Thần Học và Sự Thông Thái của Giới Nữ

Lược trích bài phỏng vấn với Giáo Sư Josep-Ignasi Saranyana

PAMPLONA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong những tuần lễ cuối tháng 9/2005 vừa qua, đã chỉ cho các Đức Giám Mục đang hành hương Rôma về sự mâu thuẩn vẫn thường hay tồn tại giữa việc trên lý thuyết thì lại đề cao sự thông thái của những người phụ nữ, thế nhưng trong thực tế, thì họ phải gánh chịu lấy sự kỳ thị trong cuộc sống hằng ngày của họ.

Cha Josep-Ignasi Saranyana, Giám Đốc của Học Viện Nghiên Cứu về Lịch Sử Giáo Hội thuộc trường Đại Học Navarre (trường Đại Học do các thành viên của Hội Opus Dei giảng dạy) tại Tây Ban Nha, cũng đồng thời là thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Khoa Học Lịch Sử, đã giải thích cho hãng tin Zenit rằng có rất nhiều sự khác biệt về ý tưởng của người phụ nữ, vốn vẫn còn tồn tại nơi khuynh hướng thần học hiện nay.

Cha Saranyana là tác giả của cuốn sách có nhan đề: “Thần Học Phụ Nữ, Thần Học Bình Quyền, Thần Học Mang Tính Cách Phụ Nữ và Khuynh Hướng Thần Học Bình Quyền tại Mỹ Châu La Tinh từ 1975-2000” (Teología de la Mujer, Teología Feminista, Teología Mujerista y Ecofeminismo en América Latina (1975-2000)). Sách đã được nhà sách Promesa tại Costa Rica xuất bản.

Hỏi (H): Thưa Cha, đâu là sự khác biệt giữa thần học bình quyền (feminist theology) và thần học phụ nữ (theology of woman)?

Cha Saranyana (T): Thưa, theo tôi được biết thì thần học phụ nữ được hình thành nên bởi Đấng Tạo Hóa, từ Sự Mạc Khải. Nó phù phợp với truyền thống vĩ đại, lâu đời của Giáo Hội.

Trái lại, thần học bình quyền, thì do con người hình thành nên, do đó, nó không tương xứng với Sự Mạc Khải, nhưng được xem là một yếu tố phụ về mặt thần học. Nó cũng chẳng khác nào tôn giáo xã hội học, nếu không muốn nói đó là một sự phân tích thuần túy về mặt tâm lý học về những kinh nghiệm và cảm tưởng của người phụ nữ. Nó hấp dẫn, nhưng không phải hấp dẫn theo kiểu thần học thuần tuý. Hơn nữa, nó mang một ý nghĩa ai oán và có tính tranh luận.

(H): Thưa Cha, có rất nhiều phụ nữ Công Giáo theo thuyết bình quyền vốn xuất thân từ truyền thống mà ra. Thế tại sao lại gọi họ là những nhà thần học bình quyền (feminist theologians) thay vì là thần học phụ nữ?

(T): Thưa, việc dùng các tính từ là điều quan trọng. Có hai cách để nghĩ về người phụ nữ: cách thứ nhất thì mang tính cách nhân đạo hơn; còn cách thứ hai thì lại theo khuynh hướng của thần học. Các tên gọi có thể thay đổi, thế những hai trường phái đó phải được phân biệt dưới những tình huống và ngữ cảnh khác nhau.

(H): Thưa Cha, thế thuyết bình quyền sinh thái (ecofeminism) có nghĩa là gì?

(T): Thưa, theo một nghĩa nào đó, đó là một sự trở về những dạng nguyên thủy của hiện tượng tôn giáo. Nó xem trái đất, vốn cũng được hiểu như người phụ nữ, chính là nguồn gốc, hay “người mẹ,” của tất cả mọi thứ. Thiên Chúa, Đấng mà theo nghĩa văn hóa là nam giới, đã bị tước bỏ đi bản tính tạo dựng. Theo một nghĩa nào đó, nó cũng còn là thuyết nhị nguyên (dualism), giống như một trong những hình thức nguyên thủy của thuyết ngộ đạo (gnosticism). Có khi, nó lại có khuynh hướng thiên về thuyết nhất nguyên trần tục (monicsm). Theo tôi thì, nó ám chỉ đến sự biến chất của cảm giác tôn giáo xác thật.

