng hợp với vinh dự của Mẹ giữa các thánh.
- ớ Qua ân sủng, Thiên Chúa đã chuẩn bị Mẹ Maria trở nên Mẹ đấng cứu chuộc chúng ta. Chính nhờ đấng cứu chuộc mà Mẹ được cứu chuộc và được đón rước vinh quang.
- ớ Chúng tôi xác nhận Mẹ Maria là khuôn mẫu của sự thánh thiện, tín thác và vâng phục cho mọi Kitô hữu; và
- ớ Mẹ Maria được coi như hình ảnh tiên tri của giáo hội
- ớ Chúng tôi tin rằng lời xác nhận này đã đào sâu và khai triển thêm cách mạnh mẽ những đồng ý chung này, đồng thời đặt chúng vào tiến trình nghiên cứu chung về tín điều và sùng kính dành cho Mẹ Maria.
Cuộc nghiên này đã dẫn đưa chúng tôi đến kết luận rằng không thể trung tín với Thánh Kinh mà không chú tâm đến con người Mẹ Maria (Xc. các số 6-30).
Khi cùng nhau nhớ lại truyền thống chung cổ thời, chúng tôi đã suy tư cách mới mẻ sự quan trọng cốt yếu của Theotokos, trong các tranh chấp dựa trên Kitô học, và việc các vị giáo phụ xử dụng hình ảnh Thánh Kinh để giải thích và cử hành vai trò của Mẹ Maria trong chương trình cứu độ (31-40).
Chúng tôi đã xem xét lại tiến triển của lòng sùng mộ dành cho Mẹ Maria thời trung cổ cũng như các tranh chấp thần học liên hệ. Chúng tôi cũng tìm hiểu tại sao xẩy ra các quá khích thời hậu trung cổ về lòng sùng mộ, cũng như phản ứng ngược lại từ phía người Cải cách, đã khiến cho hai giáo hội tách xa nhau. Rồi sau đó, thái độ dành cho Mẹ Maria cũng dẫn đến các lối nẻo khác nhau (41-46)
Chúng tôi đã nhận ra bằng chứng về những khai triển từ cả hai giáo hội. Những khai triển này mở con đường mới cho tiến trình tái đón nhận vai trò của Mẹ Maria trong đức tin và trong đời sống giáo hội (số 47-51).
Sự tăng triển chung đó cũng cho phép chúng tôi tiến gần đến những vấn nạn về Mẹ Maria với một phương cách tươi mát. Đây là vấn nạn mà cả hai giáo hội đã cùng nhận ra. Để được như vậy, chúng tôi đóng khung các việc làm của mình trong tiến trình ân sủng và hy vọng mà chúng tôi khám ra trong Thánh Kinh -"tiền định... được mời gọi... được công chính hóa... được vinh quang" (Rom. 8: 30; 52-57).
Cùng đồng ý
78. Dựa trên kết quả của cuộc nghiên cứu chung, uỷ ban đưa ra những đồng ý chung sau đây mà chúng tôi tin rằng sẽ đóng góp nhiều vào các ý kiến đồng thuận liên quan đến Mẹ Maria. Chúng tôi cùng khẳng định:
Lời giáo huấn dậy rằng Thiên Chúa đã đưa đức trinh nữ Maria với trọn vẹn con người Mẹ vào vinh quang của Ngài thì xứng hợp với Thánh Kinh và chỉ có thể được hiểu trong ánh sáng Thánh Kinh (58).
Với cái nhìn về ơn gọi của Mẹ là Mẹ Đấng Thánh duy nhất, công việc cứu chuộc của Chúa Kitô đã "hồi tố" cho Mẹ Maria, đến tận sâu thẳm con người của Mẹ, và vào thời điểm sớm nhất trong cuộc đời Mẹ. (59)
Lời giáo huấn về Mẹ Maria qua hai tín điều Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời và vô nhiễm nguyên tội, phải hiểu trong tiến trình Thánh Kinh của nhiệm cuộc hy vọng và ân sủng. Lời giáo huấn này được coi là xứng hợp với những lời dậy dỗ trong Thánh Kinh và trong truyền thống chung cổ thời. (60).
Sự đồng ý chung này, khi được cả hai giáo hội chúng ta công nhận, có thể đặt vấn nạn về quyền bính phát sinh từ hai tín điều 1854 và 1950 trong văn bản mới về đại kết (61-62).
Mẹ Maria, qua sứ vụ liên tục của Mẹ, phục vụ sứ vụ của Đức Kitô, đấng trung gian duy nhất của chúng ta. Mẹ Maria và các thánh cầu nguyện cho toàn thể giáo hội, và việc thực hành lòng sùng mộ xin Mẹ Maria và các thánh cầu nguyện cho chúng ta, không làm hai giáo hội chia rẽ (64-75).
79. Chúng tôi đồng ý rằng nếu có tín điều và lòng sùng mộ nào trái ngược với Thánh Kinh thì không thể coi là Thiên Chúa mặc khải, cũng không thể coi là giáo huấn của giáo hội. Chúng tôi đồng ý rằng tín điều và lòng sùng mộ quy hướng về Mẹ Maria, kể cả các tuyên bố cho rằng đây là "mặc khải tư" phải điều chỉnh cách cẩn thận, qua các điều lệ bảo đảm sự vẹn toàn của vai trò quan yếu và duy nhất của Chúa Giêsu Kitô trong đời sống giáo hội. Trong giáo hội, chỉ thờ kính một mình Chúa Kitô mà thôi, cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
80. Thông điệp của chúng tôi không nhằm mục đích làm sáng tỏ mọi vấn đề, nhưng đào sâu thêm hiểu biết chung của chúng tôi về các nét đa dạng khi thực hành lòng sùng mộ, mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại. Những thực hành này có thể được đón nhận như những việc làm phong phú của Thánh linh giữa dân Chúa. Chúng tôi tin rằng sự đồng ý chung mà chúng tôi phác họa nơi đây chính là sản phẩm của tiến trình tái đón nhận tín điều về Mẹ Maria từ cả hai phía Anh giáo và Công giáo Roma. Nhờ sự tái đón nhận này, có thể sẽ có những sự giao hòa, qua đó, vấn đề liên quan đến tín điều và lòng sùng mộ dành cho Mẹ Maria, sẽ không còn là những chia rẽ giữa hai giáo hội, hoặc trở ngại cho tiến trình mới trong sự phát triển chung của chúng ta về một koinonia hữu hình. Thông cáo chung này của chúng tôi giờ đây xin đệ đạt lên các vị có thẩm quyền. Chính bản thông cáo chung có thể tự chứng minh rằng, đó là một nghiên cứu có giá trị các giáo huấn của Thánh Kinh và truyền thống cổ thời về Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa nhập thể. Chúng tôi hy vọng khi chúng ta cùng chia sẻ một Thánh linh, mà qua đó Mẹ Maria đã được chuẩn bị và thánh hiến cho ơn gọi độc nhất của mình, thì chúng ta cùng nhau, với Mẹ và với các thánh, dâng lên Thiên Chúa một bài ca chúc tụng không bao giờ ngưng nghỉ.
(còn tiếp...)