(H): Thưa Cha, Cha có nghĩ rằng sự khai thác thiên nhiên do thuyết bình quyền sinh thái tạo ra, cũng tương tự như những khai thác mà người phụ nữ phải gánh chịu không?

(T): Thưa, thuyết bình quyền sinh thái là một kiểu thần học bình quyền theo khuynh hướng cực kỳ cấp tiến, và do đó, nó chẳng mang một ý nghĩa đáng kể nào cả về mặt thần học. Nó không những vượt qua sự phỏng đoán biện chứng về giới tính (tức thần học bình quyền), mà còn cả việc xem giới tính vốn được hiểu như là một sản phẩm xã hội thuần tuý (tức thần học mang tính cách phụ nữ). Đó rõ ràng là một sự phản đề của những gì mà tôi đã gọi là thần học phụ nữ.

(H): Thưa Cha, liệu Tòa Thánh có chú yến đến những khuynh hướng của những người theo thuyết bình quyền sinh thái đương thời này không?

(T): Thưa, hãy làm ơn hiểu rằng thật là khó để đối thoại với những khuynh hướng quá cấp tiến như vậy bởi vì khó mà có thể đạt được một sự hiểu biết chung. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng, Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Văn Hóa và Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Việc Đối Thoại Liên Tôn đã từng nghiên cứu về một số đề nghị của thuyết bình quyền sinh thái, trong một văn kiện của năm 2003 dưới nhan đề “Chúa Giêsu Kitô Đấng Mang Nước Hằng Sống,” (Jesus Christ Bearer of Living Water).

Những người theo thuyết bình quyền sinh thái này sẽ được hỏi là liệu họ có dám chấp nhận tính siêu việt tuyệt đối của Thiên Chúa trên tất cả mọi tạo dựng hay không, và điều kế tiếp chính là liệu họ có biết nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng không.

(H): Thưa Cha, bỏ qua những tranh cải về mặt học thuyết, Giáo Hội Công Giáo có thể làm gì để làm giảm việc thực dụng hóa người phụ nữ (marginalization of woman), vốn bị những người theo thuyết bình quyền cực lực bác bỏ, thậm chí ngay cả với những người dung hòa nhất cũng vậy?

(T): Thưa, đã có Sách Sáng Thế, với sự thông thái của Thiên Chúa, được tiên đoán như là hình phạt của tội nguyên tổ, một người có tài biện chứng với thành kiến về giới tính sẽ dẫn đến việc cực lực chống đối lại người phụ nữ. Thật không thể chối cải được rằng người phụ nữ đã bị thực dụng hóa ngay cả trong những nền văn hóa của Kitô Giáo của chính họ.

Giáo Hội đã không ngừng tích cực cải tiến lại tình huống đó, và rao giảng về giới răn của tình yêu thương bằng hữu. Từng bước, từng bước một, nạn nô lệ bị loại bỏ đi, sự bóc lột cũng được loại bỏ đi, những luật lệ về chiến tranh cũng được giảm nhẹ đi, những mối quan hệ về lao động được điều chỉnh lại, để cải thiện đáng kể điều kiện của những người phụ nữ, mà không phải tạo ra những cuộc tranh chấp chính nào cả.

(H): Thưa Cha, tuy nhiên những người theo thuyết bình quyền than phiền rằng Giáo Hội không cổ võ người phụ nữ, bởi vì Giáo Hội loại bỏ người phụ nữ ra khỏi các cơ cấu chính của Giáo Hội?

(T): Thưa, bóng tối của chủ nghĩa Marxist vẫn còn tồn tại mãi cho đến bây giờ. Mặc đầu Bức Màn Sắt (Iron Curtain) đã bị sụp đổ, thế nhưng, rất nhiều khuynh hướng tiếp cận biện chứng vẫn còn tồn tại đâu đó. Vì lý do này, sẽ rất khó cho họ để họ có thể hiểu được Giáo Hội đang lấp dần sự bất công, và chú trọng vào sự bình đẵng.

Nhắc lại điều nay không chỉ ám chỉ đến một sự trở lại của một đẳng cấp xã hội thời sơ khai, mà trái lại, nó ám chỉ đến mầu nhiệm sâu sa của Giáo Hội.

Giáo Hội là do Chúa Kitô thành lập ra. Do thế, việc Giáo Hội giống như là một vị hiền thê, “vận trang phục như một cô dâu để đón chào chú rể,” như Sách Mạc Khải cho biết là vì vậy. Truyền thống của Dòng Phaolô cũng lặp lại điều đó. Chúa Kitô chính là chú rể của Giáo Hội, bởi vì Ngài làm cho Giáo Hội được trổ hoa kết trái bằng chính dòng máu của Ngài.

Do đó, những ai tham dự vào việc cử hành các phép bí tích của vị tư tế Chúa Kitô phải là nam giới. Họ chính là sự kế tục về mặt bí tích của chức linh mục, và cũng cùng chung một lý do đó, họ cũng còn là những chú rể của Giáo Hội.

(H): Thưa Cha, một trong những mối bận tâm của thần học bình quyền chính là về hình ảnh của Thiên Chúa và dấu vết của hình ảnh đó trong mỗi một bản thể con người.

(T): Thưa, sự thật mà nói, Thiên Chúa chính là mẫu gương của tất cả mọi taọ vật tồn tại. Mỗi một người phụ nữ chính là hình ảnh của Thiên Chúa, bởi vì cô ta chính là người phụ nữ; mỗi một người nam đều là hình ảnh của Thiên Chúa, vì lẽ, anh ta chính là nam giới, mỗi một thiên thần cũng là hình ảnh của Thiên Chúa, bởi vì thiên thần chính là một thần linh đích thực.

Thiên Chúa trên tất cả mọi điều kiện về giới tính. Qua việc tạo dựng, Ngài chính là nguyên nhân của chính sự khác biệt về giới tính. Đó là lý do tại sao mà Ngài chẳng phải là nam, hay nữ lẫn thiên thần. Ủy Ban về Thần Học Quốc Tế đã nói về tất cả những điều trên vào năm ngoái rồi.

(H): Thưa Cha, tuy nhiên, ngôn ngữ tôn giáo thì “không có đề cập gì cả” đến nữ giới, khi nói rằng Thiên Chúa chính là Cha. Liệu Cha có nghĩ là điều này có thể thay đổi không?

(T): Thưa, chủ đề này vượt khỏi mọi khả năng phân tích của thần học. Tôi không biết là liệu có một ngôn ngữ nào mà nữ giới được đề cập đến và nam giới bị loại trừ đi hay không. Và cho dẫu nếu có, thì rõ ràng khả năng đó chẳng phải là phi lý.

Tuy nhiên, ít ra là trong thế giới Phương Tây, hầu hết trong các ngôn ngữ, những từ ngữ số nhiều thường dùng cách hiện thể của nam giới khi vấn đề đó có liên quan đến một nhóm những cá nhân không cùng giới tính, ngoại trừ một số trường hợp hi hữu, đặc biệt, chẳng hạn như từ “Mensch” trong tiếng Đức chẳng hạn. Một cách thiết kế nhân tạo mới về những cách diễn đạt mới chỉ làm cho việc giao tiếp của con người càng trở nên phức tạp hơn mà thôi, kể cả việc giao tiếp về mặt thần học.

(H): Thưa Cha, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đặt ra một cụm từ là “sự thông thái của nữ giới” (feminine genius). Liệu Cha có nghĩ là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ đóng góp thêm vào cách diễn tả này không?

(T): Thưa, tôi mạo muội đề nghị mọi người hãy đọc một văn bản mà không ai biết được là nó có tầm quan trọng, chính là văn thư đề ngày 31 tháng 5 năm 2004, được ký bởi Đức Hồng Y Ratzinger, gởi cho tất cả các Đức Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo, về Sự Hợp Tác Giữa Người Nam và Người Nữ trong Giáo Hội và Trên Thế Giới.

Thì văn bản đó ám chỉ ra một vài giả thuyết về triều đại Giáo Hoàng của Ngài trong những năm sắp đến. Và dĩ nhiên, cũng đừng quên về "Mulieris Dignitatem," của Ngài vào năm 1988, hay “Lá Thư Gởi Cho Giới Phụ Nữ," vào năm 1995.